Pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành quy định về hình phạt tù có thời hạn

Một phần của tài liệu Hình phạt tù có thời hạn trong luật hình sự việt nam lý luận và thực tiễn (Trang 40 - 45)

CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ CHẾ ĐỊNH HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN

2.1. Pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành quy định về hình phạt tù có thời hạn

2.1.1. Tổng quan quy định về hình phạt tù có thời hạn trong phần các tội phạm

Trong phần chế tài của các tội phạm cụ thể được quy định từ chương XI đến chương XXIV BLHS, theo thống kê của tác giả HPTCTH được quy định trong hầu hết các khung quy định về hình phạt chính. Các khung này tác giả đã liệt kê đầy đủ ở phụ lục 1, trong đó loại hình phạt này chiếm 690/696 khung hình phạt chính, chiếm tỷ lệ 99,14%, có 53 điều trên tổng số 275 điều chỉ quy định duy nhất hình phạt này làm hình phạt chính. Điều này dẫn đến tâm lí cho rằng HPTCTH là loại hình phạt mang lại hiệu quả lớn, nên trên thực tế Tòa án thường ưu tiên áp dụng loại hình phạt này cho người phạm tội, mặc dù có sự lựa chọn với các loại hình phạt khác trong hệ thống hình phạt chính. Dựa vào thống kê tại phụ lục 2, ta có thể thấy số khung hình phạt có quy định lựa chọn chế tài tù có thời hạn và các loại hình phạt khác là không cao, có đến 449/696 khung chỉ quy định loại hình phạt này làm hình phạt chính, chiếm tỷ lệ 64,51%. Trong 14 chương quy định về tội phạm cụ thể, ta thấy nhà làm luật quy định một số chương có sự lựa chọn giữa các loại hình phạt khi QĐHP cho người phạm tội, ví dụ: chương XIII – các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân chỉ có 5/16 khung; chương XV – các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình chỉ có 1/8 khung; chương XVII – các tội phạm về môi trường chỉ có 15/27 khung. Tuy nhiên, thực tế thì Tòa án thường áp dụng hình phạt tù có thời hạn hơn các loại hình phạt khác trong nhóm tội này.

Theo đánh giá của tác giả, quy định về loại hình phạt này trong phần chế tài của các tội phạm cụ thể như hiện nay không còn hợp lí. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta theo xu hướng giảm dần áp dụng hình phạt tù, tăng các hình phạt không tước tự do, điều này đã được thể hiện tại Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Tuy nhiên, với tỷ lệ quy định về hình phạt tù trong BLHS hiện hành tạo ra ưu thế so với các hình phạt không tước tự do như cảnh cáo, CTKGG, phạt tiền. Nhìn

GVHD: Th.S MAI KHẮC PHÚC SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY vào phụ lục 4 và 5 thống kê về kết quả xét xử sơ thẩm của TAND Tỉnh Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh, ta thấy tỷ lệ áp dụng các loại hình phạt KTTD là không nhiều, hệ quả dẫn đến Nhà nước phải đối mặt với nhiều áp lực như: áp lực quá tải trại giam, cơ sở vật chất kĩ thuật cũng như thiếu nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động thi hành án…. Muốn thực hiện được chủ trương của Đảng và Nhà nước như trên thì đòi hỏi phải có sự thay đổi từ chính quy định của luật, để tác động đến các chủ thể có thẩm quyền có liên quan.

2.1.2. Đánh giá quy định HPTCTH ở một số chương trong phần các tội phạm.

- Hình phạt tù có thời hạn trong nhóm tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình

Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình là: “những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm hành sự và đạt độ tuổi luật định thực hiện, xâm phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam” [15-tr.217]. Nhóm tội này được quy định tại Chương XV, gồm 7 tội từ Điều 146 đến Điều 152 BLHS.

HPTCTH được quy định trong tất cả các tội phạm cụ thể, trong đó tội loạn luân Điều 150 chỉ quy định loại hình phạt này làm hình phạt chính, còn các tội khác có sự lựa chọn giữa các loại hình phạt khác là: cảnh cáo, CTKGG. Tuy nhiên, mức tù trong nhóm tội này tương ứng với loại tội ít nghiêm trọng, mức tù cao nhất là 3 năm, chỉ có Điều 150 BLHS là quy định mức 5 năm. Mặc dù luật quy định như vậy, nhưng trên thực tế số lượng tội phạm thuộc nhóm này bị đưa ra xét xử là rất ít. Theo thống kê của TAND TP. Hồ Chí Minh thì từ năm 2010 đến năm 2013 chỉ xét xử một vụ duy nhất với một bị cáo với mức án 3 năm trở xuống. Theo đánh giá của tác giả, quy định về hình phạt tù có thời hạn trong nhóm tội này chưa hợp lí. Một số tội phạm quy định loại hình phạt này là không cần thiết. Ví dụ, tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng tại Điều 147 BLHS có quy định mức tù ở khung cơ bản là phạt tù từ ba tháng đến một năm. Xét về mặt khách quan, việc chứng minh “chung sống như vợ chồng” trên thực tế rất khó khăn, trong khi đó lại đòi hỏi phải “gây hậu quả

