Chương 3: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUAN NIỆM CỦA I. KANT VỀ CHỦ THỂ TIÊN NGHIỆM
3.2. Chủ thể nhận thức tiên nghiệm trong triết học I. Kant
Như đã đề cập ở trên, vấn đề nhận thức luận chính là điểm xuất phát trong triết học I. Kant thời kỳ tiền phê phán và cũng chính ở đây I. Kant đã có rất nhiều đóng góp có giá trị đối với kho tàng lịch sử triết học của nhân loại. Trước I. Kant đã và đang tồn tại hai hệ thống về nhận thức đó là chủ nghĩa duy kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý cổ điển. Nhưng nếu như chủ nghĩa duy kinh nghiệm cố gắng nghiên cứu những tư tưởng của con người từ phía nội dung của chúng, thì chủ nghĩa duy lý cổ điển lại chú trọng nghiên cứu khía cạnh lôgic của các tư tưởng, quan tâm đến các hình thức khác nhau của nó. Đặt cho mình nhiệm vụ này, I. Kant nhận thấy rằng sự khác nhau giữa kinh nghiệm và tư duy lôgic khái niệm trùng với sự khác nhau giữa nội dung và hình thức lôgic của tri thức. Vì vậy, I. Kant đã đặt ra một vấn đề mới:
phải làm gì để tìm ra những hình thức lôgic mà nhờ chúng lý tính của con người nắm bắt được nội dung tri thức nhận được nhờ kinh nghiệm.
Khác hẳn với một số nhà tư tưởng trước ông, I. Kant cho rằng trước khi bắt đầu nhận thức cái gì thì phải nghiên cứu chính ngay công cụ của nhận thức và những khả năng nhận thức của con người. Chính vì vậy, công thức quan trọng nhất trong triết học I. Kant chính là việc coi sự quan tâm đến chính bản thân con người là chủ đề của triết học.
Trong lời tựa cho lần xuất bản thứ hai (1787) cuốn Phê phán lý tính thuần túy, I. Kant đã khái quát về con đường suy tư triết học chủ yếu như sau:
Lâu nay người ta giả định rằng mọi nhận thức của ta phải hướng theo các đối tượng; thế nhưng mọi nỗ lực dùng các khái niệm để xử lý đối tượng một cách tiên nghiệm hầu qua đó mở rộng nhận thức của ta đều đi đến thất bại cũng tại vì giả định này. Vì thế, hãy thử nghiệm để biết đâu chúng ta có thể tiến lên tốt hơn trong việc giải quyết các vấn đề của Siêu hình học bằng cách giả định rằng các đối tượng phải hướng theo nhận thức của ta; nhận thức ấy sẽ phù hợp tốt hơn với với khả thể4 [khả năng có thể - Từ đây trở đi những chữ trong móc vuông là của tác giả VTHN] được đòi hỏi của một nhận thức tiên nghiệm về
4 Khả thể [khả năng cú thể] (Mửglichkeit): tức khả năng cú thể, ở đõy chỳng tụi dựng theo cỏch dịch của dịch giả Bùi Văn Nam Sơn.
đối tượng, tức loại nhận thức xác định một cái gì đó về đối tượng trước khi đối tượng được mang lại cho ta. Đó cũng chính là tình hình đã xảy ra với ý tưởng đầu tiên của Copernic [1473 - 1543] sau khi ông thấy không thể đi xa hơn được trong việc giải thích các vận động của bầu trời nếu giả định rằng toàn bộ đội ngũ những thiên thể quay xung quanh người quan sát, nên đã thử xem có thể thành công hơn không khi ông cho người quan sát quay xung quanh, còn ngược lại, để cho các thiên thể đứng yên. Bây giờ, trong Siêu hình học, ta hãy thử nghiệm bằng cách tương tự như thế đối với những gì liên quan đến trực quan (Anschauung) về các đối tượng. Nếu trực quan phải hướng theo đặc tính của các đối tượng, tôi không thấy được bằng cách nào ta có thể biết gì về chúng một cách tiên nghiệm; nhưng nếu đối tượng như là (đối tượng của giác quan) hướng theo đặc tính của quan năng5 trực quan của chúng ta, tôi có thể hoàn toàn hình dung được khả thể [khả năng có thể] này” [51, tr. 44 - 45].
