Mối quan hệ giữa chủ thể nhận thức tiên nghiệm, chủ thể đạo đức tiên nghiệm và chủ thể thẩm mỹ tiên nghiệm

Một phần của tài liệu Quan niệm của i kant về chủ thể tiên nghiệm (Trang 134 - 139)

Chương 3: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUAN NIỆM CỦA I. KANT VỀ CHỦ THỂ TIÊN NGHIỆM

3.5. Mối quan hệ giữa chủ thể nhận thức tiên nghiệm, chủ thể đạo đức tiên nghiệm và chủ thể thẩm mỹ tiên nghiệm

Chúng ta biết rằng, cuộc cách mạng I. Kant thực hiện trong triết học chính là việc lý giảivấn đề siêu hình học là “thuộc về bản tính con người”. Con người không nhận được câu trả lời đó ở đâu ngoài chính bản thân mình. Siêu hình học chính là sự quay trở về với bản tính, “với thiên hướng tự nhiên của lý tính con người”. Siêu hình học không là gì khác ngoài câu hỏi về nguồn gốc, cơ sở bản thể người và chính vì vậy, câu hỏi siêu hình học cơ bản được I. Kant đặt ra chính là: Con người là gì? Điều này lý giải vì sao với quan niệm về chủ thể tiên nghiệm I. Kant đã xây dựng một mô hình chủ thể người nói chung không chỉ với tư cách là chủ thể nhận thức tiên nghiệm mà còn với tư cách là chủ thể đạo đức tiên nghiệm và chủ thể thẩm mỹ tiên nghiệm.

Trước I. Kant, Hume từng cho rằng không thể phân biệt được cái đúng cái sai bởi cái đang có không dẫn đến cái phải có, theo Hume thì lý tính không giúp con người phân biệt được cái đúng cái sai, với ông đó là một vấn đề cảm xúc thuần túy.

I. Kant thấy nền tảng của lý thuyết trong giải quyết sinh hoạt đạo đức của con người như thế là quá lỏng lẻo. I. Kant cho rằng ẩn sau sự phân biệt Thiện - Ác luôn là một cái gì đó có thực. Ở điểm này ông đồng tình với các nhà duy lý chủ nghĩa vẫn cho rằng lý tính đã có sẵn khả năng giúp ta lựa chọn đúng sai. Mọi người đều biết điều gì là tốt, điều gì là xấu không phải vì chúng ta học được nó mà bởi nó được khắc ghi trong lý tính của chúng ta. Con người đều được phú cho một lý tính thực hành đạo đức, tức là khả năng riêng của lý tính giúp chúng ta trong mọi trường hợp phân biệt được tốt xấu, Thiện Ác trên bình diện đạo đức. Nghĩa là I. Kant thừa nhận khả năng phân biệt điều tốt điều xấu là khả năng bẩm sinh, cũng như tất cả các thuộc tính khác của lý tính. Cũng như mọi người đều thừa nhận nguyên tắc nhân quả trong vũ trụ, đều đạt đến cùng một quy luật đạo đức phổ quát. Quy luật này cũng tuyệt đối như những quy luật vật lý đối với các hiện tượng tự nhiên. Nó là nền tảng của đời sống đạo đức chúng ta.

19 Xem: Bùi Văn Nam Sơn - Mấy lời giới thiệu và lưu ý của người dịch: “Phê phán năng lực phán đoán”

“viên đá đỉnh vòm” của tòa nhà triết học Kant”// Immanuel Kant - Phê phán năng lực phán đoán (Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải). Nxb Tri thức, H., 2007, tr. XXXIII.

Khi tiếp cận con người với tư cách là chủ thể nhận thức tiên nghiệm I. Kant đã khẳng định con người là chủ thể tự do trong nhận thức, trong lý tính thực hành đạo đức ông tiếp tục khẳng định rằng con người sẽ đạt được tự do khi hành động theo những mệnh lệnh của quy luật đạo đức. Nghĩa là cả trong lĩnh vực lý luận và thực tiễn theo cách hiểu của I. Kant thì con người đều là thực thể tự do. Từ đây, I.

