A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
III. NỘI DUNG VĂN THƠ CỦA PHAN BỘI CHÂU
1. Quan niệm mới về văn chương
Quan niệm thứ 1:
Vào đời vốn không phải là để làm một nhà văn, nhà thơ mà là để làm người chiến sĩ đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Đến với khoa cử chỉ là con đường ông đến với hoạt động cách mạng. Ông hiểu rõ, sức văn hồi bút mạnh hơn binh và ông đã dùng nó làm vũ khí thực hiện nguyện vọng đấu tranh cách mạng:
Mõ chuông là cái bút này
Lôi đình trên ngọn bút này nổi lên (Gọi hồn quốc dân)
- Hay trong văn tế Phan Châu Trinh ông cũng nói tới sức mạnh ngòi bút luận chiến và thể hiện rõ tư tưởng người chiến sĩ và người nghệ sĩ chỉ là một. Nhưng cần nói rõ ông là nhà chính trị mới, và viết văn như một nhà nho.
Quan niệm thứ hai:
Ông là người đầu tiên trong lịch sử đã có ý thức dùng văn chương để tuyên truyềnávận động cỏch mạng. Ngũi bỳt của ụng đó khơi dũng chảy cho một loại văn chương trữ tình chính trị góp phần đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng.
- 16 tuổi viết hịch Bình Tây thu Bắc
- Đến Kinh đô Huế viết Bái Thạch vi huynh
-Lưu Cầu huyết lệ tân thư được truyền tụng rộng rãi .
- Huỳnh Thúc Kháng nói tới những áng văn như sấm giật: Miệng giọng cuốc vạch kêu trời giật một, giữa từng không mù cuốn mây tan/ Tay ngòi lông vỗ án múa chầu ba, đầy mặt giấy mưa tuôn sấm nổ.
- Tố Hữu: Những câu thơ dậy sóng
- Đặng Thai Mai: Chỉ vì đọc Phan Bội Châu mà hàng nghìn thanh niên đã cắt cụt tóc, vất hết sách vở văn chương cử tử cùng cái mộng công danh nhục nhã gắn trên đó, lìa bỏ làng mạc, nhà cửa vợ con rồi băng ngàn lội suối, bất chấp mọi nỗi đói thiếu, nguy hiểm, khổ sở để qua Xiêm, Tàu, Nhật mà học hỏi mà trù tính việc đánh Tây.
2. Có lí tưởng mới cho cuộc sống
Lý tưởng đó là cứu nước. Ông cho rằng mục đích tốt đẹp nhất của đời người, lý tưởng tốt đẹp nhất của đời người là làm sao cứu được nước, vì cứu nước cũng tức là cứu mình. Lý tưởng ấy thật cao quý nhưng nó lại không chút gì cao xa cả, ai cũng có thể theo được. Và ông đã thực hiện nó bằng hành động cụ thể:
2.1. Dùng thơ văn để cổ động cho lẽ sống mới
Lẽ sống mới: Sống có trách nhiệm với đời, sống hào hùng, oanh liệt, đầy hoài bão, khát vọng ước mơ và dám đương đầu với thử thách để vươn tới chân trời khát vọng.
- Tự ý thức vượt lên khỏi thực tại khắc nghiệt, mong xoay chuyển càn không để làm chủ cuộc đời mình và tái tạo giang sơn.
Quân bất kiến Nam, Xuân tự cổ đa danh sĩ Đã chơi xuân đừng quản nghĩ chi chi Khi ngâm nga xáo lộn cổ kim đi Tùa tám cõi ném về trong một túi Thơ rằng:
Sinh thời thế phải xoay nên thời thế Phùng xuân hội, may ra ừ cũng dễ Nắm địa cầu vừa một tí con con Đạp toang hai cánh càn khôn
Đem xuân vẽ lại trong non nước nhà
Nước non Hồng Lạc còn đây mãi Mặt mũi anh hùng há chịu ri Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi
Hai vai gánh vác sơn hà
Đã chơi chơi nốt, ố chà chà xuân.
Chơi xuân - Thể hiện khí phách hiên ngang, đầy kiêu hãnh của người hào kiệt mang khát vọng chinh phục kể cả khi đã leo tới đỉnh núi cao.
Ngã vị đăng sơn thì Chúng sơn dữ ngã tề Ngã kí đăng sơn thì Ngã thị chúng sơn đê
(Du Đại Huệ, cảm chiếm)
Dịch:
(Khi ta chưa trèo lên núi
Ta thấy các ngọn núi cũng ngang với ta Khi ta đã trèo lên núi rồi
Ta thấy các ngọn núi đều thấp hơn ta) - Đôi khi còn hiên ngang coi thường nguy hiểm:
Dù gió ngược mà dòng xuôi, ta sẽ vén xiêm mà sang này! Hô dò khoan!