Với cách đặt vấn đề như trên, I. Kant đã chuyển trọng tâm nghiên cứu triết học của ông nói chung và lý luận nhận thức nói riêng từ khách thể, từ đối tượng nhận thức sang bản thân chủ thể nhận thức, sang nhiệm vụ làm rõ khả năng, giới hạn nhận thức của chủ thể. Như vậy, triết học như vậy không mô tả con người cụ thể (kinh nghiệm), mà mô tả một mô hình "con người nói chung" nào đó - chủ thể tiên nghiệm.I. Kant xuất phát từ tính tối hậu của chủ thể biết tư duy, từ chỗ cho rằng, con người là chủ thể duy nhất và chân chính của nhận thức, do vậy ông quay lại điểm xuất phát và bắt đầu từ "vấn đề tiên nghiệm" chủ yếu.Việc "phê phán" những năng lực nhận thức cần phải diễn ra trước việc xây dựng siêu hình học, cần phải đem lại câu trả lời cho vấn đề tiên nghiệm chủ yếu đã được đặt ra. Chính vì lẽ đó, I. Kant đã coi triết học của mình là triết học phê phán (triết học trong thời kỳ phê phán), trong đó, mục đích đầu tiên theo ông chính là việc phê phán khả năng nhận thức của con người (đặc biệt là của chủ thể nhận thức tiên nghiệm). Trong lời nói đầu của tác phẩm trung tâm “Phê phán lý tính thuần túy”, I. Kant cũng đã giải thích rõ ràng cho chúng ta thấy “phê phán” ở đây là cái gì khi ông viết:
Nhưng tôi hiểu phê phán ở đây không phải là phê phán các tác phẩm và các hệ thống triết học mà là phê phán khả năng lý tính nói chung
5 Quan năng: Ở đây chúng tôi sử dụng theo cách dịch của dịch giả Bùi Văn Nam Sơn. Theo tiếng Việt,
“Quan năng” tức là năng lực trực quan.
đối với tất cả mọi nhận thức mà lý tính muốn vươn tới một cách độc lập với mọi kinh nghiệm; do đó, là sự quyết định về khả thể hay bất khả thể của một môn siêu hình học nói chung và là sự xác định không những về các nguồn gốc mà cả về phạm vi và các giới hạn của môn học này; song, tất cả các điều ấy phải được thực hiện từ các nguyên tắc [51, tr. 8 - 9].
Với lập luận như trên, I. Kant quan niệm siêu hình học là "triết học đích thực, chân chính". Nhưng, khác với siêu hình học truyền thống, siêu hình học mà I.
Kant xây dựng chính là triết học tiên nghiệm - thứ triết học "phê phán khả năng lý tính" hay, nói chính xác hơn, là nghiên cứu chủ thể. Điều này được thể hiện rõ khi nhận thức luận của I. Kant không xuất phát từ bản thân quá trình nhận thức trong thực tế mà xuất phát từ giả định rằng, tri thức khoa học đích thực phải là tri thức tiên nghiệm, tổng hợp. Chính ông đã chỉ ra rằng, “vấn đề đích thực (eigentlich) của lý tính thuần tuý được chứa đựng trong câu hỏi [duy nhất]: LÀM SAO CÓ THỂ CÓ ĐƢỢC NHỮNG PHÁN ĐOÁN TỔNG HỢP TIÊN NGHIỆM?” [51, tr. 99].