GVHD: Th.S MAI KHẮC PHÚC SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY nghiêm trọng” hoặc bị xử lí hành chính. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì với mức tù ba tháng đến một năm là hoàn toàn không hợp lí, không tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình tại Điều 151 BLHS có mức phạt tù từ ba tháng đến ba năm, hành vi phạm tội này không chỉ vi phạm pháp luật hình sự mà nó còn vi phạm đạo đức, thuần phong mĩ tục Việt Nam, cần quy định chế tài nghiêm khắc hơn để răn đe các đối tượng, bảo vệ những đối tượng yếu thế, không tự bảo vệ được bản thân. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng tại Điều 152 có mức phạt tù từ ba tháng đến hai năm, theo tác giả không cần thiết quy định loại hình phạt này trong chế tài. Bởi vì, tâm lí Tòa án thường áp dụng hình phạt tù khi luật cho phép, nếu áp dụng trong trường hợp này thì rõ ràng hiệu quả về mặt xã hội không đạt được. Nếu người phạm tội lĩnh án tù, thì ai sẽ là người làm việc để cấp dưỡng cho đối tượng phải cấp dưỡng, có thể phát sinh thêm nhiều hậu quả nguy hiểm hơn. Nên áp dụng các hình phạt khác cho tội phạm này, tạo điều kiện cho họ làm việc để nuôi sống bản thân cũng như cấp dưỡng cho đối tượng có quyền lợi.

- Hình phạt tù có thời hạn trong nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

Các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế là “những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, xâm phạm đến các quan hệ xã hội thể hiện trật tự quản lý kinh tế Nhà nước, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và của công dân” [15-tr.246]. Nhóm tội này được quy định tại Chương XVI, gồm 29 điều từ Điều 153 đến Điều 181c BLHS.

Riêng đối với HPTCTH được quy định trong phần chế tài của hầu hết các tội phạm trong nhóm này, theo thống kê tại phụ lục 1 có đến 80/85 khung có quy định loại hình phạt này, ngoại trừ khoản 1 Điều 159, Điều 161, khoản 1 Điều 163, khoản 1 Điều 170a và Điều 171 BLHS, có đến 51/85 khung chỉ quy định HPTCTH. Theo đó, mức phạt tù thấp nhất là ba tháng, mức cao nhất là hai mươi năm, mức tù hai

GVHD: Th.S MAI KHẮC PHÚC SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY mươi năm được áp dụng hạn chế hơn so với một số nhóm tội khác như tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc nhóm tội xâm phạm sở hữu, trong số 29 điều luật quy định các tội phạm cụ thể của nhóm này, chỉ có 6 điều luật có quy định với mức phạt này là: khoản 4 Điều 153, khoản 3 Điều 157, khoản 4 Điều 157, khoản 3 Điều 165, khoản 3 Điều 179, khoản 3 Điều 180, khoản 3 Điều 181 BLHS.

Theo tác giả, quy định tù có thời hạn trong nhóm tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế như hiện nay là không hợp lí. Xuất phát từ tính chất của tội phạm này là nhằm mục đích thu lợi nhuận bất chính, muốn triệt tiêu tội phạm thì phải đánh mạnh vào tâm lí của người phạm tội, nếu lợi nhuận thu được mà nhỏ hơn nhiều so với số tiền bị nộp phạt, kèm theo cả án tích thì khả năng dẫn đến việc phạm tội sẽ giảm bớt so với việc áp dụng HPTCTH trong trường hợp này. Hơn nữa, việc quy định loại hình phạt này quá nhiều dẫn đến tâm lí chạy án, chạy trại giam…, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các chủ thể và cơ quan có thẩm quyền. Hiện nay, tội phạm về kinh tế đang ngày càng gia tăng với phương thức và thủ đoạn nguy hiểm và khó phát hiện hơn. Theo thống kê của TAND TP. Hồ Chí Minh: năm 2010 Tòa án đã xét xử 68 vụ với 144 bị cáo, trong đó chỉ có 3 lượt áp dụng hình phạt CTKGG, còn lại áp dụng HPTCTH hoặc cho hưởng án treo; năm 2011 Tòa án đã xét xử 68 vụ với 139 bị cáo, trong đó chỉ có 4 lượt áp dụng hình phạt tiền, 1 lượt áp dụng CTKGG, 3 lượt áp dụng tù chung thân, còn lại áp dụng HPTCTH hoặc cho hưởng án treo; năm 2012, Tòa án đã xét xử 109 vụ với 194 bị cáo, trong đó áp dụng 1 lượt cảnh cáo, 20 lượt phạt tiền, 5 lượt CTKGG, còn lại áp dụng HPTCTH hoặc cho hưởng án treo; năm 2013, Tòa án đã xét xử 122 vụ với 180 bị cáo, trong đó áp dụng 20 lượt phạt tiền, 13 lượt CTKGG, còn lại áp dụng HPTCTH hoặc án treo.

