Đối tƣợng nhận thức trong Duy thức học

Một phần của tài liệu Nhận thức luận trong duy thức học (Trang 83 - 89)

Chương 3: NHẬN THỨC LUẬN TRONG DUY THỨC HỌC - MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN

3.3. Đối tƣợng nhận thức trong Duy thức học

Duy thức học chú trọng đến vai trò của Tâm trong quá trình nhận thức.

Nhưng hoạt động nhận thức không thể chỉ diễn ra một mình với cái tâm chủ

quan mà luôn phải có đối tượng tương ứng: “Tám thức tâm vương trong tiếp xúc với đối tượng ngoại cảnh, nếu không có tâm sở tương ứng thì tác động của tâm vương không thành vấn đề. Tám thức có đặc tính riêng và phạm vi tiếp xúc với đối tượng khác nhau” [62, tr.83]. Có nghĩa, chủ thể muốn nhận thức phải có đối tượng nhận thức tương ứng, hay còn gọi là khách thể nhận thức.

Chủ thể và đối tượng trong Duy thức học không có sự tồn tại độc lập hay tách rời mà làm nên nhau, và hết thảy đều là sự biến hiện của thức, “thức luôn luôn bao hàm chủ thể và đối tượng” [38, tr.231]. Ở đây, nhận thức luôn là một tương quan xác định, mối tương quan sinh thành của chủ thể với đối tượng ngay trong hoạt động nhận thức, vì thế sẽ không có chủ thể nếu không có đối tượng và ngược lại. Như Edgar Morin nhận định: “đối tượng chỉ có được trong mối quan hệ với chủ thể… và chủ thể cũng chỉ có được trong mối quan hệ với môi trường khách quan”, “chủ thể và đối tượng là bất khả phân”

[67, tr.60-61].

Trong Duy thức học, khách thể nhận thức được chia thành ba nhóm, gọi là Tam cảnh. Trong đó, cảnh là cảnh giới, thuộc đối tượng nhận thức của giác quan và của Tâm thức. Tam cảnh gồm: “Tánh cảnh18, Đới chất cảnh và Độc ảnh cảnh” [65, tr. 306]. Ba cảnh này còn được gọi là Tướng phần (khách thể nhận thức), trong tương quan với Kiến phần (chủ thể nhận thức). Trong đó, Kiến phần chỉ có thể dựa vào Tướng phần để hiểu biết sự vật.

Loại thực tại thứ nhất là thực tại trực tiếp – Tánh cảnh. “Tánh cảnh chỉ cho cảnh chân thật. Cảnh này tự giữ lấy tính chất của nó không theo tâm. Tức chỉ cho cảnh có đầy đủ thể tính và tác dụng chân thực và do chủng tử thật sinh khởi” [65, tr. 306-307], hay “Tánh cảnh hay là lĩnh vực tự thân của thực tại…

sự vật đúng trong thực tại của chúng, không bị biến dạng của chúng, không bị biến hình vì tác dụng phân biệt tỷ giảo của nhận thức con người” [39, tr.27].

18 Tánh cảnh – còn gọi là Tính cảnh

Thực tại mà Duy thức học muốn bàn đến ở đây là thực tại tự thân, nó trung thực nhất, không thể nhận thức bằng con đường suy diễn hay luận đoán.

Tác giả Thích Tâm Thiện trong tác phẩm Tâm lý học Phật giáo nhận định:

“Tự thân đỉnh Lambiang thì hoàn toàn khác so với tri giác của chúng ta về nó.

Đỉnh Lambiang trong thực tại và trong tri giác không giống nhau vì bản thân tri giác của con người thường bị méo mó và rất sai lầm” [104, tr.43].

Tính cảnh được chia thành Vô chất tính cảnh và Hữu chất tính cảnh.

