Những hạn chế trong quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm

Một phần của tài liệu Quan niệm của i kant về chủ thể tiên nghiệm (Trang 145 - 151)

Chương 4: NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA QUAN NIỆM VỀ CHỦ THỂ TIÊN NGHIỆM TRONG TRIẾT HỌC I. KANT

4.2. Những hạn chế trong quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm

* Thứ nhất, chủ thể tiên nghiệm trong quan niệm của I. Kant chưa phải là chủ thể của hoạt động thực tiễn thực sự mà dường như mới chỉ dừng lại ở mô hình lý luận phổ quát về con người

Có thể nói một trong những hạn chế lớn nhất trong quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm trong hoạt động nhận thức và thực tiễn thể hiện trong mối quan hệ không tách rời của chủ thể nhận thức tiên nghiệm, chủ thể đạo đức tiên nghiệm và chủ thể thẩm mỹ tiên nghiệm thực chất chưa phải là chủ thể của hoạt động thực tiễn thực sự. Đây là một nghịch lý trong triết học của ông bởi lẽ triết gia Đức vĩ đại này là một trong những người sớm nhất bàn đến phạm trù thực tiễn trong lịch sử triết học. I. Kant khẳng định, cùng với lý tính con người vươn cao vô hạn so với tất cả thực tồn còn lại đang sống trên mặt đất, nhờ lý tính mà con người là một nhân cách. Đối với I. Kant, lý tính vô cùng năng động, nó sẽ “xông” vào những trận địa nó muốn để khám phá chân lý, nó hàm chứa trong lòng “tiềm năng tự do và sáng

tạo vô hạn”. Lý tính không thể chấp nhận những tri thức giáo điều xưa cũ bởi vậy nó đã tiến hành một cuộc “bạo động”, hành động đó thể hiện hoạt động thực tiễn đúng nghĩa được I. Kant định danh là thực tiễn. Nghĩa là thực tiễn được ông dùng để chỉ mọi hoạt động tinh thần, từ nhận thức, đạo đức đến thẩm mỹ chứ không phải thực tiễn lao động sản xuất của con người.

Mặt khác, từ quan niệm coi tri thức là một cơ quan năng động có sẵn khả năng hiểu biết, năng lực nhận thức là “tiên nghiệm” thì việc I. Kant đặt vấn đề rằng, trước khi bắt đầu nhận thức cái gì thì phải nghiên cứu chính ngay các công cụ nhận thức và khả năng của nhận thức, là hoàn toàn hợp lý với nhiệm vụ của triết học. Tuy nhiên, cách đặt vấn đề ấy lại có tính chất giả tạo, khi nó tự tách mình ra khỏi lịch sử thực tế của nhận thức, cho rằng cần phải xem xét những khả năng nhận thức ở ngay bên ngoài quá trình nhận thức, bên ngoài việc sử dụng chúng, nghĩa là tách quá trình nhận thức ra khỏi khả năng nhận thức, tách chủ thể nhận thức ra khỏi lịch sử nhận thức.

Khi phê phán quan điểm này của I. Kant, Hegel viết: “Chỉ có thể nghiên cứu được sự nhận thức ngay trong quá trình nhận thức, và nghiên cứu cái gọi là công cụ của nhận thức không có nghĩa gì khác hơn là nhận thức chính bản thân nhận thức. Nhưng muốn nhận thức được trước khi mà chúng ta có nhận thức như I. Kant đã nêu: (trước khi nhận thức cái gì thì phải nghiên cứu ngay công cụ nhận thức và khả năng nhận thức) thì cũng vô lý như ý định khôn ngoan của nhà kinh viện muốn “học bơi trước khi nhảy xuống nước” [Trích theo 38, tr.154]. C. Mác cũng đã có một cách đánh giá hết sức tinh tế về quan điểm này của I. Kant rằng: “Người ta chỉ biết được đặc tính của cái bánh khi người ta ăn cái bánh đó mà thôi” [Trích theo: 38, tr.154].

