Chủ thể thẩm mỹ tiên nghiệm trong triết học I. Kant

Một phần của tài liệu Quan niệm của i kant về chủ thể tiên nghiệm (Trang 124 - 134)

Chương 3: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUAN NIỆM CỦA I. KANT VỀ CHỦ THỂ TIÊN NGHIỆM

3.4. Chủ thể thẩm mỹ tiên nghiệm trong triết học I. Kant

Có thể nói rằng hạt nhân làm nên hệ thống mỹ học của I. Kant chính là học thuyết về năng lực phán đoán thẩm mỹ, trong đó quan niệm của I. Kant về chủ thể thẩm mỹ tiên nghiệm đặc biệt là các năng lực tiên nghiệm vốn có của chủ thể trong việc đánh giá và chiêm ngưỡng về sự vật trong thế giới được xem là bước ngoặt quan trọng nhất mà I. Kant nhằm hướng hoạt động của con người đạt đến giá trị vĩnh cửu Chân - Thiện - Mỹ.

Trước khi viết tác phẩm “Phê phán năng lực phán đoán” - tác phẩm tập trung chủ yếu những quan niệm của I. Kant về mỹ học nói chung và quan niệm của I. Kant về chủ thể thẩm mỹ tiên nghiệm - ông đặt vấn đề: Con người với tư cách là chủ thể tiên nghiệm chỉ tồn tại và hoạt động; chi phối và bị chi phối bởi cả hai thế giới: thế giới “hiện tượng” và thế giới “vật tự nó”. Trong đó, trong thế giới “hiện tượng”, con người chính là con người cá nhân, con người hiện thực, con người thể xác luôn luôn bị những quy luật tất định của tự nhiên chi phối. Còn trong thế giới

“vật tự nó”, mặc dù con người không thể nhận thức được “vật tự nó” bằng các giác quan thông thường nhưng bằng hoạt động thực tiễn của chủ thể, nhất là bằng hành vi đạo đức đích thực, hành vi của con người tự do, con người có thể tiếp xúc vào

“vật tự nó”.

Tương ứng với cách đặt vấn đề trên, lĩnh vực nhận thức luận được I. Kant trình bày chủ yếu trong tác phẩm “Phê phán lý tính thuần túy” con người với tư cách là chủ thể nhận thức tiên nghiệm bị lệ thuộc và giới hạn bởi những công cụ nhận thức

như hệ thống phạm trù “tiên nghiệm”, những giác quan và những quy luật của giác tính. Trong khi đó, trong lĩnh vực đạo đức học - hoạt động thực tiễn của chủ thể, với các tác phẩm “Phê phán lý tính thực hành”, “Đặt nền móng cho siêu hình học đạo đức”, “Siêu hình học đạo đức” đối tượng nghiên cứu được I. Kant đề cập chủ yếu lại là tự do và hành vi đạo đức của chủ thể. Mới nhìn vào đối tượng nghiên cứu của hai lĩnh vực này, chúng ta dễ nhầm tưởng con người với tư cách là chủ thể nhận thức tiên nghiệm và chủ thể đạo đức tiên nghiệm luôn sống trong hai thế giới đối lập nhau mà I. Kant cho là “… như thể chúng là các thế giới khác biệt nhau: thế giới trước không thể có ảnh hưởng nào đến thế giới sau, nhưng thế giới sau lại phải có ảnh hưởng đến thế giới trước…” [53, tr.17]. Tuy nhiên, tình trạng này đã được I. Kant khắc phục trong mỹ học tiên nghiệm (Transzendental Asthetik) của mình khi ông tìm cách liên hợp hoạt động thực tiễn của chủ thể đạo đức tiên nghiệm với tự do và các hành vi đạo đức của chủ thể với hoạt động nhận thức các hiện tượng cảm tính bị chế ước bởi các phạm trù quy tắc của giác tính bằng việc đề cập đến khả năng thưởng thức và đánh giá về các sự vật. Điều này được I. Kant đề cập chủ yếu trong học thuyết về phán đoán thẩm mỹ của ông, trong đó quan niệm của I. Kant về chủ thể thẩm mỹ tiên nghiệm chính là các năng lực phán đoán thẩm mỹ tiên nghiệm của chủ thể trong quá trình chiêm ngưỡng và đánh giá đối tượng sự vật đó là các năng lực: cảm thụ thẩm mỹ, đánh giá thẩm mỹ và thỏa mãn thẩm mỹ. Để hiểu được các năng lực này là gì và biểu hiện của chúng ra sao, trước hết chúng ta cần hiểu rõ quan niệm của I. Kant về bản chất của phán đoán thẩm mỹ tiên nghiệm.

