VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT (TRUYỆN VÀ KÍ)

Một phần của tài liệu van hoc viet nam hien dai 1 (Trang 32 - 35)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

II. VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT (TRUYỆN VÀ KÍ)

Di sản truyện, ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh là những tác phẩm có giá trị đặc biệt về nhiều mặt, có vai trò mở đầu và đặt nền móng cho nền báo chí và văn học cách mạng nước ta ngay từ đầu thế kỷ XX (Ra đời sau Nhật kí trong tù 15 năm)

1. Truyện và kí của Người được đăng trên nhiều mặt báo, là những sáng tác nghệ thuật có sự kết hợp chặt chẽ tính thời sự, chiến đấu với tính nghệ thuật.

- Trong bối cảnh đặc biệt của những năm đầu thế kỷ XX, các tác phẩm truyện, ký và tiểu phẩm của người thanh niên cách mạng Nguyễn Ái Quốc tập trung tố cáo bản chất xấu xa của chủ nghĩa thực dân, vạch trần tính chất bịp bợm, xảo trá được che đậy dưới những từ ngữ mỹ miều như “công lý”, “bình đẳng”, “bác ái”... mà chúng vẫn thường rêu rao. Với sự kết hợp những kiến thức của đông tây kim cổ và kiến thức phong phú, cụ thể của cuộc sống hàng ngày, với tinh thần chiến đấu không khoan nhượng trước kẻ thù và với nghệ thuật châm biếm sâu sắc, tác giả đã dựng lại những khuôn mặt tàn ác, man rợ của những kẻ “khai hoá” và cảnh sống cùng cực của những người lao động lương thiện dưới ách thống trị tàn bạo của chúng ở các nước thuộc địa.

Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, một số đoạn trong các Chương III, Chương IV, Chương V đã dựng lên hàng chục chân dung kẻ thù bằng những nét đặc tả theo lối châm biếm cay độc. Tác phẩm quan trọng này đã trở thành một văn kiện lịch sử vô giá trong kho tàng văn học cách mạng Việt Nam: Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ là những tên anamit bẩn thỉu, biết kéo xe tay và ăn đòn của những quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, họ biến thành những đứa con yêu, những người bạn hiền của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí cả của các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé. Đùng một cái họ được phong cho những danh hiệu “ những chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do” Nhưng họ đã phải trả bằng một giá khá đắt cái vinh dự đột ngột ấy, vì để bảo vệ cho cái công lý và tự do mà chính họ không được hưởng một tí nào, họ đã phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu. Trong lúc vượt biển, nhiều người bản xứ, sau khi được mời chứng kiến cảnh kỳ diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, đã được xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thuỷ quái. Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Bancăng, lúc chết còn tự hỏi phải chăng nước mẹ muốn chiếm ngôi nguyên phi trong cung cấm vua Thổ, – chả thế sao lại đem nướng họ ở những miền xa xôi ấy? Một số khác nữa thì đã anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát trên bờ sông Mácnơ, hoặc trong bãi lầy miền Sămpanhơ, để lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế.

- Chỉ rõ bộ mặt nhu nhược của bọn vua quan phong kiến bán nước, đồng thời thông qua đó nêu lên truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm với những nhân vật lịch sử anh hùng của dân tộc. Truyện, ký của Nguyễn Ái Quốc luôn thể hiện một sự ngưỡng mộ sâu

sắc và tự hào đối với các nhân vật lịch sử - từ Trưng Trắc, Trưng Nhị, Ngô Quyền, Lê Lợi đến Phan Bội Châu... Tác phẩm Những trò lố hay Varen và Phan Bội Châu lại dựng lên hai hình ảnh trái ngược nhau: Varen khua môi múa mép nhằm mua chuộc nhà cách mạng Phan Bội Châu. Đáp lại những lời đường mật, những hứa hẹn của tên thực dân cáo già ấy, nhà cách mạng họ Phan chỉ im lặng, thản nhiên, khinh bỉ. Nhân cách của người cách mạng trong cảnh ngục tù đã toả sáng trước kẻ thù xảo trá nhưng bất lực...

