III. TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN
2. Phong cách Nguyễn Công Hoan
2.4 Đặc điểm ngôn ngữ trần thuật của Nguyễn Công Hoan
* Trong sáng, giản dị có tính chất bình dân. Văn chương Nguyễn Công Hoan trong sáng phát huy khả năng diễn đạt của tiếng nói dân tộc.
- Ngôn ngữ một bà nhà quê : Thưa thầy, từ đây lên huyện những chín cây-lô- mếch, sợ nhà đi nắng thỡ cảm, rồi phải lại thỡ oan gia… ằ (Tinh thần thể dục).
- Ngôn ngữ lính tráng : Nói nôm na, chú Ván-cách cũng muốn chim chị Tam đáo để. Có bận chú định ngồi trong mành mành, ví chị Tam một câu rõ hay. Giá chú biết làm thơ, làm văn thì hẳn đã nghĩ được một bài trường thiên rõ dài để tặng ! Khốn nhưng chú chỉ quen thói bóp ngực lần lưng dân, cho nên chỉ học mốt chim gái
của bạn đồng nghiệp, thẳng như nòng súng, là giữ nón, chắn đường, hoặc nắm cổ tay mà bắt nói một câu : - Van nhà, nhà buông em ra ! (Thật là phúc)
- Ngôn ngữ chị vú, con sen: “Lậy ông bà, chúng con có biết cái ví tiền của ông mặt ngang mũi dọc thế nào, thì chúng con cứ chết một đời cha ba đời con!”
(Mất cái ví).
- Ngôn ngữ bà bán bún riêu: “Ba mươi sáu cái nõn nường! Mỗi bát mấy đồng xu của người ta đây! Thôi đi! Dơ!...” (Thằng ăn cắp).
* Ngôn ngữ thân mật, suồng sã.
- Bakthin: “Tất cả những gì nực cười đều gần gũi... Tiếng cười có một sức mạnh tuyệt vời kéo đối tượng lại gần, tiếng cười lôi đối tượng vào khu vực tiếp xúc thân mật đến thô bạo, ở đó có thể suồng sã sờ mó từ khắp phía...”.
- Văn của Nguyễn Công Hoan không là thứ văn đạo mạo, mà là văn lột trần tất cả tôn ti trật tự xã hội, không chừa một ai. Trong Bữa no... đòn: “Chẳng ai thương nó cả. Nó cũng là người. Duy chỉ khác mọi người là chẳng may nó bị tạo hóa ruồng bỏ, cho nên đói khát, phải ăn cắp giấm giúi để nuôi thân. Cái ấy cũng khác hẳn với người thường. Họ thừa, họ cứ đường hoàng ăn cắp”.
- Văn trần thuật của Nguyễn Công Hoan nhìn chung là những lời trò chuyện giữa tác giả, nhân vật và độc giả như những kẻ bằng vai phải lứa cùng đùa cợt bông phèng với nhau. “Một loạt truyện ngắn của ông viết vừa rồi về quan trưởng tôi có đọc hết. Tôi nhận thấy có truyện ông đã bịa thêm nhiều...” (Tôi tự tử). “Vì mới chết lần này là lần đầu, nên anh Xích chưa có lịch duyệt về khoản ấy. Thực vậy, nếu chết ở tỉnh, thì ai láu nên chọn vào đêm thứ sáu. Như thế, vợ con có vừa vặn thì giờ để cáo phó lên báo. Và chủ nhật, cất đám, có đủ các cụ, các quan, các ông, các bà, thân bằng cố hãu đi đưa đông. Ở nhà quê, nếu chết vì tai nạn, người khôn ngoan bao giờ cũng tránh những ngày chủ nhật hoặc ngày lễ, thì sự khám xét, tống táng mới mong chóng được. Nhưng khốn nỗi, xưa nay, không ai chết lần thứ hai để được bài học kinh nghiệm về cách chết. Vì vậy, vẫn có nhiều người chết một cách ngờ nghệch” (Thịt người chết). “Dạy học là một nghề khó nhọc. Dạy lớp Đồng ấu lại khó nhọc gấp mười. Trẻ con phần nhiều đãng trí, hay quên, có khi tay cầm quản bút, nhưng lại mách thầy là anh nào ăn cắp. Có khi lọ mực móc dây vào ngón tay, nhưng lúc hứng, cứ như thế, đưa cả lên đầu mà gãi! Lại có đứa thò lò mũi xanh. Có đứa mải chơi, đi “mô tô” ra quần lúc nào không biết. Quàn áo thì bẩn thỉu, hôi
thối, đất cát, mồ hôi bê bết nhễ nhại, cáu ghét tầng tầng. Trong lớp thì hơi người tanh nồng lên. Không trách người Tây gọi lớp ấy là Ăng-phăng-tanh cũng phải”
(Thầy cáu).