Kant đã tiếp cận con người với tư cách là một thực thể xã hội được phát triển các năng lực của mình phù hợp với tư tưởng cá nhân hài hòa, tự do, bình đẳng. Năng lực đó không thể bộc lộ ra bên ngoài cộng đồng mà chỉ ở trong cộng đồng con người mới trở nên hạnh phúc. Vì chỉ ở đó người này mới có thể đem lại điều thiện cho người kia. Đây là quan niệm tiến bộ của I. Kant, ông kêu gọi phải kết hợp một cách hài hòa tri thức, lòng nhân ái và đạo đức; mọi hoạt động của con người phải tuân theo quy tắc đạo đức. Theo ông con người bắt đầu từ đạo đức, chính đạo đức đã thống nhất con người lại với nhau và làm cho con người trở thành con người thực sự.

I. Kant quan tâm đến vấn đề vai trò hoạt động cải tạo của con người với tư cách là chủ thể của thế giới, vì con người bản chất là thực thể hoạt động tích cực.

Bản chất này được biểu hiện đầy đủ nhất trong lĩnh vực đạo đức. I. Kant đã nhìn thấy sự không tương hợp nhất định giữa bản chất của con người và vị trí của họ trong hiện thực. Ông vạch rõ những kìm hãm, xuyên tạc khả năng con người trong xã hội phong kiến. Ông đã chỉ ra những điều cần thiết nhằm giúp con người nhận ra vị trí của mình trong thế giới và hiểu đúng đắn mình phải như thế nào để trở thành một con người. Trong phần kết luận cuốn “Phê phán lý tính thực hành” (hay còn gọi là “Phê phán lý tính thực tiễn”) I. Kant viết: “Hai điều tràn ngập tâm tƣ với sự ngƣỡng mộ và kính sợ luôn luôn mới mẻ và gia tăng mỗi khi nghĩ đến; đó là bầu trời đầy sao trên đầu tôi và quy luật luân lý ở trong tôi. Tôi không phải đi tìm chúng hay phỏng đoán về chúng như thể chúng giấu mình trong bóng tối hay ở một nơi cao vời bên ngoài chân trời của tôi, trái lại, tôi nhìn thấy chúng trước mắt mình và nối kết chúng một cách trực tiếp với ý thức về sự hiện hữu của tôi” [52, tr.

278]. “Bầu trời đầy sao trên đầu tôi” [52, tr.278] tượng trưng cho thế giới của sự nhận thức lý luận; “Quy luật luân lý [quy luật đạo đức] ở trong tôi” [52, tr. 278]

tượng trưng cho thế giới hành động. Sự thống nhất giữa nhận thức luận và đạo đức học ở I. Kant thể hiện rõ nhất khi ông chuyển từ câu hỏi được đặt ra cho lý tính thuần túy “Tôi có thể biết được gì?” sang câu hỏi được ông đặt ra cho lý tính thực hành “Tôi cần phải làm gì?”, chuyển từ xem xét chủ thể nhận thức tiên nghiệm sang xem xét chủ thể đạo đức tiên nghiệm. Khác với chủ thể nhận thức tiên nghiệm được

khảo cứu trong mối quan hệ của nó với đối tượng là một cái gì đó ở bên ngoài nó (thế giới khách quan), chủ thể đạo đức tiên nghiệm lại được xem xét như một cái gì đó nội tại bên trong con người. Ở đây con người với tư cách là chủ thể điều khiển lý tính không còn thuộc về phương diện lý luận với tư cách là nhân tố tích cực của nhận thức, mà về phương diện thực tiễn với tư cách là nhân tố tích cực của đạo đức.