I. Kant lấy đó căn cứ để xây dựng một quan niệm mới (từ phía siêu hình học) về nhận thức và đó cũng là căn cứ để phê phán siêu hình học cũ. Vì thế, khi những cái cấu thành quá trình nhận thức, như đối tượng, chủ thể, v.v., được xét đến, chúng không được xét như chúng tồn tại trên thực tế mà dưới dạng điều kiện để có thể có được tri thức tiên nghiệm, tổng hợp. Chẳng hạn, sự vật (chứ chưa phải là đối tượng của nhận thức) không được I. Kant xét từ phía bản thân nó mà được xét trong quan hệ với những điều kiện của chủ thể sao cho nó có thể trở thành đối tượng của nhận thức. Chủ thể thì được xét đến dưới dạng những năng lực đảm bảo tính khoa học (tức tính chất tiên nghiệm, tổng hợp) của tri thức. Ở đây, I. Kant đã đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm khi xây dựng siêu hình học mới và giải quyết vấn đề về bản chất của nhận thức.
Bên cạnh đó, I. Kant cũng nhấn mạnh rằng, trong hoạt động của con người nói chung, trong khoa học và siêu hình học nói riêng, thực tiễn quyết định giá trị của lý luận và mục đích tồn tại trước phương tiện. Do vậy, giải quyết những vấn đề quan trọng nhất của "triết học thứ nhất", ông đi từ quan niệm về con người đến việc xác định khả năng, bản chất và sứ mệnh của siêu hình học. Cái quan trọng nhất ở trong con người là lý tính như cái siêu nhiên, như tự do, chứ không phải là thể xác vật lý. Từ đó xuất hiện hai nguyên tắc chủ yếu của toàn bộ siêu hình học - tính thực tại của khái niệm "tự do" và tính lý tưởng của không gian và thời gian. Nói cách khác, những suy ngẫm của I. Kant về khái niệm "cá nhân" như chủ thể đạo đức tự
trị và sự khác biệt của nó so với vật, đã quyết định bước ngoặt "Copernicus" trong quan niệm của ông về về tư duy và nhận thức. Theo ông, đạo đức cho thấy rõ nhất giá trị tự thân của con người, phẩm giá tuyệt đối của nó như "chủ thể của mọi mục đích". Chính vì vậy mà trong triết học tiên nghiệm của I. Kant, bất kỳ thực tại nào cũng được xem xét “trên phương diện chủ thể” [Xem: 35, tr. 67 - 68].
Có thể thấy rằng, thực chất cuộc cách mạng Copernicus trong triết học mà I.
Kant thực hiện chính là cuộc cách mạng về đường lối tư duy triết học đặc biệt là trong nhận thức luận mà điểm mấu chốt của nó ở chỗ, I. Kant đảo ngược từ chủ trương “tri thức phải phù hợp với đối tượng” của nhận thức luận trước ông thành
“đối tượng phải phù hợp với tri thức”; đồng thời, I. Kant cho rằng, các hình thức thuần túy của năng lực nhận thức của chủ thể có nguồn gốc không phải ở bên ngoài chủ thể nhận thức, mà ở ngay bên trong chủ thể nhận thức, và thuộc về cấu trúc tiên nghiệm bên trong của chủ thể nhận thức. Cụ thể như sau: từ chỗ nghi ngờ quan niệm của các nhà triết học duy kinh nghiệm cho rằng nội dung cảm tính là chất liệu và nguồn gốc của các hình thức của nhận thức nói chung và việc khái quát các kết quả nhận thức diễn ra trên cơ sở chất liệu cảm tính và tiếp nối xu hướng nghiên cứu trong quan niệm của D. Hume khi ông phân tích khái niệm nguyên nhân và đi đến kết luận nó không có nguồn gốc cảm tính, I. Kant tiếp tục nghiên cứu và ông phát hiện ra rằng, không chỉ phạm trù nguyên nhân mà các phạm trù khoa học không có nguồn gốc từ cảm tính mà chúng có nguồn gốc giác tính từ con người. Và nhờ có phương pháp tiên nghiệm - tức phương pháp có mục đích chính là việc nghiên cứu các điều kiện cho khả năng suy ngẫm mọi chất liệu quan sát kinh nghiệm mới có thể vạch ra những cơ sở, điều kiện tất yếu và phổ biến nhất quyết định toàn bộ nhận thức về sự vật. Vì vậy, có thể nhận thấy sự thay đổi trong quan niệm về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của nhận thức trong triết học của I. Kant không còn giống như cách tiếp cận của các nhà triết học trước ông khi họ luôn gắn nội dung và hình thức của nhận thức với một khả năng nhận thức nào đó của con người: cảm tính hoặc lý tính, thì ở I. Kant chúng đã tách xa nhau nhiều: nội dung của nhận thức luôn do cảm tính đem lại, còn giác tính tiên nghiệm là nguồn gốc các hình thức của nội dung ấy. Đặc biệt hơn nữa, bước ngoặt của cuộc cách mạng Copernicus của I.
