Chủ thể đạo đức tiên nghiệm trong triết học I. Kant

Một phần của tài liệu Quan niệm của i kant về chủ thể tiên nghiệm (Trang 104 - 124)

Chương 3: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUAN NIỆM CỦA I. KANT VỀ CHỦ THỂ TIÊN NGHIỆM

3.3. Chủ thể đạo đức tiên nghiệm trong triết học I. Kant

Như chúng ta đã biết, đối với I. Kant, đạo đức học chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống triết học của ông. Câu nói nổi tiếng của I. Kant: “Hai điều tràn ngập tâm tƣ với sự ngƣỡng mộ và kính sợ luôn luôn mới mẻ và gia tăng mỗi khi nghĩ đến, đó là bầu trời đầy sao trên đầu tôi và quy luật luân lý [đạo đức] ở trong tôi”16 [52, tr.278] đã khẳng định rất rõ điều này. Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà I. Kant lại có nhiều tác phẩm chuyên bàn về đạo đức và đạo đức học đến vậy. Thường người ta hay nhắc nhiều đến tác phẩm Phê phán lý tính thực hành (hay còn gọi là Phê phán lý tính thực tiễn) (1788) khi nói đến đạo đức học của I. Kant. Điều này hoàn toàn có lý vì đây là tác phẩm chủ yếu và quan trọng nhất bàn về đạo đức của ông. Tuy nhiên, trước và sau khi tác phẩm chủ yếu bàn về đạo đức này ra đời, ông còn có nhiều tác phẩm khác nữa. Chẳng hạn, đó là những tác phẩm như: Lời nói đầu cho một siêu hình học trong tương lai (1783), Đặt cơ sở cho siêu hình học về đạo đức (hay đức lý) (1785), Hướng tới một nền hoà bình vĩnh cửu (1795), Siêu hình học đạo đức (1797), Nhân học dưới góc độ thực tiễn (1798). Như vậy, có thể thấy rằng trong thời kỳ phê phán, I. Kant không chỉ dừng lại ở triết học lý luận xem xét con người với tư cách là chủ thể nhận thức tiên nghiệm để trả lời cho câu hỏi “tôi có thể biết được cái gì?” mà ông còn chuyển sang nghiên cứu triết học thực tiễn - như I. Kant gọi là “siêu hình học đạo đức” xem xét con người với tư cách là chủ thể đạo đức tiên nghiệm tức chủ thể trong hoạt động thực tiễn để trả lời cho câu hỏi “tôi cần phải làm gì”? Trong triết học thực tiễn hay siêu hình học đạo đức, nan đề về mối quan hệ giữa “tự do” và “tất yếu” được coi là xuất phát điểm của siêu hình học đạo đức của ông và những khái niệm: tự do, mệnh

16 Đây là câu nói nổi tiếng của Immanuel Kant và được ghi khắc trên bia mộ ông sau khi ông từ trần.

lệnh tuyệt đối (Bùi Văn Nam Sơn dịch là “mệnh lệnh nhất quyết”) là những khái niệm trung tâm chi phối toàn bộ các quan niệm đạo đức của ông.

3.3.1. Tự do - xuất phát điểm của đạo đức học I. Kant

Mặc dù là người đã bàn về rất nhiều vấn đề khác nhau trong lĩnh vực triết học và khoa học tự nhiên, coi lý tính là đối tượng nghiên cứu đích thực của triết học với tư cách là siêu hình học khoa học, song, ngay từ “Phê phán lý tính thuần túy”, I.