Dù Pháp, dù Nhật, dù Nga ngày có đón dòng mà chặn ngang Ta cũng tìm hỏi bến mà chèo sang này! Hò dô khoan!
Gió to cuồn cuộn này biển rộng mênh mang. Vừa hát vừa cười mà chèo sang này.
Dô hò khoan!
Biển lớn thênh thang này, sóng cả mênh mang. Cùng lòng chung sức mà chèo sang này. Dô hò khoan!
Hải hồ khoan , Nguyễn Văn Bách dịch
Ngay cả thời kỳ bị giam lỏng ở Huế, sống trong hoàn cảnh nguy hiểm, luôn bị uy hiếp, đe dọa, thơ văn ông vẫn còn khí thế hừng hực như khi mới xuất dương
"Ðúc gan sắt để dời non lấp bể Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ"
(Bài ca chúc tết thanh niên) - Tư tưởng dứt khoát, hành động quyết liệt:
Đem máu ra mua lấy quyền tự do mà thôi Sống tủi làm chi đứng chật trời!
Sống nhìn thế giới hổ chăng ai?
Sống làm nô lệ cho người khiến, Sống chịu ngu si để chúng cười.
Sống tưởng công danh, không tưởng nước, Sống lo phú quý, chẳng lo đời.
Sống mà như thế, đừng nên sống!
Sống tủi làm chi, đứng chật trời.
Sống
Ông nói: Trước tình hình mất nước mà không đập bàn kêu thương, vung tay kêu khổ thì là người không có tai mắt, không có tâm huyết, không phải là giống người nữa. Ai không mang nỗi đau mất nước, dâng lòng trung để báo đền cho nước đều là đại gian đại ác, thù địch của toàn quốc.
Tuyên bố từ giã thánh hiền để tới trang sử khác của đời mình:
Hỏi anh đeo gươm đi đâu đây?
Làm Gia Cát ổ Long Trung nằm khểnh Làm Bá Di ở Bắc Hải chờ ngày
Thời nguy thay! Thế nguy thay!
Nằm khển? - Vô ích Chờ thời? Bao ngày?
Trời nghiêng đất đổ Đổ lỗi cho ai?
Nước tan, chúa mất Tránh tội khó thay
Ca hát, khóc, cười, đều suông cả! Ích gì cho buổi này?
Tự ngữ Xuất dương lưu biệt Lưu biệt khi xuất dương (Người dịch: Tôn Quang Phiệt)
生為男子要希奇,
肯許乾坤自轉移。
於百年中須有我,
起千載後更無誰。
江山死矣生圖汭,
賢聖遼然誦亦癡。
願逐長風東海去,
千重白浪一齊飛。
Sinh vi nam tử yếu hy kỳ,
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.
Ư bách niên trung tu hữu ngã, Khởi thiên tải hậu cánh vô thuỳ.
Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế, Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si.
Nguyện trục trường phong Đông hải khứ, Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.
Làm trai phải lạ ở trên đời Há để càn khôn tự chuyển dời Trong khoảng trăm năm cần có tớ Sau này muôn thuở há không ai ? Non sông đã mất, sống thêm nhục Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài Muốn vượt bể Đông theo cánh gió Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi
- Dám đương đầu, đối mặt với khó khăn, không chịu trói buộc thúc ép mình vào khuôn khổ để khẳng định nhân cách cao đẹp hào kiệt, phong lưu, ung dung với thái độ hóm hỉnh, lạc quan, ngạo nghễ.
Coi nhà tù như chốn nghĩ, nơi dừng chân:
Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
Cảm tác nhà ngục Quảng Đông
Dẫu rằng là cảnh thân tù, “nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại” (một ngày ở tù bằng nghìn thu ở ngoài), lời thơ của cụ Phan Bội Châu vẫn giữ được cái điềm tĩnh, thoải mái của một con người luôn tự tin, lạc quan trước mọi hoàn cảnh, đó là tinh thần của bậc đại trượng phu với ý chí “uy vũ bất năng khuất” (uy vũ không thể khuất phục).
Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu
Chấn song tù giam được thể xác nhưng không giam nổi tâm hồn cụ hướng về đất nước! Bị kìm hãm, bị giam cầm nơi xứ lạ ,tinh thần đấu tranh của cụ Phan Bội Châu đã truyền đạt đến cho những chí sĩ yêu nước, một niềm tin tưởng vào sự nghiệp chiến đấu vì chính nghĩa của chính mình
Đời đã mới, người càng nên đổi mới Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội Xúm vai vào xốc vác cựu giang sơn.
(Bài ca chúc Tết thanh niên)
Bài thơ kết thúc mà lời thơ chưa kết thúc. Người đọc vẫn còn thấy đâu đây một con người uy phong đứng giữa đất trời, ung dung ngạo nghễ mà kiên định, bất khuất. Trong giây phút tuyệt vọng nhất, người anh hùng Phan Bội Châu vẫn không mất đi cái tráng chí, tinh thần thép của một nhà chí sĩ yêu nước Việt Nam, trở thành tấm gương sáng.
