A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
IV. TẬP THƠ NHẬT KÍ TRONG TÙ
1. Thể hiện tấm lòng nhân đạo cộng sản
Trường Chinh cho rằng: “Một điểm nổi bật nhất trong đạo đức Hồ Chủ Tịch là lòng thương người”. Lòng thương yêu con người của Bác là tấm lòng nhân đạo Cộng sản, đó là tinh thần nhân đạo mới mẻ. Qua đó toát lên niềm tin tưởng vào con người trong những năm tháng đấu tranh gian khổ.
Tấm lòng nhân đạo cộng sản của Hồ Chí Minh không phải là lòng thương người siêu giai cấp mà có quan điểm nội dung và giai cấp cụ thể. Nó rất khác với tinh thần bác ái của tôn giáo, yêu thương an ủi con người và khuyên con người hãy thụ động chờ đợi hạnh phúc ở thế giới xa xôi hoặc kiếp sau. Đó cũng không phải là tình thương có ý nghĩa ban phát của giai cấp quý tộc, của những người sống trên tiền của.
Được biểu hiện ở những điểm sau:
- Trong tù Bác cũng chịu khổ ải như bất kì tù nhân nào. Mà Bác thì đã già, bị tù trong hoàn cảnh cô độc, nhưng Người đã quên đi nỗi đau của riêng mình mà đem lòng thương yêu những người bạn tù mà Bác gọi là nạn hữu.
Có một bài thơ đã kết đọng lại hai dòng tình cảm lớn của Bác là tình thương và lòng yêu nước “Người bạn tù thổi sáo”. Bác thương người bạn tù nhớ quê hương da diết trong âm điệu sầu não. Bác cũng là người cùng hội cùng thuyền, Bác cũng đang có tâm trạng nhớ quê hương đất nước nên tiếng sáo của người bạn tù cũng là tiếng lòng của Bác:
“Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu Muôn dặm quan hà khuôn xiết nỗi Lên lầu ai đó ngóng trông nhau”.
Đó còn là sự xót thương khi nhìn thấy người bạn tù đắp chăn bằng giấy (dù mình cũng vậy).
Chăn giấy của người bạn tù Cựu quyển tân thư tương bổ xuyết Chỉ chiên do noãn quá vô chiên Ngọc sàng cẩm trướng nhân tri phủ Ngục lý hứa đa nhân bất miên?
Sách xưa vở mới khéo đem bồi, Chăn giấy hơn không đã hẳn rồi;
Giường ngọc màn thêu ai có thấu, Trong lao không ngủ biết bao người.
Nam Trân – Băng Thanh:
Chứng kiến những cảnh ngộ thương tâm của một người tù cờ bạc nằm bên Bác vì đói rét bị nhà tù hành hạ chết thảm thương:
一个賭犯硬了 Nhất cá đổ phạm “ngạnh” liễu Một người tù cờ bạc chết cứng
Tha thân chi hữu cốt bao bì Thống khổ cơ hàn bất khả chi Tạc dạ tha nhưng thụy ngã trắc Kim triêu tha dĩ cửu tuyền quy.
(Thân anh da bọc lấy xương.
Khổ đau, đói rét hết phương sống rồi, Đêm qua còn ngủ bên tôi
Sáng nay anh đã về nơi suối vàng!)
Đây là một cái chết hai lần oan nên Bác càng thương cảm. (Oan thứ nhất là đánh bạc không đáng vào tù vì trong tù đánh bạc công khai, oan thứ hai là phải chết trong đói rét thê thảm)
- Giữa lúc đang chịu cảnh gông tù, xiềng xích người cộng sản quên đi thực tại và hướng ra thế giới bên ngoài cuộc sống của những con người nghèo khổ, nhân dân lao động...
Vào nhà lao Tân Dương nghe tiếng khóc của một đứa trẻ, Bác vô cùng xúc động tưởng chừng như đứa trẻ muốn nói với Bác qua tiếng khóc trẻ thơ:
Tiếng khóc trong nhà lao Tân Dương Oa…! Oa…! Oa…!
Cha trốn không đi lính nước nhà Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi,
Phải theo mẹ đến ở nhà pha.
Bác trong tù nhưng vẫn cảm nhận thấy âm thanh non nớt đó kể lể với Bác một điều cay đắng trong ngàn điều cay đắng trên đời. Tiếng khóc non tơ đó đã bật ra từ sự dồn nén của tầng tầng phi lí. Nhà thơ đã tự sự trong cái không thể tự sự được. Hay đứa trẻ biết đây là ông chủ bút tờ báo “Người cùng khổ” nên mới bật ra tiếng khóc kể lể như vậy.