Kant đã đặt vấn đề và cũng từng khẳng định mạnh mẽ rằng, mục đích tối hậu của triết học là về vận mệnh con người. Xét đến cùng, I. Kant coi mục đích cuộc sống của mình là đi tìm giải đáp vấn đề con người phải làm gì để xứng đáng với vị thế của nó trong thế giới, để làm người phải như thế nào? con người hy vọng vào cái gì? Vì thế, ông từng tuyên bố rằng, mục đích tối hậu của triết học là “nền triết học về vận mệnh con người chính là ĐẠO ĐỨC HỌC. Vị trí thượng đẳng của đạo đức học đứng trên mọi lãnh vực hoạt động khác của tinh thần con người chính là lý do tại sao cổ nhân bao giờ cũng hiểu triết gia đồng thời và trước hết phải là một nhà đạo đức” [51, tr.1176]. Hay nói cách khác, đối với I. Kant triết học thực tiễn trong đó có đạo đức học (siêu hình học đạo đức) mới là thứ triết học thực sự khoa học giữ vị thế thượng đẳng giúp con người đạt được giá trị đạo đức đích thực của cuộc sống, tức đạt được tự do.

Có thể thấy rằng, tự do - đó là khát vọng và lý tưởng đạo đức cao đẹp mà con người luôn muốn hướng tới. Với I. Kant, phạm trù “tự do, có vị trí đặc biệt quan trọng và trở thành phạm trù nền tảng, là xuất phát điểm cho đạo đức học của ông.

Về điều này, chính ông đã viết: “Khái niệm về Tự do là vật chướng ngại đối với mọi nhà duy nghiệm, nhưng lại là chiếc chìa khóa dẫn đến các nguyên tắc thực hành cao cả nhất đối với những nhà đạo đức học phê phán” [52, tr.8]. I. Kant định nghĩa về tự do như sau:

TỰ DO theo nghĩa thực hành là sự độc lập của Ý CHÍ trước sự thúc bách [Nӧtigung: cưỡng chế] do các xung động của cảm năng gây ra […] Vì Tự do thực hành giả định tiên quyết rằng, dù một điều gì đó không xảy ra, nhưng nó phải (sollen) được xảy ra, và vì thế, nguyên nhân của nó ở trong [thế giới] hiện tượng không phải có tính quy định [nghiêm ngặt] đến nỗi trong ý chí chúng ta không có một tính nhân quả nào tạo ra được một cái gì đó độc lập với những nguyên nhân tự nhiên và bản thân đi ngược lại sức mạnh và ảnh hưởng của Tự nhiên, tức bị quy định bên trong trật tự thời gian theo những quy luật thường nghiệm [kinh nghiệm], do đó không thể hoàn toàn tự mình khởi đầu một chuỗi các sự kiện [51, tr.862 - 863].

Tự do được I. Kant hiểu theo hai nghĩa: thứ nhất, I. Kant hiểu tự do theo nghĩa

so sánh, tương đối” (Komparative Bedeutung der Freiheit) chỉ có trong thế giới hiện tượng; thứ hai, tự do tiên nghiệm (tự do là khả năng tiên nghiệm đặc biệt cho phép giác tính hoạt động độc lập với quy luật tất yếu của tự nhiên trong lĩnh vực hiện tượng luận).

Có thể coi tự do theo nghĩa thứ nhất là tự do tương đối và nghĩa thứ hai là tự do tuyệt đối.

Theo I. Kant, tự do tương đối tồn tại một cách tương đối trong thế giới hiện tượng, trong cơ chế máy móc của tự nhiên. Tự do này được hiểu là sự tách rời một cách tương đối đối với quy luật nhân quả của tự nhiên, nghĩa là sự vật không bị quy định trực tiếp bởi quan hệ nhân quả trong thời gian nào đó. Tự do tương đối gồm hai dạng thức là tự do vật lýtự do tâm lý (theo I. Kant dùng để chỉ chuỗi nội tâm đơn thuần của những ý tưởng ở trong đầu óc). Tự do vật lý là sự vận động tự thân một cách tương đối của sự vật mà không chịu sự tác động của những lực đẩy và sự tác động trực tiếp từ bên ngoàI. Kant giải thích như sau: “…,đôi khi ta gọi một kết quả là tự do khi nguyên nhân tự nhiên quy định nó nằm ngay bên trong bản thân tác nhân, chẳng hạn, đó là kết quả do một vật được phóng đi tạo ra khi nó ở trong sự vận động tự do; trong trường hợp ấy, ta dùng chữ “tự do”, bởi trong khi đang bay thì nó không bị cưỡng chế bởi bất kỳ cái gì ở bên ngoài nó; hay khi ta gọi một chiếc đồng hồ đang chạy là một vận động tự do, vì nó tự quay các cây kim của mình, không đòi hỏi có một sức đẩy nào từ bên ngoài; cho nên, dù những hành vi của một con người tất yếu bị quy định bởi những nguyên nhân có trước ở trong thời gian, ta vẫn gọi chúng là tự do, vì những nguyên nhân này là những ý tưởng được chính các quan năng [năng lực] [năng lực trực quan] của người ấy tạo ra, qua đó những ham muốn nảy sinh, dẫn tới những hành vi theo ý thích của mình” [52, tr.170]. Khác với tự do vật lý, tự do tâm lý chỉ tồn tại trong những suy tưởng của con người với tư cách là chủ thể. Những suy tưởng này được coi là tự do, bởi vì những suy tưởng chỉ diễn ra đơn thuần trong đầu óc con người. Một cách tương đối, nó được coi là hành vi tự thân của chủ thể. Giải thích điều này, I. Kant viết:

Thật ra, đối với sự Tự do - vốn phải là cơ sở của mọi quy luật luân lý [quy luật đạo đức] và của việc quy kết trách nhiệm tương ứng -, vấn đề không phải là những cơ sở quy định tính nhân quả một cách tất yếu bởi một định luật tự nhiên là ở bên trong hay ở bên ngoài chủ thể;

hoặc trong trường hợp trước, những cơ sở này có tính bản năng hay được lý tính suy tưởng, một khi - như bản thân họ thừa nhận – những ý tưởng này cũng có nguồn gốc ở trong thời gian và trong trạng thái trước đó, và trạng thái này lại ở trong một trạng thái có trước đó nữa

v.v… Vì thế, vấn đề không phải là chúng có tính nội tâm, không phải là chúng có một tính nhân quả tâm lý chứ không phải một tính nhân quả cơ giới, nghĩa là, tạo ra những hành vi bằng những ý tưởng chứ không phải bằng những hành động của thân xác, bởi chúng đều là những cơ sở quy định của một tính nhân quả của một hữu thể mà sự hiện hữu [sự tồn tại] có thể được quy định ở trong thời gian, và, do đó, phục tùng sự tất yếu của những điều kiện của thời gian đã qua, nên khi chủ thể hành động, những điều kiện đấy không còn nằm trong quyền lực của chủ thể nữa [52, tr.170 - 171].

Mặc dù I. Kant chấp nhận việc sử dụng thuật ngữ tự do với ý nghĩa tương đối, song, ông cũng khẳng định rằng, thực chất những hành vi và hiện tượng đó vẫn phục tùng những quy luật của tự nhiên. Do đó, tự do tương đối không phải là tự do đích thực mà thực chất tự do phải được hiểu là tự do theo nghĩa là tự do tiên nghiệm (Freiheit a apriori). I. Kant quan niệm về tự do này như sau: “Bây giờ, nếu không có cơ sở quy định nào khác có thể phục phụ như là một quy luật cho ý chí ngoài hình thức ban bố quy luật phổ biến ấy, nên một ý chí như thế phải được suy tưởng như là hoàn toàn độc lập với định luật tự nhiên của những hiện tượng trong mối quan hệ tương hỗ với chúng, tức trong quy luật của tính nhân quả. Một sự độc lập như thế gọi là sự Tự do theo nghĩa chặt chẽ nhất, tức, theo nghĩa siêu nghiệm [tiên nghiệm]” [52, tr.53]. Như vậy, bản chất của tự do tiên nghiệm là sự không bị quy định bởi những quy luật của giới tự nhiên hay còn gọi là “cơ chế máy móc của tự nhiên”. Theo I. Kant, tự do tiên nghiệm được chia làm hai cấp độ: tự do tiêu cựctự do tích cực. Trong đó tự do tiêu cực chỉ diễn tả sự độc lập hoàn toàn với luật nhân quả tự nhiên, còn tự do tích cực không chỉ là sự độc lập với cơ chế máy móc của giới tự nhiên mà còn tự ban bố quy luật riêng của mình. Với ý nghĩa này, tự do tích cực còn được gọi là sự “tự trị”.