Như vậy, so với chủ thể nhận thức tiên nghiệm thì chủ thể đạo đức tiên nghiệm theo I. Kant có một năng lực mới. Một mặt, I. Kant phân biệt sự vật với tư cách là hiện tượng và “vật tự nó”, và phê phán sử dụng lý tính một cách sai lầm trong lĩnh vực nhận thức lý luận. Mặt khác ông lại cho rằng trong lĩnh vực đạo đức, việc sử dụng lý tính lại có tính quyết định và không bị hạn chế. Câu hỏi “Tôi cần phải làm gì?”

xuất phát từ những quy luật đạo đức của bản thân, từ các nguyên tắc hay bổn phận của lý tính thực hành. Tuy nhiên những yếu tố này phải đồng thời phù hợp với đạo đức phổ quát, có giá trị tiên nghiệm cho tất cả mọi người I. Kant gọi những nguyên tắc đạo đức là mệnh lệnh tuyệt đối. Nó được gọi là mệnh lệnh chừng nào nó điều khiển hành động, nó độc lập với mong ước hay những đòi hỏi nhất định. Mệnh lệnh tuyệt đối ấy chứa đựng một sự bắt buộc từ bên trong. Một hành vi đạo đức chỉ là sự tôn trọng đối với mệnh lệnh tuyệt đối và thực hiện bổn phận dưới hình thức ý thức về sự cần phải trong trí tuệ con người nói chung [Xem: 26, tr.23].

Trong lĩnh vực thẩm mỹ, khi nghiên cứu về chủ thể thẩm mỹ tiên nghiệm, I.

Kant không chỉ xác lập một hướng nghiên cứu mới đối với các quan hệ thẩm mỹ trong lịch sử tư tưởng mỹ học trước đó, nó còn thông qua việc phân tích các khả năng phán đoán mà bắc cầu cho các hoạt động nhận thức và hoạt động đạo đức, bắc cầu giữa cái tất nhiên của tự nhiên với cái tự do của thế giới tinh thần của con ngườI. Kant cho rằng sự hài hòa hợp lý của vạn vật trong vũ trụ được giải thích theo quan điểm mục đích luận mà đối tượng của nó là phán đoán mục đích. Tính tự do và tính hợp lý theo quan điểm đạo đức là mục đích của hoạt động thẩm mỹ. Bởi lẽ trong hoạt động nói chung, đặc biệt là hoạt động thẩm mỹ mà con người thực hiện với tư cách là chủ thể thẩm mỹ tiên nghiệm theo I. Kant cần khắc phục cách tiếp cận thế giới chỉ đơn thuần lý luận, mà phải có quan hệ thực tiễn; tức là từ tri thức, vận dụng tri thức vào hoạt động hợp lý trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.

Cho nên hoạt động thẩm mỹ là hình thức tổng hợp rất cao của hoạt động tinh thần - thực tiễn, nó được thực hiện theo nguyên tắc thẩm mỹ - đạo đức của con người.

Trạng thái đạo đức thẩm mỹ đó ở con người là trạng thái cao đẹp nhất, nó phải trở thành chuẩn mực của cuộc sống hiện thực chứ không chỉ trong nghệ thuật. Có thể nói, việc xem xét con người với tư cách là chủ thể ở cả ba khía cạnh nhận thức luận,

đạo đức học và thẩm mỹ đã đưa đến một trạng thái con người bị “lưỡng phân” một mặt, thành chủ thể hiện tượng, mặt khác, thành chủ thể tiên nghiệm (được hiểu không chỉ là chủ thể nhận thức tiên nghiệm mà còn là chủ thể đạo đức tiên nghiệm và chủ thể thẩm mỹ tiên nghiệm). Với tư cách là một thực thể tự nhiên, con người cũng như tất cả mọi sinh vật tự nhiên tồn tại trong không gian và thời gian đều tuân theo các quy luật tất định của tự nhiên, nghĩa là con người bị lệ thuộc vào bên ngoài. Với tư cách là thực thể có lý tính, con người lại tuân theo các quy luật của lý tính, con người là tự do và tự chủ. Con người với tư cách là chủ thể tiên nghiệm theo cách quan niệm của I. Kant biểu hiện thông qua ba khía cạnh: chủ thể trong nhận thức luận, chủ thể trong đạo đức học và chủ thể trong lĩnh vực thẩm mỹ của I.