3.4.1. Bản chất của phán đoán thẩm mỹ tiên nghiệm

Trước I. Kant, ngay từ thời kỳ cổ đại trong lịch sử triết học phương Tây khi xem xét về chủ thể thẩm mỹ và bản chất của phán đoán thẩm mỹ các nhà triết học bước đầu đã có những luận giải nhất định. Nhà triết học duy tâm khách quan Platon, khi nghiên cứu về chủ thể thẩm mỹ đã tập trung chủ yếu vào nghiên cứu con người với tư cách là chủ thể thẩm mỹ này trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Ông cho rằng, chủ thể thẩm mỹ không phải là chủ thể người đang nhận thức, xúc cảm mà là con người được thần nhập. Có thần nhập thì có thần lực, có thần lực rồi sẽ có thần hứng. Ông đưa ra học thuyết linh cảm cho rằng những khả năng thẩm mỹ lớn nhất đều là sự hướng về thần linh, sự chiêm nghiệm đấng tối cao, sự hồi ức về sự tán thưởng của thần linh. Theo Platon, linh cảm về thần linh là con đường sáng tạo thẩm mỹ đúng đắn nhất làm cho Homero bất tử và Helios nổi tiếng. Nói một cách khác, theo Platon, con người là chủ thể thẩm mỹ với tư cách là hiện thân của “ý niệm”. Học thuyết linh cảm trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật của Platon được

xem là học thuyết đại diện cho chủ nghĩa duy tâm khách quan về chủ thể thẩm mỹ thời kỳ cổ đại [Xem: 56, tr.27 - 28]

Trái ngược với quan điểm của Platon, khi đề cập đến chủ thể thẩm mỹ, Aristotle - người đại diện xuất sắc cho khuynh hướng mỹ học phương Tây thời kỳ cổ đại lại cho rằng, con người với tư cách là chủ thể thẩm mỹ chỉ có thể nhận thức được về bản thân cũng như hiện thực thông qua hoạt động nghệ thuật dựa trên nguyên tắc bản chất của sự vật không thể nằm ngoài sự vật được.

Các triết gia thời Khai sáng đã tranh luận rất sôi nổi về bản chất của phán đoán thẩm mỹ. Hai lập trường triết học chủ yếu thời kỳ này là chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa duy kinh nghiệm đều có những nhận định riêng biệt về chủ thể thẩm mỹ cũng như bản chất của phán đoán thẩm mỹ. Tiếp tục đi theo hướng của Platon, các nhà triết học duy lý vẫn xem phán đoán sở thích là một hình thức “thấp” của nhận thức và đòi hỏi chủ thể phải đứng sau đối tượng, cái đặc thù phải đứng sau cái phổ biến. Sở thích cá nhân chỉ giữ vai trò tạm thời và thứ yếu trong việc phán đoán về cái đẹp và, về nguyên tắc, phải được thay thế bằng một phán đoán của giác tính có giá trị phổ biến. Sở thích chỉ là khả năng đánh giá về vẻ đẹp nhưng “không thể tự mình thẩm tra được các quy tắc của nó”. Ngược lại với các nhà duy lý, chủ nghĩa duy kinh nghiệm mà đại diện tiêu biểu David Hume, tuy có thừa nhận một chuẩn mực thực tế về sở thích (standard of taste) cho sự đồng thuận, nhưng chỉ xem đó là phán đoán theo thói quen của các nhà phê bình có kinh nghiệm và từ các tác phẩm bậc thầy đã được thời gian thử thách (test of time), còn về cơ bản thì “vẻ đẹp không phải là một tính chất ở trong bản thân sự vật; nó chỉ có mặt trong đầu óc của người nhìn ngắm nó và mỗi đầu óc nhận ra một vẻ đẹp khác nhau”. Nói cách khác, tuyệt đối không thể tranh cãi về sở thích, và do đó, không còn có sự khác biệt về chất giữa sự tự do đích thực và tính hơn hẳn của phán đoán thẩm mỹ so với quy ước và sự yêu ghét tùy tiện. Có thể nhận thấy rằng, điểm chung của hai xu hướng triết học nói trên khi xem bản chất của phán đoán thẩm mỹ đều quy phán đoán thẩm mỹ về cho các hiện tượng khác. Trên cơ sở vừa tiếp thu vừa phê phán cả hai lập trường ấy I. Kant đã khẳng định tính quy luật riêng có của cái đẹp và xem thẩm mỹ là một hình thức đặc thù, độc lập để “thâm nhập” vào thực tại, không để cho kinh nghiệm thẩm mỹ trở nên “thất thế” trước nhận thức lý thuyết hay thực hành18.