Trong những người bất hạnh Bác gặp trong tù, Bác đặc biệt thương mến nhi đồng và phụ nữ. Trên kia ta thấy được niềm thông cảm của Bác đối với người phụ nữ có chồng mới bị bắt lính và giờ đây chúng ta lại hiểu thêm được tấm lòng yêu thương của Bác trong tiếng khóc của người góa phụ trong bài thơ “Nửa đêm nghe tiếng khóc chồng”:
“Hỡi ôi! Chàng hỡi, hỡi chàng ơi!
Cơ sự vì sao vội lánh đời?
Để thiếp từ nay đâu thấy được Con người tâm ý hợp mười mươi”
Ở trong tù, nửa đêm nghe tiếng khóc của một người thiếu nữ mà biết được đó là tiếng khóc “người bạn đời, tâm đầu ý hợp” thì đấy là cái lỗ tai đặc biệt của ông chủ bút
“Người cùng khổ”.
- Tâm hồn của Người chan hòa với cuộc sống của những người xung quanh, người dân lao động, cảm thông, chia sẻ với thân phận, nỗi niềm của họ.
Có thể nói trong đám tù nhân ở nhà lao Quảng Tây, Bác là người cô độc hơn ai hết, nhưng chỉ nhìn thấy vợ của một người bạn tù đến thăm chồng là Bác đã xúc động, Bác diễn tả nỗi lòng thương yêu của mình đối với vợ chồng người bạn tù:
“Anh đứng trong cửa sắt Em đứng ngoài cửa sắt Gần nhau trong tấc gang Mà biển trời cách mặt
Miệng nói chẳng nên lời Nói lên bằng khóe mắt Chưa nói lên tuôn đầy
Tình cảnh đáng thương thật.”
Dù sao thì vợ chồng người bạn tù còn được an ủi, vậy mà con người cô độc này lại đem lòng thương “gần nhau trong tấc gang. Mà biển trời cách mặt” thật ra thì họ đã được gần nhau trong gang tấc. Còn “biển trời cách mặt” là biển của tình yêu thương mênh mông của Bác đối với những con người bất hạnh.
Hay là sự cảm thông với người vợ có chồng bị bắt đi lính Gia quyến người bị bắt lính
(Trung binh gia quyến) Biền biệt anh đi không trở lại, Buồng the trơ trọi, thiếp ôm sầu;
Quan trên xót nỗi em cô quạnh, Nên lại mời em tạm ở tù.
Trên con đường giải tù, nhìn thấy người phu làm đường cực khổ dưới nắng mưa, Bác động lòng thương và ghi lại thành thơ:
Phu làm đường
“Dãi gió dầm mưa chẳng nghỉ ngơi Phu đường vất vả lắm ai ơi *
Ngựa xe hành khách thường qua lại Biết cảm ơn anh được mấy người”.
(Nguyên văn: Thảm đạm kinh doanh” trúc lộ phu. “Thảm đạm kinh doanh” là một thành ngữ Trung Quốc, ý nói dốc sức, mưu toan, tận tụy với công việc).
Khi diễn tả Người nói: “Tôi khổ sở vì đang kiến trúc con đường cho nhân loại, con đường cách mạng”. Đó là sự đồng cảm của hai người “trúc lộ phu” cho nên tình thương càng sâu sắc, thấm thía.
Nhiều bài thơ trong “Nhật kí trong tù” cũng biểu hiện sự sẻ chia niềm vui với người nông dân:
“Khắp chốn nông dân cười hớn hở Đồng quê vang dậy tiếng ca vui”
- Gắn niềm tin yêu vào nhân phẩm của con người khi bị đặt trong bóng tối 又一个 Hựu nhất cá... Lại một người nữa...
Di, Tề bất thực Chu triều túc,
Đổ phạm bất ngật công gia chúc;
Di, Tề ngã tử Thú Dương sơn, Đổ phạm ngã tử công gia ngục.
(Di, Tề chẳng ăn gạo nhà Chu, Tù bạc chẳng ăn cháo nhà nước;
Di, Tề chết đói ngàn Thú Dương, Tù bạc chết đói trong nhà ngục)
Bá Di, Thúc Tề: con vua nước Cô Trúc đời nhà Ân (1401 - 1122 trước C.N), Trung Quốc. Khi Vũ Vương chiếm ngôi nhà Ân lập nên nhà Chu, Bá Di, Thúc Tề không chịu ăn gạo nhà Chu lên núi Thú Dương (nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) ở ẩn, ăn rau vi, rồi chết đói ở đó.