Chính xuất phát điểm sai lầm đó đã làm cho việc giải quyết nghiên cứu về biện chứng và năng lực của chủ thể nhận thức tiên nghiệm đi đến mâu thuẫn; trí tuệ là do con người (trong quá trình nhận thức tạo ra rồi lại trở lại nhận thức trên lâu dài trí tuệ đó chứ không phải là nhận thức thế giới khách quan), cho nên, con người về nguyên tắc là không nhận thức được thế giới.

Bên cạnh đó, trong nghiên cứu các năng lực của chủ thể nhận thức tiên nghiệm, I. Kant cho rằng cảm tính và giác tính tách rời nhau, chúng chỉ liên hệ với nhau một cách máy móc. Cách nhìn đó là siêu hình vì nó không thấy được sự liên hệ không thể tách rời giữa cảm tính và giác tính, chúng là điều kiện cho sự nảy sinh và phát triển của nhau. Thực ra quan điểm tương tự đã được I. Kant đề cập đến khi nhấn mạnh ưu thế của lý tính thực tiễn trước lý tính thuần túy. Tuy nhiên, thực tiễn của I. Kant đồng nhất với lĩnh vực sinh hoạt đạo đức. Không chỉ I. Kant mà ngay cả

những nhà duy vật trước C. Mác vẫn chưa nêu ra cách hiểu thực tiễn như là hoạt động có tính vật chất của con người, do đó cho dù họ có nói đến thực tiễn thì quan điểm thực tiễn ấy vẫn chưa được hiểu đầy đủ và đúng đắn.

I. Kant tách quá trình nhận thức của con người ra khỏi thực tiễn với tính cách là những hoạt động có tính vật chất khi ông bỏ qua hoạt động lao động, sản xuất vật chất của con người chỉ đề cập đến các lĩnh vực nhận thức, đạo đức, thẩm mỹ mà không hay biết rằng chính cái thực tiễn đó mới là cơ sở, nguồn gốc cho nhận thức, đạo đức và thẩm mỹ. Chỉ trong hoạt động thực tiễn con người mới có thể hiểu biết, chính trong hoạt động thực tiễn con người mới phải có thái độ ứng xử tốt với người khác, chính trong thực tiễn con người mới phát hiện ra cái đẹp. Do vậy trong quan niệm về chủ thể nhận thức ông đã tuyệt đối hóa lý tính đến mức cho rằng mọi sự vật phải phù hợp với các khái niệm, phạm trù. Coi các khái niệm, phạm trù được sản sinh từ đầu óc con người như những khuôn vàng thước ngọc cho các sự vật trong thế giới khách quan. Như vậy thực tiễn của I. Kant không có gì khác hơn là quá trình sáng tạo ra thế giới của con người cá nhân (không phải con người xã hội); chỉ có điều đó là thế giới của những sự vật hiện ra trong kinh nghiệm của chủ thể nhận thức mà thôi.

Với việc đem đối lập cảm giác với tồn tại khách quan, I. Kant đã đề ra ranh giới giữa thế giới khách quan (vật tự nó) về thế giới hiện thực (thuộc phạm vi với cái chủ quan); tri thức cảm tính, cái nối liền chủ thể với khách thể lại được I. Kant coi như là bức tường ngăn cách giữa ý thức với hiện thực; như vậy, cũng có nghĩa là I. Kant đi ngược lại với hoạt động nhận thức, với kinh nghiệm của nhân loại, với hoạt động thực tiễn có mục đích của con người, ông coi những hiện tượng có thể lĩnh hội được bởi cảm giác là cái thuộc chủ quan chỉ tồn tại trong phạm vi ý thức.