Kant còn được thể hiện thông qua việc ông cho rằng đối tượng của sự phản tư triết học không phải là giới tự nhiên mà là chính con người được xem xét dưới góc độ tiên nghiệm - tức con người với tư cách là chủ thể tiên nghiệm. Như vậy, có thể thấy rằng, quan niệm của I. Kant chủ thể tiên nghiệm - đối tượng của chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm (transzendentaler Idealismus) là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ triết học phê phán của ông.
Trong lần xuất bản thứ nhất cuốn Phê phán lý tính thuần túy (1781) I. Kant viết: “Tôi hiểu thuyết duy tâm siêu nghiệm6(transzendental) [tiên nghiệm] về mọi hiện tượng là học thuyết, theo đó ta xem mọi hiện tượng chỉ là những biểu tượng đơn thuần chứ không phải là những vật tự thân7 [vật tự nó] (Ding an sich), và do đó, xem thời gian và không gian chỉ là các mô thức8 [hình thức] cảm tính của trực quan của ta, chứ không phải các quy định được mang lại hay là các điều kiện của đối tượng như là những vật tự thân [vật tự nó]”[51, tr.707].
Tư tưởng này được ông tái khẳng định trong lần xuất bản thứ hai (1787):
Trong phần Cảm năng học siêu nghiệm9 [tiên nghiệm]
(Transzendentale Ästhetik), ta đã chứng minh đầy đủ rằng tất cả những gì là trực quan trong không gian hay thời gian, - tức mọi đối tượng của một kinh nghiệm khả hữu cho ta, - đều không gì khác hơn là những hiện tượng, nghĩa là những biểu tượng đơn thuần. Những biểu tượng ấy - được ta hình dung như những vật thể có quảng tính hay là những chuỗi của những sự biến đổi - không thể có sự tồn tại độc lập, tự tại ở bên ngoài những tư tưởng của ta. Tôi thường gọi lập trường đó là thuyết duy tâm siêu nghiệm [tiên nghiệm] [51, tr.821].
Trên thực tế, hai quan niệm cơ bản là đồng nhất với nhau và mới chỉ rõ cho ta biết: đối tượng của nhận thức là hiện tượng hay biểu tượng đơn thuần chứ không phải
“vật tự nó”; hiện tượng thì không tồn tại độc lập bên ngoài tư tưởng; không gian và thời gian không phải là tính quy định về đối tượng như “vật tự nó” mà chỉ là những hình thức tiên nghiệm của trực quan. Có thể thấy rằng, chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm của I. Kant, ngay từ khâu xác định đối tượng của nhận thức đã bao hàm tính chất duy tâm nhất định vì nó đòi hỏi xem xét đối tượng không phải như chúng tự nó tồn tại mà dưới dạng những điều kiện cho sự tái hiện chúng. Và điểm mấu chốt để hiểu chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm của I. Kant nằm ở chính sự phân biệt này.
Như vậy, đóng góp chính của chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm I. Kant là ở chỗ, I. Kant trước sau chỉ xem xét thế giới thông qua các hành vi và các hình thức của tính chủ quan con người. Tính chủ quan này chính là cái mà chỉ nhờ đó, thế giới mới được đem lại cho con người.