Như I. Kant đã từng tìm cách “dung hòa” giữa thuyết duy lý và duy nghiệm

18 Xem: Bùi Văn Nam Sơn - Mấy lời giới thiệu và lưu ý của người dịch: “Phê phán năng lực phán đoán”

“viên đá đỉnh vòm” của tòa nhà triết học Kant”// Immanuel Kant - Phê phán năng lực phán đoán (Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải). Nxb Tri thức, H., 2007, tr. XXXV - XXXVI.

trong khi bàn về nguồn gốc và bản chất của nhận thức trong Phê phán lý tính thuần túy, ở đây, I. Kant vừa khẳng định tính chủ quan của phán đoán thẩm mỹ, vừa cho rằng trong phán đoán thẩm mỹ, những đối tượng vẫn được thẩm định dựa theo một quy tắc, tức một cái phổ biến, nhưng không phải dựa theo các khái niệm khoa học hay các nguyên tắc đạo đức.

Với tác phẩm Phê phán năng lực phán đoán viết vào năm 1790, ông đã coi mỹ học là khoa học nghiên cứu các phán đoán thị hiếu. Phán đoán theo I. Kant là một hành động của trí tuệ. Đó là cách trí tuệ sử dụng những khái niệm bằng sự liên hệ những khái niệm này với khái niệm khác. Trí tuệ có thể là một năng lực của chủ thể tìm ra ở bản thân mình cái mà mình có. Phán đoán thẩm mỹ là một năng lực diễn tả tình cảm, khoái cảm của cá nhân. I. Kant coi năng lực phán đoán như là tạo ra một thành phần trung gian giữa trí tuệ và lý trí. Trí tuệ thì đưa ra những nguyên lý cấu thành cho nhận thức của chúng ta về thế giới cảm tính. Lí trí chỉ định những nguyên lý cũng có tổ chức cấu thành nhưng lại cho hành động của ta.

I. Kant bắt đầu tác phẩm “Phê phán năng lực phán đoán” bằng phần phê phán khả năng phán đoán thẩm mỹ. Trong đó, ông dựa trên các phán đoán của lôgic hình thức để phân tích các phán đoán thẩm mỹ (phán đoán về cái đẹp, phán đoán sở thích).

Nếu phán đoán lôgic là một phán đoán khái niệm, phán đoán lý tính thì phán đoán thẩm mỹ là phán đoán tình cảm. Để tránh rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm thẩm mỹ đơn thuần, I. Kant cho rằng phán đoán thẩm mỹ không những không đối tượng mà còn không vụ lợi lợi ích vật chất trực tiếp. Đây là một quan điểm rất cơ bản của mỹ học I. Kant nhằm tìm cách khắc phục những khiếm khuyết của chủ nghĩa duy lý mỹ học, chủ nghĩa kinh nghiệm thẩm mỹ và phân xuất các tình cảm, các khoái cảm trong và ngoài thẩm mỹ, những khoái cảm gắn với đối tượng và những khoái cảm không gắn với đối tượng. Phán đoán sở thích với tư cách là phán đoán thẩm mỹ không phải là một năng lực riêng biệt. Trong quá trình tiến hành phân tích trong

Phê phán năng lực phán đoán”, phán đoán sở thích (Geschmacksurteil) được I.