Theo I. Kant, tự do tiên nghiệm không thể có ở đâu trong giới tự nhiên, còn mọi tự do có được trong thế giới tự nhiên thì không thể thuộc vào tự do tiên nghiệm (tự do theo nghĩa chân chính nhất). Về điều này I. Kant viết:

Những điều này tuy có thể bao hàm sự tự do tâm lý (nếu ta chọn dùng chữ này để chỉ chuỗi nội tâm đơn thuần của những ý tưởng ở trong đầu óc), nhưng thực chất là sự tất yếu tự nhiên, và, vì thế, không có chỗ cho sự Tự do siêu nghiệm [tiên nghiệm], là cái phải được quan niệm như là sự độc lập với tất cả những gì thường nghiệm [kinh nghiệm], và, do đó, với Tự nhiên nói chung, dù Tự nhiên này là một

đối tượng của giác quan bên trong chỉ về phương diện thời gian hay của giác quan bên ngoài của cả thời gian lẫn không gian. Không có sự Tự do (theo nghĩa đích thực là siêu nghiệm [tiên nghiệm]) này - là sự Tự do duy nhất có tính thực hành tiên nghiệm - thì không có quy luật luân lý [quy luật đạo đức] và sự quy kết luân lý [đạo đức] nào có thể có được cả [52, tr.171].

Sở dĩ tự do trong giới tự nhiên không phải là tự do chân chính tức tự do tiên nghiệm vì xét cho đến cùng, chúng đều chịu sự tác động của quy luật nhân quả của tự nhiên, tức là mỗi sự vận động ấy vẫn chịu tác động của một nguyên nhân ban đầu trong thời gian.

Như vậy, theo I. Kant, không thể tìm thấy tự do tiên nghiệm trong thế giới tự nhiên (thế giới hiện tượng), vậy tự do tiên nghiệm tồn tại ở đâu? nếu không tồn tại tự do tiên nghiệm thì luân lý [đạo đức] cũng không thể tồn tại được vì quy luật luân lý [quy luật đạo đức] chỉ có thể hình thành và được thực hiện trong tự do, trong sự gạt bỏ hoàn toàn những chất liệu của tự nhiên. Để cứu vãn tự do, I. Kant đưa ra một giải pháp độc đáo, ông chia toàn bộ tự nhiên ra làm hai thế giới: thế giới hiện tượngthế giới vật tự . I. Kant viết: “Cho nên, nếu ta muốn cứu vãn Tự do thì không còn con đường nào khác ngoài cách: xem sự hiện hữu [tồn tại] của một sự vật, trong chừng mực nó có thể được xác định ở trong thời gian và vì thế, cả tính nhân quả dựa theo quy luật của sự tất yếu tự nhiên như là chỉ thuộc về hiện tƣợng, còn gán sự Tự do cho cùng một hữu thể ấy nhưng với tư cách là một Vật - tự thân [vật tự nó]” [52, tr. 169].

Cùng với sự phân chia hai thế giới, I. Kant cũng phân chia ra hai dạng quy luật: luật nhân quả của tự nhiên thuộc về thế giới hiện tượng, tồn tại trong thời gian; luật nhân quả của tự do thuộc về thế giới vật tự nó. Điều này được I. Kant viết như sau: “Khái niệm về tính nhân quả xét như là sự tất yếu tự nhiên đối lập lại với tính nhân quả xét như là sự Tự do chỉ liên quan đến sự hiện hữu [tồn tại] của những sự vật trong chừng mực sự hiện hữu [tồn tại] ấy là có thể xác định được ở trong thời gian, và, do đó, như là những hiện tượng đối lập lại với tính nhân quả của chúng như là những vật - tự thân [vật tự nó]” [52, tr.168]. Có thể nói, I. Kant là người theo lập trường nhị nguyên luận, lập trường này không chỉ được thể hiện rõ trong lý luận nhận thức của ông mà còn tiếp tục được phát triển trong cơ sở nhận thức của lĩnh vực thực tiễn.