Cách quan niệm như vậy, ngoài sự mâu thuẫn trong chính bản thân ông, đó còn là sự kế tục đường lối bất khả tri luận và duy tâm chủ quan của Hume. Ông đã rơi vào duy tâm, và không thấy được sự phong phú của thế giới khách quan. Những phần sau của triết học phê phán (đạo đức học và mỹ học) ông lại bày tỏ một tham vọng xây dựng một thứ đạo đức chung chung phù hợp với mọi người, mọi giai cấp và thời đại mà quên mất rằng thực tiễn quá phong phú nên không thể có một thứ đạo đức không tưởng như vậy. Về mỹ học, I. Kant dù rất sâu sắc và có nhiều điểm vượt trước thời đại, nhưng nó không bao quát hơi thở của cuộc sống. Sự nghiêng về tư biện, về chủ nghĩa duy lý mỹ học làm cho các tư tưởng của I. Kant bị thực tế nghệ thuật khuyếch đại về mặt hình thức và làm cho nhiều giá trị phong phú của đời sống không được mỹ học của ông đề cập tới.

* Thứ hai, quan niệm về chủ thể tiên nghiệm của I. Kant vẫn chưa thoát khỏi hạn chế của phương pháp siêu hình

Trong quan niệm về chủ thể tiên nghiệm nói riêng và toàn bộ hệ thống triết học của I. Kant nói chung, ông đã cố gắng khắc phục những hạn chế mang tính cực đoan giữa chủ nghĩa duy lý và duy cảm. Tuy nhiên ở cả con người lý tính, đạo đức và thẩm mỹ, I. Kant đều nêu ra những nghịch lý không thể giải quyết ngay ở nấc thang cao nhất của tư duy lý luận - lý tính, mà điều đó theo V.I. Lênin lại là biểu hiện của thuyết bất khả tri. Do vậy chúng ta có thể nói học thuyết của I. Kant vừa thể hiện khát vọng vừa là nỗi thất vọng của con người. Ông đã vạch ra giới hạn nhận thức rất rõ ràng cho con người. Ông rất đề cao sức mạnh trí tuệ của con người nhưng khi chạm đến cánh cửa “vật tự nó” thì sức mạnh ấy hoàn toàn vô dụng. Thiếu quan điểm thực tiễn nên I. Kant đã rơi vào chủ nghĩa duy tâm, bất khả tri, siêu hình do đó “với toàn bộ tài năng biện chứng, I. Kant vẫn là tù nhân của cách đặt vấn đề mang tính siêu hình sâu sắc: “hoặc - hoặc” [118, tr.87]. Hoặc thời gian, không gian, các phạm trù là các hình thức của nhận thức hoặc chúng không thể là hình thức của nhận thức, nhất định không có khả năng thứ ba. Khả năng thứ nhất đã được xác định nên chúng không thể là một cái gì khác. I. Kant đúng là nhà triết học của các nghịch lý, ông vừa là thủy tổ của phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức song lại vừa là người nối tiếp truyền thống siêu hình trong triết học Tây Âu cận đại.

Khi vạch ra những mâu thuẫn biện chứng trong tư duy, I. Kant đã chỉ ra tính hạn chế của các quy luật lôgíc hình thức và tính cấp bách của việc xây dựng lôgíc học biện chứng. Tuy nhiên, I. Kant đã không thể xây dựng được lôgíc học mới có khả năng đáp ứng những nhu cầu đã chín muồi của khoa học. Mặc dù ông nhận thấy sự không đầy đủ của lôgíc học hình thức cho nhận thức khoa học, nhưng thực ra I.