- Ngôn ngữ kẻ ăn mày: “Giàu hai con mắt, đói hai bàn tay, con kêu van cửa ông cửa bà thí bỏ cho con bát cháo lưng hồ...” (Cái vốn sinh nhai).
- Ngôn ngữ của lí trưởng: Ông lý nhăn mặt, nhặt 3 hào bỏ vào túi: LÀm việc mà cứ gặp phải những người như bà thì tôi đến chết mất”. Khi áp giải đám dân đi xem bóng đá: Chín mươi tư thằng ở đây, xếp hàng năm lại, đi cho đều bước. Tuần chúng bay phải kèm chung quanh giúp tao. Đứa nào mà trốn về thì ông bảo ... Mẹ bố chúng nó cho đi xem đá bóng chứ ai giết chết mà phải trốn như trốn giặc”.
* Ngôn ngữ giễu nhại.
Lời văn trân thuật của Nguyễn Công Hoan luôn có giọng giễu nhại. Bằng biện pháp giễu nhại, tác giả hạ bệ tất cả những gì gọi là nghiêm trang, nghiêm túc; biến chúng thành trò cười với hình thức mô phỏng (hí phỏng) một cách hài hước lời nói, giọng điệu của những nhân vật nào đấy, hoặc phong cách ngôn ngữ của một tàng lớp xã hội nào đấy. Tả cái áo rách của thằng ăn cắp: “Cái áo dài vải Tây nay chỉ còn giữ được màu nước dưa, thì ở lưng, vai, tay, ngực bướp ra, mà năm khuy thì về hưu trí. Mỗi chỗ rách là kỉ niệm một trận đòn mê tơi...”. Tả chó sủa: Tiên sinh xứ tự do ngôn luận oang oang... cứ diễn thuyết ràm rộ, hô hào dữ dội đến nỗi cả nhà mất ngủ”.
*Chơi chữ.
- Chơi chữ trong cách đặt tên truyện. Hai thằng khốn nạn: Một người khốn nạn về vật chất (nghèo khổ) và một người khốn nạn về tinh thần, về cách sống (nhà giàu). Thế là mợ nó đi Tây: “đi Tây” vừa chỉ người Việt Nam sang du học bên Tây vừa chỉ sự ra di hẳn, cắt đứt hẳn. Xuất giá tòng phu: Dùng ngôn ngữ đạo lý để chỉ chuyện vô đạo: Tòng phu không phải là thủy chung với chồng mà theo mệnh lệnh chồng di ngủ với quan trên.
- Chơi chữ trong văn trần thuật: Tôi cực lực công kích sách vệ sinh đã dạy người ta ăn uống phải sạch sẽ, nếu ta muốn được khỏe mạnh béo tốt. Thuyết ấy sai.
Trăm lần sai, nghìn lần sai vì tôi thấy sự thực ở đời, bao nhiêu những anh béo khỏe, đều là những anh thích ăn bẩn cả...” (Đồng hào có ma). Miêu tả cách ghẹo gái có
tính chất lính tráng của một viên cơ. Lão khám một mụ buôn thuốc phiện lậu, thấy có mấy đồng trinh: “-À, con này gớm thật, mày vẫn còn trinh à?”.
THỰC HÀNH
Bài 1: Thực hành và soạn giảng một phần nội dung trong bài học (đã có sự chuẩn bị ở nhà)
- Sinh viên đảm bảo nội dung cần đạt, thiết kế đúng tiến trình dạy học.
- Thực hành trình bày trước lớp...
Bài 2: Phân tích tác phẩm Đồng hào có ma để làm sáng rõ quan điểm nhìn nhận hiện thực của nhà văn Nguyễn Công Hoan.
Cần đạt:
* Quan điểm giàu nghèo:
- Chỉ ra sự xung đột rõ rệt giữa kẻ giàu và người nghèo.
- Chi phối cách dựng truyện, kết cấu, xây dựng nhân vật... Cách dựng truyện ở đây dắt dẫn độc giả bắt quả tang những vụ trộm bất ngờ:
- Thường bênh vực cho người nghèo khổ.
- Lên án bọn có quyền mà bất nhân. Thế là trong cái xã hội của truyện ngắn, truyện dài Nguyễn Công Hoan, bọn thống trị chỉ là một lũ ăn cắp, ăn cướp.
Luật pháp của chúng bày ra chỉ là để đè đầu người dân xuống mà ăn cắp, ăn cướp.
Nguyễn Công Hoan đã phản ánh được chính xác, một khía cạnh bản chất của hiện thực
Đây là quan điểm tiến bộ, nhân đạo và mang tinh thần dân chủ.
* Quan điểm luân lí, đạo đức
- Đả kích sâu cay bọn quan lại hãnh tiến vô liêm sỉ, bọn tư sản, thanh niên chạy theo Âu hóa nhố nhăng...
- Vẫn coi trọng những giáo điều mà lễ giáo phong kiến ràng buộc