Truyện ngắn trào phúng của NCH thể hiện cách nhìn đời rất độc đáo

Một phần của tài liệu van hoc viet nam hien dai 1 (Trang 115 - 119)

III. TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN

2. Phong cách Nguyễn Công Hoan

2.2. Truyện ngắn trào phúng của NCH thể hiện cách nhìn đời rất độc đáo

* Đời chỉ là một sân khấu hài kịch, một tấn trò hề lố lăng, giả dối.

- Đời ở đây là: xã hội thực dân tư sản với mọi sản phẩm lố lăng, thối nát, đồi bại. Và ông nhìn đâu cũng thấy nghịch cảnh, phi đạo lí, thấy cái đáng cười và đáng chế giễu. Ví dụ: Kép Tư Bền : hiện tượng bên ngoài pha trò, cười cợt, nhưng bên trong tan nát ruột gan. Anh kép hát muốn khóc lại phải cười. Xuất giá tòng phu, hiện tượng bên ngoài là chồng dạy vợ đạo tòng phu, nhưng thực chất là phản lại đạo tòng phu. Người đàn bà trong câu chuyện bị đặt trong tình huống bị chồng cưỡng bức đi ngủ với quan trên để thực hiện ’đức tam tòng’. Tinh thần thể dục, hiện tượng bên ngoài là chăm lo sức khỏe và sự giải trí cho dân ; nhưng thực chất là đem tại họa đến cho dân. Thật là phúc, hiện tượng bên ngoài là cửa quan nơi thực hiện công lý, nhưng thực chất quan là tai họa, hung thàn của dân. Đồng hào có ma, hiện tượng bên ngoài : quan là tôn nghiêm, cao cả, nhưng thực hất là ti tiện.

- Nguyên nhân:

+ Nguyễn Công Hoan sinh ra trong một gia đình quan lại nhà nho suy tàn vì sự đổi thay của chế độ. Từ quan điểm nhà nho thất thế, chứng kiến tư sản phá vỡ luân thường đạo lí Nho gia nên xã hội thực dân tư sản đã in dấu trong trí nhớ tạo cái nhìn riêng độc đáo không trộn lẫn.

+ Nguyễn Công Hoan là một nhà văn của người nghèo, có tinh thần dân chủ, dân tộc. Ông là nhà văn ác cảm với bọn có tiền, có quyền trong xã hội thực dân. Ông căm ghét xã hội thực dân nhưng lại cảm thấy bất lực khi bọn thực dân lên ngôi. Cái

nhìn ấy khiến ông cảm nhận đời là một sân khấu hài kịch. Trong đó những kẻ đóng vài hề là bọn ông chủ, bà chủ. Diễn viên chính là thực dân, quan lại mới, bọn tư sản, nhà giàu thành thị, cùng tay sai của chúng ở nông thôn. Đối với chúng, những gì thiêng liêng nhất đều trưở thành trò đùa, trò bịp, đều là diễn kịch trên khấu cuộc đời.

Quan lại diễn trò công minh, công lý (Thật là phúc, Đồng hào có ma, Thịt người chết, Sáu mạng người,… Vợ chồng diễn trò tam tòng tứ đức (Xuất giá tòng phu, Nỗi vui sướng của thằng bé khốn nạn,…) Đàn bà diễn trò tiết hạnh (Thế là mợ nó đi Tây, ỏan tà roằn,…) Con cái diễn trò báo hiếu (Báo hiếu : trả nghĩa cha, Báo hiếu : trả nghĩa mẹ, …) Nhà nước diễn trò mị dân (Đào kép mới, Tinh thần thể dụ,…) Tát cả là sân khấu diễn trò làm nổi bật triếng cười căm uất cay đắng như muốn phủ nhận tất cả, tung hê tất cả.

* Cuộc đời luôn có chứa những mâu thuẫn trào phúng: Mỗi truyện một tình huống trào phúng thể hiện cái nhìn sắc sảo, tinh nhạy.

- Những mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức, giữa bản chất và hiện tượng, mục đích và ý nghĩa...

