- Tính dân chủ: Đối tượng tiếp nhận và sáng tác mở rộng. Một số tác phẩm được viết dưới sự ảnh hưởng, gợi ý trực tiếp của những người cộng sản. Văn học không bó hẹp phạm vi chủ đề mà mở rộng ra các vấn đề mới của cách mạng như vấn đề ruộng đất, dân cày, công nhân...
- Tính nhân dân: không chỉ chĩa mũi nhọn phê phán vào giai ấp địa chủ, quan lại mà đặc biệt quan tâm nhiều tới đời sống nhân dân lao động, thể hiện nỗi khổ của nhân dân với sự cảm thông sâu sắc.
+ VHHTPP PT TK XIX: chủ yếu xây dựng hình tượng nhân vật quý tộc.
+ VHHTPPVN chủ yếu xây dựng nhân vật là nông dân.
- Yếu tố tiến bộ, yêu nước và cách mạng: văn học hiện thực phê phán đã thẻ hiện được không khí oi bức ngột ngạt đầy khắc khoải trước hiện thực ở tận cùng sự thối nát đang trong cơn quằn quại lột xác để đổi thay. Đồng thời ẩn chứa những niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
2. Giàu tính thời sự và có tính chiến đấu cao
- Tính thời sự: phản ánh kịp thời không khí xã hội chính trị sôi nổi, căng thẳng.
- Tính chiến đấu: do chính sách kiểm duyệt gắt gao và tình hình xã hội chuyển biến căng thẳng, văn học đã đứng lên phê phán, đả kích phủ định trật tự xã hội đương thời.
3. Cảm hứng yêu thương và cảm hứng trào phúng là những cảm hứng nổi bật.
- Cảm hứng yêu thương: những sáng tác văn học luôn quan tâm tới số phận của những người nông dân nghèo khổ trong xã hội. Đồng thời đề cao những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân lao động.
- Cảm hứng trào phúng: được các nhà văn sử dụng với tỉ lệ và tần suất cao , đa dạng, phong phú về tiết tấu, âm sắc, trường độ và cao độ... có ý nghĩa thế giới quan sâu sắc, góp phần khám phá cuộc sống đặc biệt.
4. Là dòng văn học không thuần nhất có nhiều ảnh hưởng phức tạp
- Có sự trộn lẫn hai phương pháp hiện thực và lãng mạn, òa trộn với dòng văn học cách mạng...
- Chứa nhiều ảnh hưởng phức tạp, nhiều mâu thuẫn, có cả tích cực và không tích cực của nhiều trào lưu văn học phương Tây: hiện thực chủ nghĩa, chủ nghĩa tự nhiên...
NỘI DUNG SINH VIÊN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU ( 01 Tiết - Tiết 29 )
Nội dung: Tìm hiểu quá trình vận động và phát triển của văn học hiện thực phê phán Việt Nam từ 1930 - 1945
Định hướng: Văn học hiện thực phê phán Việt Nam vận động và phát triển qua 3 chặng đường
1. Chặng đường từ 1930 -1935
- Thời gian đầu vận động của văn học hiện thực phê phán ở Việt Nam
- Nội dung phản ánh một xã hội thành thị Việt Nam với khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Đồng thời toát lên tinh thần phê phán hiện thực, bộc lộ sự cảm thông thương xót với những nạn nhân của chế độ xã hội. Nhưng chỉ ở phần hạn chế, mới khai thác ở bề nông.
- Tên tuổi tiêu biểu: Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng
2. Chặng đường từ 1936 - 1939
- Thời kì phát triển thuận lợi, vượt lên trên lấn át văn học lãng mạn.
- Đặc điểm cơ bản: Giàu tính thời sự và có tính chiến đấu cao.
- Thành tựu phát triển trên nhiều thể loại, tiểu biểu nhất là truyện ngắn và tiểu thuyết.
- Tuy nhiên văn học hiện thực thời kì này vẫn không tránh khỏi một số hạn chế, một vài tác phẩm bị ảnh hưởng tư tưởng bảo thủ, cải lương..
- Tên tuổi tiêu biểu: Ngô Tất Tố và Nguyên Hồng 3. Chặng đường từ 1940 - 1945
- Tình hình chiến sự chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ tác động mạnh mẽ tới bộ phận văn học công khai làm cho cây bút hiện thực trở nên hoang mang, dao động.
- Đội ngũ các nhà văn hiện thực có thay đổi lớn.
- Nội dung ít trực tiếp thể hiện những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu của xã hội như ở chặng trước mà hướng vòa đề tài có tính chất phong tục, hoặc đi vào những chuyện đời tư vặt vãnh hàng ngày...Thiên về hướng nội, giàu tính chật tự truyện và mang - Nội dung ít trực tiếp thể hiện những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu của xã hội như ở chặng trước mà hướng vòa đề tài có tính chất phong tục, hoặc đi vào những chuyện đời tư vặt vãnh hàng ngày...Thiên về hướng nội, giàu tính chật tự truyện và mang ý vị trữ tình sâu sắc...
- Tên tuổi: Nam Cao D. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Những đặc điểm cơ bản của khuynh hướng văn học hiện thực phê phán Việt Nam 2. Quá trình hình thành, vận động và phát triển của VHHT PP VN.
3. Chuẩn bị bài Nguyễn Công Hoan.
Tiết: 30 - 32 Ký duyệt Bài 9
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
NGUYỄN CÔNG HOAN
Giúp Sinh viên nắm được
1. Kiến thức cơ bản về Nguyễn Công Hoan: quan điểm xã hội và đạo đức;
những thành công và nhược điểm trong tiểu thuyết nhất là những phong cách nghệ thuật độc đáo của ông trong truyện ngắn trào phúng.
2. Có kí năng tiếp cận và phân tích truyện ngắn trào phúng
3. Phát huy tính chủ động trong học tập. Thêm yêu mến và trân trọng những thành quả mà cha ông ta đã tạo dựng.
B.TÀI LIỆU HỌC TẬP
* Giáo trình: Trần Đăng Xuyền (chủ biên), Văn học Việt Nam hiện đại 1.
* Tài liệu tham khảo:
1. Nhiều tác giả, Nguyễn Công Hoan nhà văn hiện thực lớn...
2. Lê Thị Đức Hạnh, Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan 3. Phan Cự Đệ (chủ biên), Văn học Việt Nam 1930 - 1945, gd, 97.
4. Tuyển tập Nguyễn Công Hoan C. NỘI DUNG BÀI HỌC