2. Có sự kết hợp chặt chẽ giữa nội dung và hình thức nghệ thuật.

Có thể thấy những tác phẩm như Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành, Những trò lố hay Varen và Phan Bội Châu… đã thể hiện một trình độ nghệ thuật hư cấu, sáng tạo tình huống tài tình rất cao. Trong đó, ngòi bút của tác giả luôn ở mũi nhọn của thời cuộc chính trị, đã nắm bắt rất nhạy bén sự kiện chính trị, xã hội.

Để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, từ năm 1941 đến khi Cách mạng tháng Tám thành công, tự tay Bác Hồ đã biên soạn một số tài liệu về chiến tranh du kích và biên soạn một tập truyện ký gồm mười hai chương và một phần kết luận.

Mở đầu tác phẩm đó là lời đề từ: “Đánh du kích không cần phải có sức mạnh... Hễ là người có lòng yêu nước, không chịu làm nô lệ, lại có một chút gan dạ và mưu trí, thì bất kỳ trai gái, già trẻ, bất kỳ có súng hay không có, đều có thể đánh du kích”. Trong tất cả mười hai chương của tác phẩm này đều được mở đầu bằng hai câu thơ lục bát. Đây là các câu thơ ở đầu các chương I, III, IV:

- “Một ông già, một sợi dây

Làm cho điêu đứng một bầy địch nhân - Tuổi già gan lại càng già

Làm cho địch biết tay bà mưu cao - Không súng thì đánh bằng dao Có mưu, có kế, súng nào thiếu chi”…

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Bác vẫn trực tiếp viết nhiều tác phẩm truyện, ký châm biếm để phân tích tình hình, vạch mặt bọn cướp nước và lũ tay chân bán nước của chúng, động viên nhân dân ta hướng tới thắng lợi. Có thể thấy rõ điều này qua một số tựa đề tác phẩm của Bác: Trong trần ai, ai cũng ghét Ai (Ai: chỉ tổng thống Mỹ Aixenhao), Đạo đức Mỹ, Làm thế nào cho lạc thêm vui?, U2 là u ám, u mê - U đi 3 chiếc, u về chỉ 1 thôi (U2: máy bay do thám đặc biệt của Mỹ), Bình đẳng, bác ái kiểu Mỹ, Chó Mỹ da trắng cắn Mỹ da đen, Đế quốc Mỹ bi và bí, Tay-lo rồi chân cũng lo, Đại bợm Giôn-xơn miệng nói “hòa bình” tay vung “binh hỏa”, Quân Mỹ chết nhăn răng, tướng Mỹ nhăn răng

cười, Lại chuyện chó Mỹ, “Đại” bại tướng Vét-mỡ lợn đã cút về nước mẹ Hoa kỳ (Vét-mỡ- lợn: Oétmolen) v.v…

Đoạn văn đậm chất châm biếm sau đây được trích trong bài Đế quốc Mỹ bi và bí của Bác (Bài ký bút danh “Chiến sỹ”, đăng báo Nhân Dân ngày 7-3-1964):

“Tình hình gay go ở nước Mỹ và trên thế giới làm cho tổng Zôôn rất đau đầu. Uống thuốc xong, Zôôn vừa thiu thiu ngủ, thì liền mơ thấy tổng Ken bước vào. Sau đây là tóm tắt nội dung câu chuyện giữa hai tổng:

Tổng Ken: Thế nào Zôôn? Công việc đều O.K. chứ?

Tổng Zôôn: Very bad Ken ạ ! Hôm Ken chết, tôi hí hửng được làm tổng thống...

Nhưng...

Xin mời Ken hãy rốn ngồi.

Để nghe Zôôn kể khúc nhôi đoạn trường.

3. Trong bối cảnh của một đất nước đang nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới, trong những tác động hai mặt của cơ chế thị trường và mặt trái của

“thương mại hóa” sách báo, nền văn học và báo chí nước ta đang rất cần có những cây bút mạnh mẽ và sắc sảo, dũng cảm lên tiếng vì sự tiến bộ xã hội, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chính vì thế, có thể thấy rằng những bài học từ di sản truyện, ký của Hồ Chủ tịch vẫn còn nguyên giá trị thời sự trong cuộc sống hôm nay.

Một phần của tài liệu van hoc viet nam hien dai 1 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(169 trang)
w