+ Hiện tượng > < bản chất : Báo hiếu : trả nghĩa cha, Báo hiếu : trả nghĩa mẹ, Kép tư bền, Đào kép mới,…

+ Bên ngoài chinh nghĩa >

+ Nguyên nhân tầm thường> < hậu quả nghiêm trọng : Thằng ăn cắp, … + Hy vọng >< thất vọng : Ngựa người và người ngựa, Ngậm cười,…

+ Phúc > < họa : Được chuyến khách, hé !...

- Diễn đạt mâu thuẫn luôn được phóng đại theo hệ thống từ thấp tới cao và luôn đảm bảo tính như thật.

Răng con chó của nhà tư sản: Bà chủ vừa trang điểm xong, ra ngồi đó để tiếp khách.

Trên chiếc ghế thứ tư, con chó nhảy tót lên, ngồi chồm chỗm, thè lưỡi, nhìn hết người nọ đến người kia. Người đời ai được phú quý cũng hay khoe của. Cho nên, dù khôn ngoan khéo léo hơn người, ông chủ nhà này cũng mắc phải cái bệnh ấy. Nay cái dinh cơ này, cái ô tô này, cái bộ buồng khách, buồng ăn này, đối với ông, đã là cũ rồi, khoe lắm cũng chán miệng, cho nên ông nói đến cái mới. Cái mới đây, là con chó Lu.

- Ây, chính nó là giống Bleu d'Auvergne đấy, bác ạ. Tôi mua nó mất ba trăm bảy mươi đồng. Cái người Tây bán nó cho tôi, vì nể tôi lắm, mới để rẻ thế. Cứ kể ra thì những hơn bốn trăm kia! Cũng có con đẹp hơn thế này, những hơn năm trăm. Nhưng kể ra An Nam mà đã dám bỏ ra ngót bốn trăm bạc để mua chó, thì đã là ngông lắm rồi! Vả lại, người mình mấy ai chơi chó sành,

cho nên mua con nhiều tiền quá cũng phí mất. Này, bác ngắm kỹ nó mà xem. Giống chó này tai to, mũi lúc nào cũng ướt ướt, chân cao và to, lốm đốm. ấy, không biết nhận xét thì lầm với giống khác đấy. Con này, tôi chỉ yêu về cái đầu vuông như chữ điền, này, nét ngang đây nhé nét sổ đây nhé,, thần tình không? Con nào được cái bụng thon, mõm ngắn, nhất là hai lườn phình ra như lườn dê thế này, là khoẻ và nhanh lắm đấy. Hẳn ban nãy, bác đã thấy cái dáng nó oai vệ là ngần nào rồi đấy nhỉ. Có phải bao giờ nó cũng đi trước tôi mười thước không? Cứ lấy thước mà đo, cũng chả sai mấy tí đâu. Lúc đi như thế, cái mắt nó đưa đưa cái mũi nó ngửi ngửi, trông đẹp đáo để. Khi nào nó đánh hơi thấy chim nấp ở trong bụi, thì nó gục đầu xuống, khẽ ngỏng ngỏng cái đuôi. Thế là tôi biết hiệu. Lúc tôi lắp đạn xong, tôi "chutt!" một tiếng, thì nó chồm ngay vào con chim. Anh chim bay ra, "Pan!" thôi còn chạy đằng trời! Mười lượt như thế cả mười, chẳng sai một lượt nào! Lúc ấy, con Lu ngồi trên ghế, đối diện với chủ, chúm chúm cái mõm để nghe chuyện.

Lúc ấy, hai con mắt người ăn xin chòng chọc nhìn vào đĩa cơm của con chó. Hắn thèm quá.

