CHƯƠNG III: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CỦA HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN
3.2. Các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng của
Mặc dù còn tồn tại một số bất cập, tuy nhiên không thể phủ định hiệu quả của HPTCTH trong công tác đấu tranh và phòng chống tội phạm. Vì vậy, cần phải có những định hướng hoàn thiện các quy định của luật để nó thực sự phát huy hiệu quả, nhất là trong giai đoạn hiện nay, sau 14 năm thi hành các quy định của BLHS trong đó có các quy định về HPTCTH đang bộc lộ những nhược điểm, lỗi thời đòi hỏi phải thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. Sau khi nghiên cứu và đánh giá những bất cập đã được trình bày ở phần trên, tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định về HPTCTH trong pháp luật hình sự:
- Về các quy định trong BLHS và các văn bản khác có liên quan
Thứ nhất, nâng mức tối thiểu của HPTCTH lên 6 tháng, có như vậy mới đạt được hiệu quả trong việc giáo dục, cải tạo người phạm tội. Với thời hạn này trong trại giam, các cán bộ quản giáo có thể áp dụng các biện pháp cải tạo phù hợp giúp họ nhận thức được sai lầm, đủ sức răn đe, giáo dục họ. Ngoài ra, nó còn tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thi hành án phạt tù, theo đó việc bố trí nơi giam giữ, cũng như các hoạt động lao động, học tập… được đảm bảo, tạo điều kiện cho phạm nhân thi hành án thuận lợi.
Thứ hai, nâng mức tối đa của hình phạt tù áp dụng đối với người phạm tội là người chưa thành niên quy định tại Điều 74 BLHS. Cụ thể, đối với đối tượng phạm tội từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi nâng mức tối đa từ 12 năm như hiện nay quy định lên 15 năm, đối tượng phạm tội từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi từ mức tối đa 18 năm như hiện nay quy định lên 20 năm. Với những chế tài nghiêm khắc như trên có khả năng răn đe người phạm tội cũng như những đối tượng chưa thành niên có ý định phạm tội. Tuy nhiên, cũng cần đặt ra những căn cứ, điều kiện cụ thể để quyết định hình phạt trong những trường hợp này đảm bảo hình phạt tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi nhưng cũng phù hợp với nguyên tắc nhân đạo của Nhà nước.
GVHD: Th.S MAI KHẮC PHÚC SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY Thứ ba, rút ngắn khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa trong một khung hình phạt, điều này sẽ tạo thuận lợi cho các HĐXX khi quyết định hình phạt được đúng đắn, thống nhất, đảm bảo quyền, lợi ích của người phạm tội. Đồng thời, giảm thiểu được các tiêu cực có thể xảy ra như hối lộ, lạm quyền… của một số cán bộ, công chức có thẩm quyền.
Thứ tư, BLHS cần quy định thống nhất trật tự sắp xếp các khung trong một điều luật quy định về tội phạm cụ thể, nên sắp xếp theo trật tự từ khung cơ bản đến khung tăng nặng để có thể áp dụng quy định tại Điều 47 BLHS – quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS. Như Điều 93 BLHS nên xếp khoản 2 xuống khoản 1; Điều 111 và Điều 113 nên xếp khoản 4 xuống khoản 3.
