TIỂU THUYẾT VŨ TRỌNG PHỤNG

Một phần của tài liệu van hoc viet nam hien dai 1 (Trang 126 - 131)

Bài 3: Phân tích tính trào phúng được thể hiện trong truyện Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan

II. TIỂU THUYẾT VŨ TRỌNG PHỤNG

Là bước nhảy vọt, là một trong những đỉnh cao nhất của sự nghiệp sáng tác Vũ Trọng Phụng, đồng thời cũng là thành tựu xuất sắc của trào lưu văn học hiện thực phê phán .

1.1. Khả năng bao quát hiện thực

- Đó là bức tranh xã hội đương thời có tầm khái quá tổng hợp cao chưa từng có trong văn học.

- Không gian mở rộng, mang tầm vĩ mô hết sức rộng lớn dàn trải từ nông thôn đến thành thị, từ đồng bằng đến rừng núi...

1.2 Chiều sâu mới trong phản ánh hiện thực và phân tích xã hội

- Nhìn xã hội trên tinh thần giai cấp, phản ánh hiện thực từ góc độ mâu thuẫn giai cấp, phơi bày bản chất thực mối quan hệ của các tầng lớp xã hội đương thời.

- Ý thức phanh phui mổ xẻ, vạch trần bản chất mối quan hệ bẩn thỉu giữa các thế lực thống trị trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội...

1.3 Cảm nhận sâu sắc về sự biến động quay cuồng, đảo điên của xã hội vạn ác, bất công, vô nghĩa lí.

- Xã hội trong Giông tố là cơn lốc chứa nhiều tình huống trớ trêu có biết bao số phận thăng trầm, lên voi xuống chó, ông hóa ra thằng, thằng hóa ra ông...

- Giông tố mang đậm màu sắc chính trị, thời sự thể hiện rõ khả năng bám sát và cập nhật những vấn đề chính trị xã hội nóng bỏng của nhà văn.

1.4 Thành tựu nghệ thuật nổi bật

- Khả năng tạo cốt truyện hấp dẫn, căng thẳng, đầy kịch tính, xung đột truyện luôn được đẩy lên đỉnh cao

- Thành công nổi bật là hình tượng điển hình Nghị Hách:

+ Nhân vật địa chủ tư sản có đầy đủ yếu tố phản diện có xương thịt. Được miêu tả trên hai bình diện: sự vô đạo đức, loạn luân ghê tởm, và sự liên kết giữa đồng tiền và quyền lực chính trị, tạo nên sức mạnh hắc ám thao túng.

+ Là nhân vật thể hiện sâu sắc bản chất của tầng lớp phản động thối nát của giai cấp tư sản trước Cách mạng.

+ Là tên độc ác, tàn nhẫn đến lạnh lùng...

+ Mang tính chất điển hình giai cấp có ý nghĩa khái quát cao độ...

2. Tiểu thuyết Số đỏ

2.1. Đối tượng trào phúng tiểu thuyết Số đỏ

- Là tầng lớp ông bà chủ là giới thượng lưu Hà thành cùng với những hoạt động cải cách xã hội và phong trào văn hóa giả dối bịp bợm

- Hướng tới sự ngô nghê ngốc ngếch của mọi hạng người trong xã hội - Nhân vât Xuân tóc đỏ.

2.2 Cung bậc tiếng cười trào phúng

- Tiếng cười hài hước: có tính khôi hài

- Tiếng cười như đùa như chơi nhưng rất hiểm ác. Tiếng cười ở đây là tiếng cười châm biếm, đả kích sâu cay.

2.3 Nghệ thuật trào phúng

Trào phúng là cái cười, tiếng cười mang ý nghĩa sâu xa, hàm ý châm biếm, mỉa mai, đôi lúc đả kích sâu cay.

_ Trào phúng bao hàm hai yếu tố: yếu tố phê phán và yếu tố hài hước. Hai yếu tố kết hợp với nhau trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng.

_ Tiếng cười được vang lên từ những thủ pháp nghệ thuật được sắp đặt theo chủ đích của tác giả. Sử dụng ngôn ngữ, cách xây dựng nhân vật, hoạt động của nhân vật. Tính chất trào phúng đạt đến sự thành công cả về cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật

_ Tính chất trào phúng trong Số đỏ; Giông tố, Vũ Trọng Phụng đã vạch trần mặt trái tự nhiên.