Nước dãi chảy ròng ròng, không nuốt kịp. Muốn vào ăn trộm một miếng, nhưng chỉ sợ con chó cắn cho một miếng thì chết! Hắn thấy con chó cứ đứng gần đĩa cơm mà không ăn, thì không hiểu ra làm sao. Hắn tưởng con chó chê cơm nhạt, không thèm ăn, thì hắn muốn đánh đổi số phận hắn cho con chó nhà giàu! Giá con chó biết tiếng người, hẳn hắn đã lân la đến gần để đánh bạn, rồi kể lể nỗi đói khát, có lẽ, chỗ anh em, con chó cũng động tâm mà lấy tình "nhân đạo" nhường cho hắn đĩa cơm ấy. Hay là vì hắn xù xù ngồi đó, cho nên con chó phải đứng canh chăng? Hắn liền lẩn ra sau cái cột cổng để dòm vào. Một lúc, quả hắn thấy con chó lừ lừ ra nằm chỗ khuất bóng ở cạnh tường. Được dịp may, người ăn mày đánh liều dồ ra, tiến gần lại mấy bước. Nhưng con chó lập tức đứng dậy, cũng tiến gần lại mấy bước, vừa đi vừa gừ. Thằng người giương hai mắt nhìn con chó, con chó cũng giương hai mắt nhìn lại thằng người. Thành ra đĩa cơm ở giữa, người tiến thì chó cũng tiến, người lui thì chó cũng lui. Hai bên hầm hè nhau, người lườm chó, chó lườm người đều cùng giữ miếng nhau, như hai kẻ thù không đội trời chung vậy. Cứ như thế, không bên nào chịu bên nào. Độ hơn mười phút, người ăn mày cùng thế, nghĩ ngay được một kế. Tay hắn vớ được hòn đá to tướng, thu thu đằng sau, chạy tọt lại đĩa cơm, rón một miếng rõ nhanh, đút tỏm vào mồm.

Nhưng con chó nhanh hơn. Nó cũng chồm vọt lại, nhẩy xổ lên, há mồm, nhe răng ra cắn. Người ăn mày giơ thẳng cánh tay, nhằm giữa mồm con chó, uỵch hòn đá một cái rõ mạnh. Con chó ẳng lên một tiếng, rồi nhanh như chớp, nó vật được kẻ thù xuống đất, giơ hai chân ra cào mặt và móc mồm. Nhưng nó bị ngay một cái đấm nữa vào đầu. Nó chịu buông thằng người ra, nằm sóng soài, ẳng rầm lên.

Ông chủ đương ăn cơm, nghe tiếng chó kêu, vội bỏ cả bát đũa, lẫn vợ, lẫn khách, ông cầm đèn hấp tấp chạy ra: - Thôi chết rồi! Con Lu làm sao thế này! ối giời ơi! Nó gãy hai cái răng rồi!

Khổ tôi quá! .

à, mày đánh gãy răng chó ông, ông chỉ kẹp cho mày chết tươi, rồi ông đền mạng. Bất quá ba chục bạc là cùng!

Nói đoạn, ông tắt đèn pha, phóng xe hết sức nhanh để đuổi theo.

Tinh thần thể dục: Nay thừa lệnh Tỉnh đường, ngày 19 Mars này, tức 29 tháng Giêng An Nam, tại sân vận động huyện có cuộc đá bóng thi, nhiều chiến tướng đá rất hay, mọi nhẽ. Vậy sức các thầy phải thông báo cho dân làng biết và phải thân dẫn đủ một trăm người, đúng 12 giờ trưa đến xem, không được khiếm diện. Những người đã cắt đi dự cuộc khánh thành sân thể dục tháng trước, thì lần này được miễn. Ai có mặt tại sân vận động cũng phải ăn mặc tử tế, đi đứng nghiêm chỉnh, và phải vỗ tay luôn luôn, vì hôm ấy có nhiều quan khách.

Ngay từ sáng tờ mờ hôm 29, ở sân đình làng Ngũ Vọng, đã có tiếng ông lý quát tháo om sòm:

- Thiếu những mười tám thằng kia à? Tuần đâu, đến tận nhà chúng nó, lôi cổ chúng nó ra đâỵ Chứ đã hẹn đi lại còn định chuồn phỏng! Sau tiếng dạ ran, những ngọn đuốc linh tinh kéo đi các ngả. ông lý dặn theo, tiếng oang oang: - Hễ đứa nào láo, cứ đánh sặc tiết chúng nó ra, tội vạ ông chịụ Mẹ bố chúng nó! Việc quan thế này chết cha người ta không! Chúng bay gô cổ cả, giải cho được ra đây cho ông! Lại một tiếng dạ nữa, giữa những tiếng chó rống dậỵ Ngọn lửa đỏ như nổi lềnh bềnh trong biển sương mù. Thì đại khái cái cảnh diễn ra như thế này: Hai người tuần, một người cầm đuốc, một người cầm tay thước, đạp cửa vào nhà thằng Cò. Sau khi tìm sục khắp gian ngoài, buồng trong, không thấy một ai, họ xuống bếp, chọc tay thước vào cót gio và bồ trấụ Rồi họ lùng ra mé sau nhà. Cũng vô hiệụ Nhưng bỗng có tiếng trẻ khóc thét lên, thì hai anh tuần mới khám phá ra chỗ người trốn: Thằng Cò nằm ẹp với con ở cạnh đống rơm, phủ lên mình đầy rơm.

