CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ CHẾ ĐỊNH HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN
2.2. Các quy định chung về hình phạt tù có thời hạn
2.2.2. Quyết định hình phạt tù có thời hạn
Trong giai đoạn xét xử, sau khi đã xác minh đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm: khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan, chủ thể, HĐXX sẽ thực hiện công việc tiếp theo là QĐHP, bao gồm: Xác định khung hình phạt, loại và mức hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội. Về căn cứ và điều kiện khi QĐHP tù có thời hạn, tác giả đã phân tích cụ thể trong mục 1.2.3, do vậy trong phần này tác giả không đề cập lại, mà xin đi vào nghiên cứu các quy định cụ thể về QĐHP tù có thời hạn.
GVHD: Th.S MAI KHẮC PHÚC SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY - Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật (Điều 47 BLHS)
Hai điều kiện để áp dụng trường hợp này: Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 BLHS, thứ nhất người phạm tội phải có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 Điều 46 BLHS, thứ hai khi chưa áp dụng các tình tiết giảm nhẹ thì TNHS đối với hành vi phạm tội tương ứng đã ở mức thấp nhất của khung hình phạt. Một điều cần lưu ý ở điều kiện thứ nhất, đối với những tình tiết giảm nhẹ khác do Tòa án quyết định được ghi trong bản án quy định tại khoản 2 Điều 46 BLHS sẽ không được xét để áp dụng hình phạt nhẹ hơn. Ngoại lệ cho trường hợp này được hướng dẫn cụ thể tại công văn số 148/2002/TANDTC ngày 30/9/2002 về việc hướng dẫn áp dụng Điều 46, Điều 47 BLHS, theo đó “đối với những hành vi phạm tội được thực hiện trước 0 giờ 00 ngày 01/7/2000 mà sau thời điểm này mới xét xử thì Tòa án vẫn có thể QĐHP dưới mức thấp nhất mà điều luật đã quy định khi có hai tình tiết giảm nhẹ trở lên mà trong đó chỉ có một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 38 BLHS 1985 hoặc khoản 1 Điều 46 BLHS 1999”. Đây là thời điểm chuyển giao khi BLHS 1985 hết hiệu lực và BLHS 1999 có hiệu lực, do vậy để đảm bảo quyền lợi của người phạm tội, thì hướng dẫn trên của công văn là hoàn toàn hợp lí.
Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật. Đối với HPTCTH, mặc dù luật không quy định cụ thể, nhưng thông qua Điều 33 BLHS ta gián tiếp hiểu rằng nhà làm luật mặc định thời hạn tối thiểu khi Tòa án quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật nhưng cũng không được dưới ba tháng tù. Hình phạt nhẹ hơn sẽ dựa vào thang bậc theo tính chất và mức độ nghiêm khắc được quy định trong luật.
- Quyết định hình phạt tù có thời hạn trong trường hợp phạm nhiều tội (Điều 50 BLHS)
Phạm nhiều tội là trường hợp người phạm tội đã phạm nhiều tội khác nhau được quy định trong BLHS, mà những tội này chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS, chưa bị kết án lần nào, nay bị Tòa án đưa ra xét xử cùng một lần.
GVHD: Th.S MAI KHẮC PHÚC SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY Theo quy định tại Điều 50 BLHS, trường hợp người phạm tội phạm nhiều tội và bị Tòa án áp dụng hình phạt tù có thời hạn thì Tòa án sẽ QĐHP đối với từng tội, sau đó sẽ tổng hợp hình phạt. Từ quy định này, trong khoa học pháp lý nước ta đã rút ra được phương pháp tổng hợp hình phạt cho loại hình phạt này là phương pháp cộng hình phạt. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp hình phạt được tuyên cho từng tội là cùng loại với nhau, như cùng là CTKGG hoặc TCTH hoặc trường hợp hình phạt được tuyên là CTKGG và TCTH. Trường hợp hình phạt là cùng loại thì có thể cộng một phần hoặc toàn bộ. Theo điểm a khoản 1 Điều 50 BLHS khi cộng HPTCTH mức tối đa không được vượt quá 30 năm tù giam. Trường hợp hình phạt được tuyên là CTKGG và TCTH thì hình phạt CTKGG sẽ được chuyển đổi thành hình phạt tù, cứ ba ngày CTKGG sẽ bằng một ngày tù, sau đó tổng hợp lại và mức tù tối đa cũng không được vượt quá 30 năm.
- Quyết định hình phạt trong trường hợp CBPT và PTCĐ (Điều 52 BLHS)
Chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt là hai trong số bốn giai đoạn thực hiện tội phạm, xét về mức độ nguy hiểm cho xã hội, khi người phạm tội thực hiện được đến những giai đoạn này đã thể hiện được tính chất nguy hiểm, cần phải được ngăn ngừa và xử lí kịp thời. Theo Điều 17 BLHS “chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm”, thời điểm này các khách thể được pháp luật hình sự Việt Nam bảo vệ đang bị đe dọa xâm hại, căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi và khách thể bị xâm hại thì Nhà nước ta quy định chỉ áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người chuẩn bị thực hiện một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 18 BLHS định nghĩa “phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội”, thời điểm này người phạm tội đã bắt tay vào thực hiện hành vi, và việc chưa đạt được mong muốn khi thực hiện hành vi là do yếu tố bên ngoài tác động, bản thân người phạm tội không có ý định ngừng thực hiện hành vi. Mức độ nguy
GVHD: Th.S MAI KHẮC PHÚC SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY hiểm của phạm tội chưa đạt cao hơn so với chuẩn bị phạm tội, do vậy nhà làm luật quy định trường hợp này người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm chưa đạt.
Khoản 1 Điều 52 BLHS quy định với hai trường hợp này khi QĐHP phải căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cho xã hội, cũng như mong muốn thực hiện được hành vi và các yếu tố khác làm cho người phạm tội không thực hiện được tội phạm để phân hóa trách nhiệm hình sự. Khi áp dụng TCTH đối với người phạm tội chuẩn bị phạm tội, nhà làm luật giới hạn mức hình phạt tự khụng quỏ ẵ mức phạt tự mà điều luật quy định. Đối với người phạm tội chưa đạt, nếu hỡnh phạt bị ỏp dụng là tự cú thời hạn thỡ mức hỡnh phạt khụng quỏ ắ mức phạt tù mà điều luật quy định.