Vô chất tánh cảnh là những cảnh không có thể chất chân thực, là những cảnh không có sự tồn tại ở phương diện hình chất, chúng chỉ là hình ảnh của tất cả các sự vật ở trạng thái hạt giống trong thức Alạida, là “bản thể, chứ không phải hiện tướng và hiệu dụng” [111, tr.52]. Các luận sư Duy thức học cho rằng, để nhận biết thế giới Vô chất tính cảnh thì phải dùng Vô lậu trí hay còn gọi vô phân biệt trí, tương ứng với nó là cấp độ Viên thành thật tánh19.

Hữu chất tánh cảnh là những hình ảnh có tính chất chân thực, nghĩa là chúng được tạo ra do kiến phần thức Alạida dựa vào các duyên xây dựng nên.

Vậy, Hữu chất tánh cảnh là hiện tướng trực tiếp của Vô chất tánh cảnh. Khi ý thức kết hợp năm thức có thể nhận biết được cảnh này ngay trong sát na20 đầu tiên, nghĩa là khi ý thức chưa có sự phân biệt, so lường, đánh giá về đối tượng. Vì chưa được thể hiện ra nên tất cả các hạt giống ở trạng thái này đều chân thực, không có sự sai biệt.

Loại thực tại thứ hai là thực tại gián tiếp - Đới chất cảnh. Đới chất cảnh có nghĩa là cảnh mang lại từ thực tại thật, từ thế giới Tánh cảnh. “Đới chất là bản chất kiêm đới. Nghĩa là tâm năng duyên, duyên theo cảnh sở duyên, tướng phần của nó bản chất làm chỗ nương, chứ không có tự tướng của cảnh.

Cảnh này do năng lực của tâm và cảnh hợp thành” [65, tr.307].

Đới chất cảnh là cảnh được tạo dựng trên những đối tượng có sự tồn tại

19 Viên thành thật tính – cấp độ nhận thức thứ 3 trong thuyết Tam tự tính của Duy thức học

20 Sat na – dùng để chỉ đơn vị ngắn nhất của thời gian, hay thời gian chớp nhoáng của những biến đổi

về hình chất (Hữu chất tánh cảnh), “đối tượng có một bản chất nguyên bản nhưng lại không được tri nhận đúng y như vậy” [95, tr.136]. Ở đây, Ý thức bị Mạt na thức chi phối dẫn đến nhận thức chưa đúng về sự vật, tự tánh của đối tượng bị che lấp. Ý thức tiến hành suy luận, so lường, phân biệt rồi kiến tạo nên thế giới Đới chất cảnh. Đới chất cảnh có thể là đối tượng của mọi thức, trừ thức thứ tám (Alaya). Đây là những lĩnh vực được thể hiện dưới dạng những ý tưởng. Những ý tưởng này được cấu tạo trên căn bản Hữu chất tính cảnh để làm đối tượng của thức[39, tr.28].

Như vậy, Đới chất cảnh là sản phẩm của thực tại nhưng không phải là thực tại tự thân, đây là thực tại theo quan niệm của chủ thể nhận thức; thực tại có sự tham gia của tưởng tượng, của tư duy kiến tạo, tức là có phần tham dự và chi phối của ý thức chủ thể. Nói cách khác, nó là thực tại thu được trong hình ảnh chủ quan, trong khái niệm. Thực tại này vì vậy không còn là thực, là thực tại gián tiếp hóa. Loại thực tại này cũng có thể gọi là bán hiện thực, bởi vì dù sao, nó cũng dựa trên cơ sở hiện thực khách quan.

Đới chất cảnh được chia thành Chân đới chất cảnh và Tợ đới chất cảnh.

Chân đới chất cảnh nghĩa là những hình ảnh do Tâm thức dựa vào các sự vật có mặt trong thế gian xây dựng thành đối tượng nhận thức. Ý thức dựa vào dữ liệu của năm thức trước cung cấp để xây dựng nên đối tượng nhận thức. Sản phẩm nhận thức của năm thức là năm lĩnh vực tồn tại riêng biệt, không có sự liên hệ, khi được Ý thức kết hợp, hệ thống lại trở thành một đối tượng toàn vẹn (tướng phần). Tác giả Paramartha nhận định: “Chân đới chất cảnh là cảnh tượng do kiến thức tạo nên, gồm những ý tưởng dựa trên căn bản Tánh cảnh và nhận thức thế giới (cảnh giới ta đang sống) này là thế giới tánh cảnh” [75, tr.52-53].