Kant đều thống nhất với nhau ở một điểm đó là tất cả đều là học thuyết tư biện về chủ thể.Đây là sự kết tinh toàn bộ những giá trị của hoạt động con người cả về lý luận và thực tiễn, đồng thời là mục đích cuối cùng của triết học. I. Kant khẳng định chỉ có con người mới có thể là lý tưởng của cái đẹp. Con người không chỉ là mục đích của tự nhiên như những sinh vật khác mà con người là mục đích cuối cùng của giới tự nhiên. Điều cơ bản nhất trong con người là toàn bộ nền văn hóa, văn minh do con người tạo ra. Con người là chủ thể, đồng thời là kết quả của quá trình hoạt động của mình. Học thuyết tư biện về chủ thể của I. Kant mang tính nhân văn sâu sắc, nó hướng tới việc giải phóng cá nhân con người và tự do lý trí, mặc dù cách giải quyết của ông còn mâu thuẫn và mờ nhạt, nặng nề về tư biện.

Tiểu kết chương 3

Quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm là một quan niệm hết sức độc đáo. Theo ông chủ thể tiên nghiệm được I. Kant xem xét không chỉ với tư cách là chủ thể nhận thức tiên nghiệm mà còn với tính cách là chủ thể đạo đức tiên nghiệm và chủ thể thẩm mỹ tiên nghiệm gắn với các năng lực lý tính thiên bẩm của con người. Ứng với ba dạng năng lực tri thức - ý chí - tình cảm của tâm trí là ba phạm trù thể hiện kết quả vận dụng các năng lực ấy: chân (chân lý), thiện (đạo đức) và mỹ (cái đẹp).

Chủ thể nhận thức tiên nghiệm, theo I. Kant, bao gồm các cấu trúc tiên nghiệm gắn liền với năng lực nhận thức cảm tính, giác tính, thông giác và lý tính, trong đó, cảm tính được xem là năng lực mà chủ thể có thể tiếp nhận các biểu tượng khi bị đối tượng tác động; giác tính là các năng lực của chủ thể có thể suy xét, suy tưởng những dữ kiện cảm tính thông qua khái niệm; thông giác được I. Kant xem như là hạt nhân thuần tuý, nguyên thuỷ của chủ thể tiên nghiệm hay cái tôi thuần tuý có tính khách

quan và có đặc điểm phổ quát cho mọi chủ thể; lý tính là năng lực đặc thù tối cao nhất về mặt tinh thần của con người luôn cố gắng vượt ra ngoài mọi kinh nghiệm khả thể và hướng đến chỗ nhận thức các đối tượng một cách thuần túy tiên nghiệm.

Chủ thể đạo đức tiên nghiệm với tư cách là lý tính thực tiễn, theo I. Kant, có năng lực mới xuất phát từ những quy luật đạo đức của bản thân, từ các nguyên tắc hay bổn phận của lý tính thực tiễn.

Chủ thể thẩm mỹ tiên nghiệm giữ vị trí trung gian, làm cầu nối giữa chân (chủ thể nhận thức tiên nghiệm) và thiện (chủ thể đạo đức tiên nghiệm); cái đẹp tựa như dung hợp, hòa lẫn hai cực ấy với nhau. Cho nên, theo I. Kant, chỉ trong cảm thụ thẩm mỹ, các năng lực vốn có của con người với tư cách là chủ thể tiên nghiệm mới có thể đạt tới giới hạn tối đa và con người mới có thể nhận thức được mối quan hệ của mình với thế giới. Cho nên, có thể nói, sau Phê phán lý tính thuần túyPhê phán lý tính thực hành, với Phê phán năng lực phán đoán, I. Kant đã hoàn tất quá trình “phê phán”, kiện toàn một hệ thống lý thuyết bao trùm toàn bộ năng lực tâm trí mà nhờ đó con người kiến tạo mối quan hệ giữa mình với thế giới.

Chương 4

Một phần của tài liệu Quan niệm của i kant về chủ thể tiên nghiệm (Trang 134 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)