Thứ năm, xem xét hạn chế quy định HPTCTH trong chế tài. Bởi lẽ, trong trường hợp ở một số tội phạm ít nghiệm trọng, đặc điểm nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì việc áp dụng hình phạt tù đối với những đối tượng phạm tội này hoàn toàn không cần thiết, việc áp dụng các loại hình phạt KTTD như cảnh cáo, phạt tiền, CTKGG sẽ đạt hiệu quả cao hơn, Nhà nước sẽ giảm được gánh nặng về trại giam cũng như các chi phí cho công tác THA phạt tù. Điều này hoàn toàn phù hợp với nội dung của Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020: “ giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm…”. Tác giả kiến nghị đối với những tội phạm ít nguy hiểm có mức phạt tù là ba tháng thì nên áp dụng các loại hình phạt khác có tính chất KTTD: cảnh cáo, phạt tiền, CTKGG. Ví dụ, nên bỏ hình phạt tù đối với một số tội trong nhóm tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình như: tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng tại Điều 152 BLHS, tạo cơ hội cho người phạm tội cơ hội để làm việc tạo thu nhập để nuôi sống bản thân và thực hiện nghĩa vụ của họ; bỏ hình phạt tù đối với tội vi phạm chế độ một vợ một chồng tại Điều 147 BLHS, bởi tính chất của hành vi này không nguy hiểm lớn đến xã hội, có thể áp dụng các hình phạt không tước tự do khác. Đối với nhóm tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế, vì động cơ phạm tội chính của họ là tài chính, cho nên
GVHD: Th.S MAI KHẮC PHÚC SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY đánh mạnh vào tài chính của họ sẽ hợp lí hơn là buộc họ chấp hành án tù. Hình phạt trong nhóm tội này thường là TCTH và phạt tiền, tuy nhiên thực tế người phạm tội bị áp dụng án tù hơn là phạt tiền với tư cách là hình phạt chính. Phạt tiền với tư cách là hình phạt bổ sung thì mức tiền phạt lại quá thấp, dẫn đến tâm lí coi thường pháp luật của các đối tượng. Điều này vô tình dẫn đến hoạt động chạy án trở nên phổ biến, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước. Do vậy, tác giả kiến nghị nên loại bỏ HPTCTH ở một số tội phạm trong nhóm tội này, áp dụng hình phạt chính là phạt tiền để triệt tiêu nguồn gốc phạm tội. Ngoài ra, đối với tội phạm môi trường cũng tương tự, nên áp dụng hình phạt chính là phạt tiền để làm ngân sách Nhà nước phục vụ cho hoạt động phục hồi và bảo vệ môi trường, tái tạo cân bằng các yếu tố tự nhiên, đảm bảo cho con người được sống trong một môi trường lành lạnh. Áp dụng HPTCTH trong nhóm tội này không thể phục hồi được môi trường, lại tăng thêm những mối lo cho Nhà nước mà mục đích hình phạt đạt được lại không cao.
Thứ sáu, nên đánh giá lại tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, tính chất quan trọng của khách thể được luật hình sự bảo vệ để từ đó đưa ra mức tù hợp lí hơn, đủ nghiêm khắc để răn đe, giáo dục, cải tạo người phạm tội. Tác giả nhận thấy nên giảm nhẹ hình phạt ở những tội có lỗi vô ý, tăng nặng mức phạt tù ở một số tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm TM, SK, NP, DD của người khác, ví dụ như tội đe dọa giết người - Điều 103 BLHS nên tăng mức hình phạt ở khung cơ bản từ ba tháng đến ba năm lên sáu tháng đến năm năm; tội hành hạ người khác - Điều 110 BLHS nên tăng mức hình phạt ở khung cơ bản từ ba tháng đến hai năm lên mức từ 6 tháng đến năm năm. Tăng nặng mức hình phạt ở khung cơ bản đối với tội quy định ở Điều 151 từ mức ba tháng đến ba năm lên 6 tháng đến 5 năm. Tăng nặng mức phạt tù đối với nhóm tội tham nhũng, bởi lẽ chủ thể phạm tội là chủ thể đặc biệt – là những người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước. Họ là những người có học thức cao, là cánh tay đắc lực của nhà nước phục vụ cho nhân dân, đáng lẽ họ phải là những đối tượng gương mẫu, chấp hành nghiêm chỉnh các quy
GVHD: Th.S MAI KHẮC PHÚC SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY định của pháp luật, tận tụy với công việc nhưng họ lại tha hóa về mặt đạo đức, phạm tội có thủ đoạn và phương thức xảo quyệt, gây thiệt hại cho nhà nước hàng chục tỷ đồng, gây lũng đoạn bộ máy công quyền. Vì vậy, đối với các tội tham nhũng như tham ô, lạm dụng chức vụ quyền hạn nhằm chiếm đoạt tài sản… nên tăng nặng mức phạt tù ở khung cơ bản, đồng thời áp dụng hình phạt bổ sung khác như phạt tiền, tịch thu toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ quyền hạn… để làm gương cho những cán bộ, công chức đang đảm nhiệm các chức vụ khác nhau trong hệ thống công quyền.