Kant vẫn chưa vạch rõ hạn chế thực sự của nó. Lôgíc học hình thức chỉ dùng để phán xét về tính đúng đắn hình thức của các suy luận, nhưng không phải là các quy luật và hình thức của nó tuyệt đối không gắn gì với hiện thực vật chất. Các quy luật và hình thức do lôgíc học hình thức nghiên cứu không phải là được lấy một cách tùy ý, mà chúng phản ánh những khía cạnh xác định của hiện thực khách quan và gắn bó chặt chẽ về mặt nguồn gốc với nó. V.I. Lênin viết: “Những quy luật lôgíc là phản ánh của cái khách quan vào trong ý thức chủ quan của con người” [65, tr.194]. Còn I. Kant thì lại cho rằng, không có gì chung giữa các quy luật của tồn tại và của tư duy, đó là những quy luật tuyệt đối không liên hệ gì với nhau cả, chúng phản ánh những lĩnh vực hoàn toàn cô lập với nhau. “Ở I. Kant, nhận thức chia rẽ (tách rời) giới tự nhiên và con người; thật ra nó nối liền hai cái đó lại với nhau” [65, tr.100].

Có thể thấy I. Kant vẫn chưa thoát khỏi hạn chế của phương pháp tư duy siêu hình.

I. Kant đã vận dụng năng lực hạn chế lý tính để giải quyết mâu thuẫn biện chứng trong nhận thức, từ đó ông dẫn đến nhị nguyên luận, duy tâm, bất khả tri.

* Thứ ba, quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm được xây dựng trên nền tảng thế giới quan của chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm

Với quan điểm về chủ thể tiên nghiệm, I. Kant lúc là nhà duy vật lúc là nhà duy tâm nhưng xét đến cùng ông đã xây dựng quan điểm này trên lập trường duy tâm chủ tiên nghiệm. Ông là người có công trong việc phát hiện ra tính tích cực, năng động của chủ thể nhận thức. Nhưng nguyên tắc về tính tích cực của ý thức được I. Kant đưa vào nhận thức luận là sự tách biệt giữa cái chủ quan với cái khách quan, sự đối lập giữa hình thức với nội dung của nhận thức. Sau khi xác định không gian, thời gian, các phạm trù là hình thức của nhận thức ông đã không thể tiến lên một cách biện chứng rằng thực chất chúng cũng là hình thức tồn tại của bản thân sự vật. I. Kant đã không thể hiểu rằng thực chất không gian, thời gian, các phạm trù có thể trở thành hình thức của nhận thức chính vì chúng là các hình thức tồn tại của các vật thể thuộc thế giới vật chất, là các hình thức hoạt động thực tiễn của con người trong thế giới này, chính là kết quả khái quát hóa trong quá trình nhận thức trên cơ sở lao động thực tiễn của con người.

Quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm được ông xây dựng trên cơ sở thế giới quan của chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm, I. Kant chưa nhìn thấy ý nghĩa của hoạt động thực tiễn đối với quá trình nhận thức của con người với tư cách là chủ thể. Ông xem năng lực nhận thức của con người tách rời hiện thực khách quan, bên ngoài hoạt động thực tiễn của họ và lịch sử nhận thức của nhân loại. Theo I.

Kant thì giác tính con người có năng lực bẩm sinh sáng tạo nên những phạm trù, nhưng những phạm trù đó giống như những khuôn mẫu tinh thần, có khả năng tổ chức điều chỉnh các tư liệu cảm tính và hoạt động thực tiễn của con người cũng như những kinh nghiệm của họ chứ không phải ngược lại. Ông từng thừa nhận có một thế giới tồn tại khách quan ở bên ngoài ta khi đó ông là nhà duy vật. Nhưng khi cho rằng thế giới ấy là một thế giới hỗn mang, lộn xộn, vô định, phải nhờ giác tính đem sắp xếp vào những cái khuôn có sẵn, bẩm sinh của cảm năng (như không gian, thời gian) và giác tính (như các phạm trù: lượng, chất, tương quan, hình thái) thì thế giới hỗn mang ấy mới được định hình, lúc này I. Kant là nhà duy tâm.