Nếu áp dụng HPTCTH nhiều như vậy sẽ dẫn đến áp lực quá tải trại giam, công tác cải tạo, giáo dục khó đạt hiệu quả như mong muốn.

- Hình phạt tù có thời hạn trong nhóm tội phạm về môi trường

GVHD: Th.S MAI KHẮC PHÚC SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY Tội phạm về môi trường là “hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, xâm phạm sự bền vững và ổn định của môi trường cũng như các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường” [15-tr.339]. Tội phạm môi trường được quy định tại Chương XVII gồm 10 điều từ Điều 182 đến Điều 191a BLHS. Riêng 2 điều là Điều 183, 184 đã bị bãi bỏ theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009.

Riêng về HPTCTH, chiếm tỷ lệ tuyệt đối 27/27 khung quy định hình phạt chính, trong đó có 15/27 khung chỉ quy định duy nhất loại hình phạt này. Xuất phát từ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội, các tội phạm này ở mức tội phạm rất nghiêm trọng, bởi mức hình phạt cao nhất chỉ đến mười lăm năm tù. Trong đó, mức tù thấp nhất là sáu tháng, chỉ có một khung hình phạt duy nhất là khoản 3 Điều 189 BLHS quy định mức tù mười lăm năm và một khung tại khoản 2 Điều 186 BLHS quy định tù mười hai năm. Có 7 khung quy định mức tù cao nhất là 10 năm: khoản 2 Điều 182, khoản 3 Điều 182a, khoản 3 Điều 182b, khoản 3 Điều 185, khoản 2 Điều 189, khoản 3 Điều 191, khoản 2 Điều 191a.

Theo thống kê của TAND TP. Hồ Chí Minh, những năm gần đây số lượng tội phạm được xét xử rất ít: năm 2010- xét xử 2 vụ với 3 bị cáo, trong đó áp dụng 3 lượt hình phạt tù dưới 3 năm nhưng lại cho hưởng án treo 2 trường hợp; năm 2011- xét xử 3 vụ với 4 bị cáo, trong đó áp dụng 4 lượt tù dưới 3 năm nhưng cho hưởng án treo 2 trường hợp; năm 2012- xét xử 3 vụ với 6 bị cáo, trong đó áp dụng 6 lượt tù dưới 3 năm nhưng cho hưởng án treo 4 trường hợp; năm 2013 không xét xử vụ nào. Như vậy, mặc dù nhà làm luật quy định 3 loại chế tài là: TCTH; CTKGG;

Phạt tiền cho nhóm tội phạm môi trường, nhưng thực tế cho thấy, hình phạt TCTH vẫn là lựa chọn ưu tiên của Tòa án. Theo tác giả, việc quy định HPTCTH trong nhóm tội này là hoàn toàn không cần thiết, không đạt được hiệu quả chung của hình phạt, trong khi các vấn đề về môi trường cũng không được giải quyết. Theo thống kê trên thì các vụ được xét xử là những tội ít nghiêm trọng, có mức độ nguy hiểm không cao, thay vì áp dụng hình phạt tù có thể áp dụng hình phạt khác như

GVHD: Th.S MAI KHẮC PHÚC SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY phạt tiền. Điều này, có thể giúp khắc phục, tái tạo lại môi trường, đồng thời đánh mạnh vào túi tiền của người phạm tội thì sẽ giúp răn đe họ không tái phạm nữa, cũng như làm gương cho những đối tượng khác.

.

Một phần của tài liệu Hình phạt tù có thời hạn trong luật hình sự việt nam lý luận và thực tiễn (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)