Tợ đới chất cảnh nghĩa là những hành ảnh do sự nhìn nhận sai lầm của con người tạo nên. Tợ đới chất cảnh khi mới nhìn thì trông giống những cảnh có tính chất chân thực nhưng nếu nhìn kỹ chúng thì hoàn toàn không phải. Tợ

đới chất cảnh là hình ảnh Ý thức dựa vào Hữu chất tánh cảnh để xây dựng hình tướng về đối tượng, nhưng hình tướng này lại có sự sai biệt đối với hiện tướng tồn tại của chúng. Ý thức kết hợp với năm thức trước để hiểu biết về sự vật, tuy nhiên khi nhận thức, nó bị Mạtna thức chi phối nên có sự chấp ngã và chấp pháp, những suy luận hay sự nhận biết của chủ thể dần mang tính chủ quan, càng xa với tự tướng của đối tượng.

Cảnh thứ ba là Độc ảnh cảnh, “độc là khác với bản chất, ảnh là bóng dáng, tức tướng phần. Nghĩa là cảnh do vọng phân biệt, nương vào Tâm năng duyên biến sinh ra, chỉ là bóng dáng chứ không có bản chất” [65, tr.307]. Độc ảnh cảnh là: “Thế giới ảnh tượng do ý thức tái thiết lại khi vắng mặt cảm giác trực tiếp, nghĩa là khi nó hoạt động độc lập vượt qua ảnh hưởng cộng tác của năm thức đầu” [39, tr.29]. Đây là những hình ảnh, biểu tượng, khái niệm, ngôn từ không bị chi phối trực tiếp của hiện thực khách quan, là thực tại do con người tạo dựng nên, là sản phẩm thuần túy của tư duy kiến tạo. “Độc ảnh cảnh chỉ có thể là đối tượng của ý thức mà không thể là đối tượng của các thức khác.

Khi ý thức… hoạt động độc lập thì đối tượng chỉ là Độc ảnh cảnh, thế giới những ảnh tượng, (như trong các trường hợp hồi tưởng, tưởng tượng và mộng mị) [39, tr.29]. Độc ảnh cảnh có hai loại: Độc ảnh cảnh hữu chất và Độc ảnh cảnh vô chất.

Độc ảnh cảnh hữu chất là những hình ảnh hoàn toàn trung thành với những cảm giác và ý tưởng đã từng làm đối tượng của ý thức. Ý thức tạo dựng lại ảnh tượng của những gì đã làm đối tượng cho nó trước kia, và lấy những ảnh tượng này làm đối tượng. Đối tượng được hình thành trong Hữu chất độc ảnh cảnh được xây dựng trên cơ sở những trải nghiệm của chủ thể, đây là những thông tin về đối tượng do hoạt động nhận thức của năm thức đã được lưu lại trong ý thức, hay đó là “những tri giác và ý tượng đã từng là đối tượng của ý thức, ý thức tạo dựng lại ảnh tượng của những gì đã làm đối tượng cho nó trước kia” [111, tr.55].