6 Thuật ngữ “transzendental” được Bùi Văn Nam Sơn dịch là “siêu nghiệm”. Tuy nhiên, chúng tôi sử dụng cách dịch của đa số các nhà nghiên cứu khác: “transzendental” được dịch là “tiên nghiệm”.
7 Vật tự thân (Ding an sich): Hay chính là “vật tự nó”.
8 Mô thức (Form): Tức là hình thức.
9 Cảm năng học siêu nghiệm (Transzendentale Ästhetik): Chính là “Cảm năng học tiên nghiệm” theo cách gọi của Kant.
Bên cạnh đó, như đã nói ở phần trước, khi thực hiện cuộc cách mạng Copernicus trong tư duy triết học I. Kant đã xem xét con người với tư cách là chủ thể tiên nghiệm (transzendentales Subjekt), có nghĩa là ông xem xét con người không chỉ với tư cách là chủ thể nhận thức tiên nghiệm mà còn với tư cách là chủ thể đạo đức tiên nghiệm, chủ thể thẩm mỹ tiên nghiệm. Ở lĩnh vực nhận thức luận, nghiên cứu con người với tư cách là chủ thể nhận thức tiên nghiệm - tức cái tôi tiên nghiệm (transzendentales Ich), cái tôi tự ý thức tiên nghiệm về bản thân mình trong hoạt động nhận thức. Và nghiên cứu về chủ thể nhận thức tiên nghiệm không gì khác ngoài việc nghiên cứu những năng lực nhận thức và cấu trúc bên trong, cấu trúc tiên nghiệm sẵn có của chính bản thân chủ thể. Điều này chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ hơn trong những phần tiếp theo.
3.2.2. Cấu trúc và những năng lực của chủ thể nhận thức tiên nghiệm trong triết học I. Kant
Xuất phát từ tư tưởng cho rằng trước khi bắt đầu nhận thức cái gì thì phải nghiên cứu chính ngay công cụ của nhận thức và những khả năng của nhận thức của chủ thể, I. Kant nuôi tham vọng khắc phục tính chất một chiều, sự phiến diện của cả chủ nghĩa duy kinh nghiệm lẫn chủ nghĩa duy lý cực đoan. Ông coi nhiệm vụ trực tiếp của lý thuyết triết học là phải nghiên cứu khả năng nhận thức của con người, những giai đoạn chủ yếu của quá trình nhận thức, quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Khi thừa nhận sự tồn tại của hai nguồn gốc của nhận thức thực tế là I. Kant muốn gắn chúng lại với nhau. Ông cho rằng, có hai cái thân cây nhận thức của nhân loại cùng lớn lên, có lẽ là từ một rễ chung, nhưng chúng ta không biết cái rễ ấy, đó chính là cảm tính và giác tính. Nhờ cảm tính và sự vật được đem lại cho ta. Nhờ giác tính mà ta tư duy được về sự vật [Xem: 46, tr.78].
I. Kant chia năng lực của chủ thể nhận thức tiên nghiệm ra làm các loại như sau. Đó là: cảm tính, giác tính và lý tính. Phù hợp với ba năng lực nhận thức này là ba bộ phận trong lý luận nhận thức của ông. Thứ nhất là cảm năng học tiên nghiệm;
thứ hai là phân tích pháp tiên nghiệm và thứ ba là biện chứng pháp tiên nghiệm.
Cảm năng học tiên nghiệm xem xét những vấn đề liên quan đến năng lực cảm tính.
Phân tích pháp tiên nghiệm tập trung vào giải quyết vấn đề về nguồn gốc của những tri thức về tự nhiên thuần túy và phân tích pháp tiên nghiệm nó còn là học thuyết về trí tuệ (lý tính). Cảm năng học tiên nghiệm trả lời cho câu hỏi liệu triết học có thể là một khoa học? Phân tích pháp tiên nghiệm và biện chứng pháp tiên nghiệm cùng nhau tạo nên lôgic tiên nghiệm.
Ứng với các loại năng lực của chủ thể nhận thức tiên nghiệm trên, theo I.