Tóm lại, Vũ Trọng Phụng là nhà văn hiện thực xuất sắc. Vũ Trọng Phụng đã để lại những tác phẩm văn học như một di sản văn hóa. Tác phẩm của ông là một kho phong phú các thủ thuật trào phúng hài hước

3. Cá tính sáng tạo và đặc điểm tiểu thuyết hiện thực - Nhìn nhận hiện thực rất riêng và ấn tượng - Phân tích trong cách xây dựng hiện thực ở tp.

NỘI DUNG SINH VIÊN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU ( 01 Tiết - Tiết 35)

? Tìm hiểu về phóng sự của Vũ Trọng Phụng Định hướng:

- Vũ Trọng Phụng bước vào làng văn bằng truyện ngắn đăng báo năm 1931, từ đó sự nghiệp văn chương của ông bắt đầu phát triển. Ông để lại 7 tập phóng sự . Tác phẩm gây sự chú ý cho dư luận đương thời đối với Vũ Trọng Phụng là phóng sự

đầu tay Cạm bẫy người - bút danh Thiên Hư, đăng trên báo Nhật Tân, từ số 1 (2/8/1933 ) đến số 14 ( 1/11/1933 ) .Năm sau cũng trên báo này ông in thêm phóng sự thứ hai " Kỹ nghệ lấy Tây ", viết về cái nghề lấy Tây để nuôi thân .Rồi đến "

Cơm thầy cơm cô " ( 1936 ) viết về cảnh đời những ngươi đi ở , " Lục Xì " ( 1937 ) in trên báo Tương Lai ...Với số lượng phóng sự như thế , cùng cây bút đàn anh đi trước như : Tam Lang ( Vũ Đình Chí ) , cùng nhà văn đồng trang lứa Vũ Bằng , Vũ Trọng Phụng đựoc liệt vào bộ ba " những nhà văn mở đầu cho nghề phóng sự của nước ta ". Đặc biệt ông được Mai Xuân Nhân tôn vinh là ông vua phóng sự đất Bắc (dẫn theo Tập san văn học , số 5 /1960 ) . Danh hiệu này sau được nhiều người tán thành, vì quả thực xưng tụng như vậy là xứng đáng với những gì ông đóng góp cho nghề phóng sự ở nước ta .

- Mãi đến năm 1934, Vũ Trọng Phụng mới cho ra mắt bạn đọc cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tay " Dứt tình " còn có tên là "Bởi không duyên kiếp" đăng trên tờ Hải Phòng báo. Với tiểu thuyết này, ông chứng tỏ ngòi bút tả chân đã khéo léo có thể coi là một bức tranh ...phỏng theo sự thực của đời , không tô điểm cho đẹp thêm, cũng không bôi nhọ cho xấu đi ( Tràng An).

- Nghệ thuật viết phóng sự Vũ Trọng Phụng .

+ Vũ Trọng Phụng đã đạt được thành công lớn là đã xây dựng được những một số điển hình sinh động bất hủ về xã hội tư sản thành thị Việt Nam lúc bấy giờ. - + Ông vạch ra sự khác biệt giưa 2 trường phái lãng mạn và hiện thực trong cách nhìn nhận đời sống xã hội, trong cách miêu tả hiện thực và con người

- Sự phong phú, đa dạng về phương thức tiếp cận hiện thực là yếu tố quan trọng tạo lên tính độc đáo cho những thiên phóng sự Vũ Trọng Phụng. Đó là cá tính sáng tạo của riêng ông, đồng thời chứa đựng cả tấm lòng , tâm huyết với nghề

D. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

1. Những thành công nội dung và nghệ thuật trong Giông tố và Số đỏ của VTP.

2. Chuẩn bị bài Ngô Tất Tố.

Tiết: 36 - 38 Ký duyệt Bài 9

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp Sinh viên nắm được

1. Những nét lớn vè tiểu sử, con người, và sự nghiệp trước tác của Ngô Tất Tố. Từ đó hiểu thêm về phong cách nghệ thuật của nhà văn

2. Có kí năng phân tích các tác phẩm, và vận dụng tích cực vào giảng dạy các tác phẩm được dạy trong nhà trường THCS hiện hành.

3. Phát huy tính chủ động trong học tập.

B.TÀI LIỆU HỌC TẬP

* Giáo trình: Trần Đăng Xuyền (chủ biên), Văn học Việt Nam hiện đại 1.

* Tài liệu tham khảo:

1. Ngô Tất Tố, tác gia và tác phẩm, Nxb GD, 2001.

2. Phan Cự Đệ (chủ biên), Văn học Việt Nam 1930 - 1945, gd, 97.

C. NỘI DUNG BÀI HỌC

NGÔ TẤT TỐ

Một phần của tài liệu van hoc viet nam hien dai 1 (Trang 126 - 131)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(169 trang)
w