2.2. Nhiệt thành đi tìm và khẳng định con đường cứu nước mới, chủ trương theo đuổi tinh thần dân chủ.
Trước thực tại “Nó coi mình như trâu, như chó/ Nó coi mình như rơm như rác/ Trâu nuôi béo, cỏ coi rờm/ Cỏ moi rễ cỏ, trâu làm thịt trâu” Phan Bội Châu chỉ ra con đường cứu nước mới tiến bộ trong xã hội: khẳng định đất nước là của dân, đấu tranh chống giặc cứu nước là để bảo vệ nòi giống, đồng bào Việt Nam.
- Ông đã lấy tư tưởng dân là chủ làm động lực đấu tranh giành độc lập.
Phục quốc là việc mà người dân phải tự lo lấy.
(So sánh: Ông không phải là người đề xướng dân chủ vì trước đó có Nguyễn Trãi, có Phan Châu Trinh. Lúc đầu ông cũng có chỗ vướng: ông là đại diện cho Duy Tân hội theo chủ trương quân chủ lập hiens quan hệ với chính khách Nhật và quan hệ với nhiều nhân sĩ Nam Kì đang hâm mộ Cường Để - dòng đích của Gia Long. Sau này mới đả phá tư thông nhờ Phan Châu Trinh. Điểm khác là không nhấn mạnh dân với chủ quyền đất nước ít chú ý tới nhân quyền, dân quyền trong chính trị, xã hội mà là sự kết hợp giữa đấu tranh dân chủ với đấu tranh giành độc lập
Người, dân ta; của, dân ta
Dân là dân nước, nước là nước dân .... Sông phía Bắc, bể phương Đông Nếu không dân cũng là không có gì.
- Xác lập vai trò làm chủ xã hội của người dân. Ông nói về quyền làm chủ của người dân, trách nhiệm để mất nước tội của người dân cũng không nhỏ.
Với tinh thần dân chủ :
- Đất nước - lọ vàng mà cha ông để lại đều là tài sản chung của dân. Với năm mươi triệu số người trong nước đều là con cháu một họ, đều là chú bác anh em:
Nghìn, muôn, triệu, ức người trong nước Xây dựng nên cơ nghiệp nước nhà Chỉ ra sự thực tồn tại trong một số người:
Nước dân ta là của gia tài.
Chữ rằng "Tổ nghiệp lưu lai"
Của ta ta giữ, chắc ai giữ cùng!
Chẳng may lúc thành long, xã lở Một hai điều trách cứ vua tôi.
Còn năm mươi triệu con người,
Chỉ quanh quanh đám lợi tài không xong!
Hỏi đến nước còn không, không biết, Gọi đến tên Nam Việt, không thưa!
Gia tài tổ nghiệp mình xưa,
Tay đem quyền chủ mà đưa cho người!
Chắc đã có người cai quản hộ, Cơ nghiệp mình, mình bỏ không coi.
Hỏi xem khắp cả gầm trời, Coi ai quái gở lạ đời thế không?
- Phan Bội Châu đã thấy được điều tai hại của việc mất đoàn kết, việc chia rẽ dân tộc. Ông cho rằng một trong những nguyên nhân giúp Pháp chiếm được đất nước ta và đặt được ách đô hộ lên đất nước ta một cách vững vàng là do nhân dân ta
"Xung khắc bất hòa":
"Nỗi ngu dại nói không kể xiết Lại ngờ nhau chẳng biết tin nhau Coi nhau như thể quân thù
Thù mong nhau hại ghét cầu nhau hư Bụng có hợp thì nhà mới hợp
Lòng đã tan thì nước cũng tan"
(Hải ngoại huyết thư)
Từ đó ông đã đưa ra một chủ trương đoàn kết rộng rãi, không phân biệt giai cấp, đẳng cấp, tôn giáo.
3. Niềm tin sắt đá vào tương lai đất nước
- Niềm tin vào con người, lòng người. Ông nói: Nước đã không toàn thì thân làm sao mà vẹn được. Vì thế ông tin: đã là người thì dẫu là hạng người nào đi nữa cũng phải
khác loài thú mà đã khác loài thú tất sẽ biết phân biệt phải trái, tất sẽ yêu nước, ghét thù, bởi nước đã mất thì còn nói gì đến quyền lợi, danh dự, cuộc sống bản thân nữa”.
- Tin vào dân . Dân làm chủ
- Tin vào sức mạnh đoàn kết của dân Cả nước phải đồng lòng như thế/ Việc gì coi cũng dễ như không; Bốn phương nào sĩ nào nông/ Nào công nào cổ đều cùng anh em.