Trái lại, Độc ảnh cảnh vô chất lại là sản phẩm hoàn toàn của ý thức, không phải là hình bóng trung thành của các đối tượng cảm giác, “là những cảnh không có thực chất, là cảnh của ý thức, là sản phẩm của Ý thức biến hiện ra. Như cảnh trong tưởng tượng, cảnh thiên đường, cảnh quần tiên hội, cảnh một biệt thự sang trọng trong mơ ước, kể cả những cảnh trong tiểu thuyết mà tác giả hư cấu dựng nên, hoàn toàn là cảnh của ý thức, đều gọi là vô chất độc ảnh cảnh” [75, tr.52]. Những cảnh thuộc Vô chất độc ảnh cảnh thuần túy do Ý thức sáng tạo, trên thực tế cảnh đó không tồn tại thực, chúng không có thể chất tồn tại hay đây là “ngôn từ do tâm thức tự ý, biểu hiện không dính dấp gì đến cảnh vật hiện tại” [100, tr.43]. Như vậy, Độc ảnh cảnh vô chất là đối tượng của Ý thức trong trường hợp tưởng tượng sáng tạo, trong khi Độc ảnh cảnh hữu chất là đối tượng của Ý thức trong trường hợp tưởng tượng phục hồi.

Như vậy, đối tượng của nhận thức được đề cập trong Duy thức học là Tam cảnh với Tánh cảnh, Đới chất cảnh và Độc ảnh cảnh. Chúng tồn tại dưới hai dạng pháp tính và pháp tướng. Ở đây, pháp tánh chính là bản thể của thực tại, tồn tại tự thân hay chính là thế giới tự thân, thế giới của tự nó mà chưa xuyên qua bất kỳ suy luận nào của con người, đó là thực tại siêu ngôn ngữ, không thể diễn đạt bằng lời - thế giới Tánh cảnh. Pháp tướng là tướng trạng của thực tại, được biến hiện qua tâm thức. Khi Ý thức kết hợp với tâm và tâm sở.

Vì vậy, đối tượng nhận thức của Tâm thức không chỉ là thế giới tự thân – Tánh cảnh mà còn là thế giới của Đới chất cảnh, thế giới được mang theo từ thực tại khách quan được nhận thức qua lăng kính chủ quan của con người.

Đối tượng nhận thức ấy còn có cả sự hồi tưởng lại và có cả những hình ảnh, những ý tưởng và thế giới tưởng tượng do con người tưởng tượng ra – Độc cảnh cảnh.

Như vậy, ban đầu Duy thức học không chủ trương thế giới khách quan nằm ngay trong Ý thức. Thế giới ý tưởng, khái niệm (Đới chất cảnh) không phải là thế giới thực tại – Tánh cảnh. Phải có một thế giới Tánh cảnh ban đầu

để làm thực chất cho nhận thức ở thế giới Đới chất cảnh. Trên nền tảng của thế giới Tánh cảnh, Thức sáng tạo ra một thế giới Đới chất cảnh, đây là thế giới được hình thành dưới sự điều khiển của ý muốn chủ quan, nó bị điều kiện hóa từ chủ thể, bị chủ thể chấp ngã chấp pháp, vì thế nó bị ngăn cách bởi lăng kính khái niệm của chủ thể.

Duy thức không hề phủ nhận thế giới khách quan, thế giới mà ở đó con người đang sống và hoạt động. Hệ thống triết học này vẫn thừa nhận một thế giới Tánh cảnh ban đầu làm cơ sở để Ý thức thực hiện hành vi nhận thức và chủ thể hoàn toàn có khả năng nhận thức đúng về thế giới ấy. Chỉ khi Ý thức và Mạt na thức can thiệp vào quá trình này, đặc biệt là Mạt na thức, đối tượng nhận thức – Đới chất cảnh được hình thành từ ngôn ngữ, khái niệm đã mang tính chất nhị nguyên, sự vật đã mang dấu ấn của cả chủ thể và đối tượng trong quá trình nhận thức. Sự vật khi ấy không còn là chính nó nữa. Vì vậy, Duy thức học không công nhận thế giới khái niệm là hình ảnh thực của thế giới thực tại, chỉ là những hình ảnh méo mó và nghèo nàn về thực tại. Thức vì thế làm cho sự vật xa dần với bản tính chân thực nó, từ đó đưa đến nhận thức sai lầm.

Một phần của tài liệu Nhận thức luận trong duy thức học (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)