Khi đánh giá về triết học I. Kant nói chung, quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm nói riêng, đặc biệt là phương pháp nhận thức của chủ thể nhận thức tiên nghiệm, trong tác phẩm “Chống Đuy rinh”, Ph. Ăngghen đã nhấn mạnh tính chất sai lầm của phương pháp tiên nghiệm. Theo Ph. Ăngghen, phương pháp tiên nghiệm nhận thức đặc tính của đối tượng là phương pháp được thực hiện bằng cách

rút chúng một cách suy diễn từ khái niệm về đối tượng. Trong các tác phẩm “Bút ký triết học”, V.I. Lênin một mặt phê phán quan niệm về cái siêu nghiệm của I. Kant, cho rằng đó là quan niệm vô lý của những người bất khả tri. Mặt khác, V.I. Lênin đã chỉ ra quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về quá trình khái quát hiện thực khách quan để có được phạm trù, quy luật. Theo V.I. Lênin, phạm trù chỉ có thể được hình thành khi năng lực tư duy trừu tượng của con người phát triển cho phép họ có thể tách khỏi giới tự nhiên với nghĩa là sáng tạo nên “tự nhiên thứ hai”

bằng hình thức khái quát hiện thực, tự nhiên để lập nên một hệ thống phạm trù như một phương tiện nhận thức thế giới. Con người dùng mạng lưới phạm trù đó phủ lên thế giới để nhận thức mạng lưới các hiện tượng tự nhiên [Xem: 65, tr.102].

Tính chất duy tâm trong triết học của I. Kant không nhất quán, đầy mâu thuẫn. Trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, Lênin nhận xét về điều này như sau: “Đặc trưng chủ yếu của triết học Cantơ là ở chỗ nó dung hoà chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm, thiết lập sự thoả hiêp giữa hai chủ nghĩa đó, kết hợp hai khuynh hướng triết học khác nhau và đối lập trong một hệ thống duy nhất. Khi Cantơ thừa nhận rằng một cái gì đó ở ngoài chúng ta, một vật tự nó nào đó, phù hợp với những biểu tượng của chúng ta thì Cantơ là người duy vật. Khi ông ta tuyên bố rằng cái vật tự nó ấy không thể nhận thức được, là siêu nghiệm, là ở thế giới bên kia thì ông ta là người duy tâm. Khi Cantơ thừa nhận kinh nghiệm, cảm giác là nguồn gốc duy nhất của những hiểu biết của chúng ta thì ông ta hướng triết học của chúng ta đến thuyết cảm giác và thông qua thuyết cảm giác, trong những điều kiện nào đó hướng đến chủ nghĩa duy vật. Khi ông ta thừa nhận tính tiên nghiệm của không gian, của thời gian, của tính nhân quả, v.v., thì ông ta hướng triết học của ông ta về phía chủ nghĩa duy tâm” [64, tr.238 - 239]

Do đứng trên lập trường duy tâm, nên I. Kant cũng không nhận thấy bước chuyển biện chứng giữa các giai đoạn nhận thức trong quá trình nhận thức của con người. Khi nhấn mạnh vai trò của trực quan cảm tính đối với nhận thức, I. Kant nhầm tưởng rằng đã khắc phục được tính phiến diện của chủ nghĩa duy cảm lẫn chủ nghĩa duy lý. Trên thực tế ông chỉ liên kết một cách máy móc hai chủ nghĩa đó với nhau. Bởi vậy ông đã tỏ ra rất mâu thuẫn khi một mặt cho rằng chỉ khi nào có kinh nghiệm thiết thực về sự vật thì ta mới có tri thức thực sự; mặt khác lại cho rằng tinh thần con người trước khi tiếp xúc với sự vật đã có sẵn những quan niệm tiên nghiệm (tức là những phạm trù). Chính vì vậy, các phạm trù của I. Kant chỉ là cách nói khác đi của những ý niệm trong triết học Platon, “ý niệm bẩm sinh” của Descartes, hay

“chân lý vĩnh cửu” củaLeibniz mà thôi.

Như vậy, nếu chủ nghĩa duy vật cũ nhìn thấy sự phản ánh trong nhận thức,

Một phần của tài liệu Quan niệm của i kant về chủ thể tiên nghiệm (Trang 145 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)