Thứ bảy, do HPTCTH được áp dụng trong hầu hết các chế tài của tội phạm cụ thể, dẫn đến việc áp dụng tràn lan và không thống nhất, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người phạm tội. Do vậy, cần quy định cụ thể các điều kiện, yêu cầu và các tiêu chuẩn để thống nhất việc áp dụng HPTCTH.
- Đối với công tác thi hành án phạt tù
Thứ nhất, nên nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên THA.
Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như chú trọng tổ chức các cuộc hội thảo trong nước hoặc phối hợp với các nước bạn để trao đổi kinh nghiệm, rút ra được những bài học cần thiết cho công tác THA phạt tù hiệu quả hơn.
Thứ hai, nên đầu tư cơ sở vật chất, kĩ thuật, trang thiết bị ở các trại giam, để đáp ứng những yêu cầu cần thiết phục vụ cho công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội.
Có thêm nhiều chính sách để hỗ trợ cho người phạm tội đang chấp hành án, kèm theo các chế độ khen thưởng, kỉ luật hợp lí để tạo cho người phạm tội có động lực để thực hiện các quy định của trại giam, sớm mãn hạn tù trở về với gia đình và xã hội.
Thứ ba, cần phải phân hóa trại giam, phân hóa người chấp hành án theo các tiêu chí như giới tính, độ tuổi, sức khỏe, tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm, nhân thân người phạm tội… để từ đó có những phương pháp giáo dục, lao động
GVHD: Th.S MAI KHẮC PHÚC SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY thích hợp. Đảm bảo các điều kiện tối thiểu về ăn, ở, mặc, vui chơi, giải trí, thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước, đảm bảo một số quyền cơ bản của con người.
- Đối với công tác đấu tranh phòng chống tội phạm
Thứ nhất, nên triệt tiêu những nguồn gốc dẫn đến việc phạm tội, như: nâng cao dân trí, phát triển kinh tế, xóa mù chữ, tạo ra nhiều công ăn việc làm, loại bỏ các tệ nạn xã hội, xóa bỏ những thành kiến đối với những đối tượng phạm tội sau khi được ra tù, tạo điều kiện cho họ tái hòa nhập cộng động. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của quần chúng nhân dân, đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động phòng, chống tội phạm, có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức và toàn xã hội trong hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đây là những điều kiện để thiết lập trật tự kỉ cương của xã hội, tiến đến xã hội xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, đảm bảo cho hoạt động khiếu nại, tố cáo của người dân. Từ đó, phát hiện ra được những hành vi có dấu hiệu phạm tội để điều tra xử lí. Tại mỗi cơ quan, tổ chức nên có một hòm thư mật, vì một số người sợ bị trả thù không dám trình báo cho cơ quan chức năng về hành vi phạm tội của một số đối tượng nên dẫn đến bỏ lọt tội phạm, tuy nhiên cũng cần quy định cụ thể để tránh một số đối tượng xấu lợi dụng cơ hội để hãm hại người bình thường, ảnh hưởng đến danh dự, uy tín cũng như cuộc sống của họ.
Thứ ba, cần quản lí chặt chẽ an ninh trật tự, tình hình phạm tội trên mỗi địa bàn dân cư để có hướng xử lí cụ thể. Nếu quản lí tốt an ninh khu vực thì tội phạm sẽ giảm đi đáng kể, nhân dân được sống trong môi trường an toàn, ngược lại thì gây tác động đến nhiều lĩnh vực như kinh tế kém phát triển hơn, người dân luôn trong tâm lí lo lắng, sợ hãi vì môi trường sống không an toàn.