Kant xác định là một phán đoán phản tư thẩm mỹ trong hình thù của “cuộc chơi tự do của các năng lực nhận thức”. I. Kant viết: “Để phân biệt cái gì đấy là đẹp hay không, ta không dùng giác tính để liên hệ biểu tượng về nó với đối tượng nhằm có được nhận thức, trái lại, liên hệ với chủ thể và tình cảm vui sướng hay không vui sướng của chủ thể ấy thông qua trí tưởng tượng (có lẽ nối kết với giác tính khi hoạt động). Như thế, phán đoán sở thích không phải là một phán đoán nhận thức, do đó, không có tính lôgíc, mà có tính thẩm mỹ, được hiểu là một phán đoán mà cơ sở quy định (Bestimmungsgrund) của nó không thể là gì khác hơn là chủ quan. Mọi liên

hệ của những biểu tượng đều có thể là khách quan, kể cả của những cảm giác (trong trường hợp ấy, nó có nghĩa là cái thực tồn (das Reale) của một biểu tượng cảm tính). Ngoại lệ duy nhất cho việc này là tình cảm vui sướng hay không vui sướng. Nó không biểu thị điều gì hết ở trong đối tượng, mà là một tình cảm trong đó chủ thể tự cảm nhận theo kiểu được biểu tượng tác động” [53, tr.58].

I. Kant cho rằng: cơ sở quy định của phán đoán sở thích là là có tính chủ quan. Nhận xét về cái đẹp là nói đến trạng thái cảm xúc của người đang nhận xét, điều thường không cần phải quan tâm nơi một phán đoán nhận thức. Thật thế, khi ai đó buông ra câu nói: “Bức tranh này đẹp thật” với vẻ mặt nhăn nhó, khổ sở, ta biết ngay có điều gì đó không ổn, vì ta chờ đợi một thái độ vui vẻ với bức tranh khi người ấy đưa ra một “phán đoán sở thích” tích cực về nó, trong khi đó, ta không cần quan tâm đến thái độ của người ấy khi phát biểu về kích thước và chất liệu của bức tranh. Nói cách khác, thấy một cái gì đó là đẹp nghĩa là có sự hài lòng với đối tượng. Và hài lòng rõ ràng không phải là một thuộc tính của đối tượng, mà là một trạng thái của chủ thể.

3.4.2. Năng lực phán đoán thẩm mỹ của chủ thể thẩm mỹ tiên nghiệm Về năng lực phán đoán thẩm mỹ với tư cách là phương tiện kết nối hai bộ phận của triết học phê phán của I. Kant: siêu hình học và siêu hình học đạo đức thành một chỉnh thể hoàn chỉnh nên ông định nghĩa năng lực phán đoán như sau: “năng lực phán đoán nói chung là quan năng [năng lực] suy tưởng cái đặc thù như là được chứa đựng bên dưới cái phổ biến” [53, tr.23].

Theo I. Kant, phán đoán thẩm mỹ chính là năng lực thưởng thức và đánh giá của chủ thể thẩm mỹ đối với các sự vật, hiện tượng trong thế giới. Ông viết: “Năng lực phán đoán là một năng khiếu đặc biệt do luyện tập mà thành thạo chứ không thể truyền dạy được. Đặc điểm riêng có của năng lực này gọi là “từ lòng mẹ sinh ra” và nếu thiếu thì không một trường học nào có thể bù đắp được” [51, tr.375] và thiếu óc phán đoán thường đồng nghĩa với sự ngu muội và ta không thể tìm được phương thuốc chữa trị. Có thể thấy rằng, theo I. Kant, năng lực này là vốn có, mang tính

“tiên nghiệm”, có tính tất yếu và phổ quát ở mỗi chủ thể. Trước bất kỳ một đối tượng nào đó trong thế giới “hiện tượng”, có thể con người với tư cách là chủ thể nhận thức tiên nghiệm không hiểu, không biết đối tượng đó là gì, nhưng thưởng thức và đánh giá về nó thì bất kỳ một chủ thể nào là một người lành mạnh, phát triển bình thường, không có những dị tật cấu trúc về giác quan và não bộ (đương nhiên sẽ là khác nhau ở những cá nhân khác nhau tùy theo trình độ và trạng thái tâm sinh lý) đều có thể làm được. Thế giới “vật tự nó”, con người không thể nhận thức

nó thông qua các giác quan, nhưng có thể chiêm ngưỡng, nhìn ngắm, thưởng thức và đánh giá nó về mặt thẩm mỹ.