Nó bị lôi ra ngoàị Nó van lạy:

- Lạy các bác, các bác cho tôi ở nhà làm ăn.

- Sao anh đã hẹn với ông lý, lại không đi, để ông ấy chửi địa lên kia kìạ - Tôi đi thì tôi mất cả ngày, mà mất buổi làm thì tôi với cháu nhịn đóị - Tôi không biết!

- Mấy lị tôi không mượn đâu được quần áọ

- Không biết! Anh ra đình mà kêu với ông lý. Thằng bé con nhắm nghiền mắt, ôm chặt lấy bố. Nó sợ quá, không khóc được nữạ Thằng Cò chưa kịp trả lời, đã bị lôi sềnh sệch đị

+ + + Cuộc săn dù ráo riết đến đâu cũng không sao tróc đủ một trăm người phải đi xem đá bóng. Dăm sáu anh khôn ngoan, đã kéo đến ngủ nhờ nhà khác, hoặc làng khác. Họ làm như lánh nạn. Khi thấy đã chậm giờ, ông lý trưởng nghiến răng nói:

- Chúng nó ngu như lợn. Người ta cho xem đá bóng chứ ai làm gì mà cũng phải bắt.

- Đẩy mâu thuẫn trào phúng phát triển cao độ và kết thúc đột ngột: Tiếng cười trào phúng thường khẩy ra từ một mâu thũan có tính hài hước nào đó, trong một tình huống trào phúng nào đó. Mâu thuẫn đầy rẫy trong thực tại ở nhiều dạng khác nhau, Nguyễn Công Hoan nhạy cảm phát hiện, gạt bỏ những gì không thích hợp sau đó phóng đại lên :

Hai cái bụng : Cái bụng đau khổ của nhà nghèo được phóng đại cao độ đối lập với cỏi bụng tức anh ỏch ô khụng chịu đúi ằ của nhà giàu ô chỉ thốm ăn được ằ, trỏi với cỏi bụng lộp kẹp ô chỉ thốm được ăn ằ của người nghốo.

Xuất giá tòng phu : Phóng đại cái vô lý và vô đạo. Chồng bắt quả tang vợ ngoại tình, nhưng chính ông ta bắt vợ đi ngoại tình,…

Oăn tà rroằn : Tác giả để cô gái tính nết lăng nhăng, tằng tịu hết người này lại đến người khỏc, nhưng lỳc nào cũng : ô Tụi là con nhà thi lễ ằ, ô tụi đối với cậu rất chung tỡnh ằ ; rỳt cục đẻ ra thằng bộ : ô nước da đen như cột nhà chỏy… Nú là giống oẳn tà rroằn khụng biết chống gậy ằ

Bộ ấm chén cổ: kể về một ông thích chơi đồ cổ, cuối truyện tác gải chỉ trích vào lũ con gỏi hư hỏng của ụng ta bằng cõu : ô Duy chỉ cú mấy cụ con gỏi cú thể ngờ là tõn, cũn thỡ tuốt tuột là cổ ằ.

Đồng hào cú ma : tỏc giả kết truyện : ô Vẫn tự nhiờn như khụng. ễng cỳi xuống thũ tay, nhặt đồng hào đụi sỏng loỏng,… rồi bỏ tọt vào tỳi ằ.

Mất cỏi vớ : ô ụng chỏu quý húa ằ, ô cốt làm thế để bận sau ụng cậu đừng ra chơi nữa. Tốn kém lắm !

- Tác dụng: Làm bật lên cảm hứng phê phán xã hội ở phương diện đạo đức.

Một phần của tài liệu van hoc viet nam hien dai 1 (Trang 115 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(169 trang)
w