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập phát triển kinh tế cùng với thế giới, phấn đấu đưa nước ta lên tầm cao mới, mang lại cho nhân dân một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để làm được như vậy đòi hỏi chúng ta phải có những thay đổi trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như:
kinh tế, chính trị, giáo dục…, đặc biệt trong đó có pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng. Hình phạt là một bộ phận không thể thiếu của pháp luật hình sự, là công cụ để nhằm mục đích trừng trị, giáo dục và cải tạo người phạm tội…, vì vậy để đáp ứng những yêu cầu chung của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm thì đòi hỏi phải ngày càng hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự trong đó có hình phạt nói chung và hình phạt tù có thời hạn nói riêng.
Thông qua nội dung khóa luận, tác giả đã phần nào đó khái quát được những nội dung chủ yếu của hình phạt tù có thời hạn để thầy cô và các bạn có được cái nhìn tổng thể về chế định này khi nghiên cứu và có thể đánh giá đúng đắn về chế định này, góp phần hoàn thiện thêm quy định của pháp luật có liện quan. Hình phạt tù có thời hạn là một loại hình phạt có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống hình phạt, thể hiện được nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại hình phạt khác, là một công cụ đắc lực trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, cũng như công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội, đủ nghiêm khắc để người phạm tội nhận thức được lỗi lầm, tự răn đe bản thân về những hành vi vi phạm pháp luật hình sự của họ. Với hình phạt này, người phạm tội còn có cơ hội để trở về với gia đình và xã hội, làm lại cuộc đời, trở thành những công dân có ích, góp phần vào phát triển sự nghiệp chung của đất nước. Bên cạnh đó, những quy định của pháp luật liên quan đến chế định này luôn thể hiện xuyên suốt tư tưởng nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước, như: quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS, án treo, miễn, giảm chấp hành hình phạt tù, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù….
Mặc dù hình phạt tù có thời hạn có nhiều ưu điểm, được áp dụng nhiều trong thực tiễn, tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay các quy phạm pháp luật quy định về chế định này cũng như việc thi hành trên thực tế đang gặp nhiều bất cập, không phù hợp với tình hình thực tế cũng như đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Do vậy, đòi hỏi thay đổi là vô cùng cần thiết, tuy nhiên thay đổi như thế nào mới là quan trọng,
chủ thể có liên quan, gián tiếp tác động đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và hiệu quả hình phạt tù có thời hạn nói riêng. Tác giả thực hiện khóa luận này với mong muốn nghiên cứu để hiểu sâu sắc hơn các quy định của pháp luật liên quan vấn đề này, để từ đó tìm hiểu được những ưu điểm, bất cập của hình phạt tù có thời hạn để từ đó đưa ra được kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này, để nó thực sự phát huy được những hiệu quả vốn có. Đồng thời, là với tư cách là một sinh viên năm cuối khoa luật hình sự trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, trước khi ra trường để công tác trong những cơ quan Nhà nước, hoặc các doanh nghiệp tư nhân…, tác giả mong muốn củng cố lại một phần kiến thức, với hi vọng có thể vận dụng những kiến thức đã tích lũy được trong suốt quá trình học vào thực tiễn cuộc sống, cũng như có thể tư vấn cho gia đình, bạn bè các kiến thức có liên quan.
Do kiến thức còn có hạn, cũng như những khó khăn trong suốt quá trình thực hiện đề tài nên khóa luận không tránh khỏi những sai sót, vì vậy tác giả mong muốn thầy cô và các bạn sẽ đóng góp ý kiến để bản thân tác giả hoàn thiện vốn kiến thức cũng như làm kinh nghiệm cho các thế hệ sinh viên tiếp theo. Đồng thời, tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn – thầy Mai Khắc Phúc đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình làm khóa luận. Tác giả xin chân thành cám ơn!.