Như vậy có thể thấy, phán đoán thẩm mỹ là phán đoán hoàn toàn mang tính chủ quan cá nhân và kết quả của nó mang lại cho chúng ta là sự thỏa mãn hay không thỏa mãn, tình cảm vui sướng hay không vui sướng. Nó hoàn toàn khác với phán đoán tri thức vì không xuất xuất phát từ một khái niệm nào cả mà chỉ là một hành vi mang tính chủ quan của chủ thể thẩm mỹ có được từ một năng lực tiên nghiệm “phán đoán dựa trên cơ sở chủ quan, không có khái niệm có thể là cơ sở quy định cho nó được; do đó, cũng không có khái niệm về một mục đích nhất định”

[Xem: 53, tr. 39]. Ở đây, một mặt, I. Kant khẳng định tính chủ quan, phi lôgic của phán đoán thẩm mỹ, mặt khác, I. Kant cũng cho rằng phán đoán thẩm mỹ còn có tính khách quan, phổ biến. Vì nếu không có tính khách quan phổ biến thì tại sao đứng trước một đối tượng thẩm mỹ mỗi người khác nhau đều có chung một đánh giá đối tượng đẹp hay không? Nói về tính khách quan này, ông cho rằng phán đoán thẩm mỹ cũng có tính độc lập với cảm giác chủ quan. Điều này thể hiện ở quan điểm của I. Kant cho rằng mọi sự quan tâm đều làm hỏng phán đoán sở thích và tước đi tính vô tư của nó.

I. Kant khảo sát tính khách quan của phán đoán thẩm mỹ bằng phép phân tích cổ điển thông qua các phương diện chất, lượng, tương quan, hình thái và khai triển ra bốn đặc điểm như sau: Sự hài lòng đạt được trong phán đoán cái đẹp là một sự hài lòng mà không có bất kỳ sự quan tâm nào (ohne alles Interesse); tính hợp mục đích chi phối phán đoán cái đẹp là một tính hợp mục đích mà không có một mục đích khỏch quan nào (Zweckmọòigkeit ohne Zweck); tớnh phổ biến của phỏn đoỏn cỏi đẹp là một tính phổ biến không thông qua khái niệm (ohne Begriff); tính tất yếu khiến phán đoán cái đẹp có tính ràng buộc là một tính tất yếu chủ quan (subjektive Notwendigkeit). I. Kant viết: “Cái đẹp liên hệ với chủ thể và tình cảm vui sướng hay không vui sướng của chủ thể thông qua trí tưởng tượng (có lẽ nối kết với giác tính khi hoạt động). Như thế, phán đoán sở thích không phải là một phán đoán nhận thức, do đó, không có tính lôgic, mà có tính thẩm mỹ, được hiểu là một phán đoán mà cơ sở của nó (Bestimmungsgrund) không thể là gì khác hơn là chủ quan” [53, tr.58].

Như vậy, phán đoán thẩm mỹ tiên nghiệm là phán đoán mang tính chủ quan và vô tư của chủ thể thẩm mỹ khi chiêm ngưỡng đối tượng thẩm mỹ, là sự thống nhất giữa lí trí và tình cảm, chủ quan và khách quan. Phán đoán thẩm mỹ tiên nghiệm có hai hình thức khác nhau: phán đoán theo cảm giác thông thường và phán đoán theo thẩm mỹ. Phán đoán theo cảm giác thông thường bao gồm cái đặc thù, cái

Một phần của tài liệu Quan niệm của i kant về chủ thể tiên nghiệm (Trang 124 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)