Như đã nói ở trên, tự do theo I. Kant chỉ tồn tại trong thế giới vật tự nó nên sự đe dọa đối với tự do tiên nghiệm của I. Kant chính là chủ nghĩa duy kinh nghiệm khi những nhà triết học duy kinh nghiệm khẳng định sự tồn tại của thế giới chỉ

trong khả năng của kinh nghiệm đem lại. Có thể nói, theo quan điểm của chủ nghĩa duy kinh nghiệm thì chỉ có thế giới hiện tượng là tồn tại còn thế giới vật tự nó là không tồn tại và như vậy không có tự do tiên nghiệm. Hệ quả của thế giới quan duy kinh nghiệm không chỉ đơn giản là sự loại bỏ khái niệm tự do mà còn loại trừ nhiều khái niệm siêu hình học khác như: Thượng đế, sự bất tử của linh hồn, … Chúng là những khái niệm không thể nhận thức được thông qua các giác quan của chủ thể nên không thể kinh nghiệm được. I. Kant cho rằng, nếu chỉ thừa nhận thế giới hiện tượng tồn tại thực thì tự do trong thế giới hiện tượng ấy (tự do có được thông qua kinh nghiệm) chỉ “về cơ bản, nó chẳng hơn gì sự “tự do” của một cái xiên thịt nướng, một khi đã được lắp vào rồi thì cứ tự động mà quay!” [52, tr.172]. Điều này có nghĩa là, chủ nghĩa duy kinh nghiệm chỉ có thể đạt được tự do theo nghĩa “so sánh, tương đối” và không bao giờ có thể đem lại tự do theo nghĩa tiên nghiệm. Đây cũng chính là sự loại bỏ tự do trong thế giới này.

Mối nguy hại đối với khái niệm tự do của I. Kant còn đến từ quan niệm về sự tuyệt đối hóa vai trò của Thượng đế. Trong quan niệm này, Thượng đế là đấng toàn năng, toàn diện, toàn mỹ, không chỉ sáng tạo mà còn sắp đặt mọi thứ trong thế giới này. Và “con người hóa ra chỉ là một con rối hay một cỗ máy tự động như của Vaucanson, được sắp đặt và lắp ráp bởi một Nghệ nhân - Tối cao” [52, tr.177].

Theo quan niệm này thì không thể có tự do trong thế giới. Để bảo vệ tự do, I. Kant không thể không giải quyết vấn đề này. Ông đã giải quyết vấn đề này bằng cách hạn định chức năng tạo hóa của Thượng đế. Ông cho rằng, Thượng đế chỉ sáng tạo ra thế giới vật tự nó, còn Thượng đế không sáng tạo và điều chỉnh hành vi của con người trong thế giới hiện tượng, vì thế, con người hoàn toàn có khả năng hoạt động tự do. Như vậy, I. Kant đã giới hạn vai trò của Thượng đế đối với các sự vật thụ tạo.

Sự giải quyết như vậy khiến I. Kant gặp phải một mâu thuẫn, đó là mâu thuẫn giữa sự toàn năng của Thượng đế và việc giới hạn năng lực sáng tạo của Thượng đế. Đến đây, I. Kant buộc phải thừa nhận sự bế tắc của mình: “Có thể nói rằng giải pháp được đề nghị ở đây tự nó là hết sức khó hiểu và không dễ giải thích cho thật sáng tỏ.

Nhưng liệu đã và có giải pháp nào khác dễ dàng hơn và dễ hiểu hơn không?” [52, tr.180]. Như vậy, sự tồn tại của tự do tiên nghiệm gặp phải rất nhiều khó khăn nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với toàn bộ đạo đức học của I. Kant. Vì thế, bảo vệ phạm trù tự do là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với công cuộc phê phán lý tính thực tiễn của I. Kant.

Sự tự do theo quan niệm của I. Kant chỉ tồn tại khi con người với tư cách là chủ thể trong thế giới vật tự nó chứ không tìm thấy trong con người với tư cách là chủ

Một phần của tài liệu Quan niệm của i kant về chủ thể tiên nghiệm (Trang 104 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)