Toát lên chất thép của tinh thần bất khuất, làm chủ hoàn cảnh, vững tin vào tương lai

Một phần của tài liệu van hoc viet nam hien dai 1 (Trang 44 - 48)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

IV. TẬP THƠ NHẬT KÍ TRONG TÙ

4. Toát lên chất thép của tinh thần bất khuất, làm chủ hoàn cảnh, vững tin vào tương lai

Đọc thơ HCM,Hoài Thanh viết: “Khi Bác nói trong thơ có thép ta cũng cần tìm hiểu chất thép trong thơ. Có lẽ phải hiểu một cách linh hoạt mới đúng. Không phải cứ nói chuyện thép,lên giọng thép mới có tinh thần thép”. Giải thích ý kiến trên.

? Thế nào là “thép” ở trong thơ. Được thể hiện như thế nào trong Nhật kí trong tù.

- Trong bài ‘Cảm tưởng đọc thiên gia thi”HCM viết:

“Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong”

Bản thân câu thơ của Người đã nói rõ, chất thép là chất chiến đấu, cách mạng, là tinh thần chiến sĩ.

- Người quan niệm thơ ngày nay phải có tính cách mạng, thể hiện tinh thần người chiến sĩ cách mạng. Mở đầu tập thơ đã thấy được chất thép:

“ Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao Muốn nên sự nghiệp lớn Tinh thần càng phải cao”

Ngục trung nhật kí

- Không phải cứ nói chuyện thép,lên giọng thép mới có tinh thần thép mà nó toát lên từ lí tưởng cách mạng, lí tưởng cộng sản, chất thép của nghị lực phi thường, tinh thần lạc quan ngời sáng, và toát lên từ chất thơ bay bổng trong chốn ngục tù.

Nhà thơ Tố Hữu trong bản trường ca “Theo chân Bác” đã viết:

“Lại thương nỗi đọa đày thân Bác.

Mười bốn trăng tê tái gông cùm.

Ôi chân yếu, mắt mờ, tóc bạc Mà thơ bay, cánh hạc ung dung”.

+ Đó là những bài chỉ như là những lời đùa hồn nhiên hay bày tỏ cảm xúc của mình trước khung cảnh thiên nhiên. Nhân vật trữ tình ở đây là một thi sĩ nhạy cảm với vẻ đẹp của đất trời,hoa cỏ:

“Ngắm trăng”

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

Đúng là bài thơ không hề “nói chuyện thép” và “lên giọng thép”.Hình tượng duy nhất hiện lên trong bài thơ chỉ là hình tượng một thi sĩ hết sức nhạy cảm với vẻ đẹp của đêm trăng rằm . Nhưng như thế thì đâu là “chất thép” là tinh thần chiến sĩ ? Phải đặt bài thơ trong hoàn cảnh của nó mới thấy được. HCM sáng tác bài thơ này trong hoàn cảnh nhà tù đen tối của bọn Quốc dân đảngTrung Quốc.Người làm thơ thì bị mất tự do. Trong hoàn cảnh ấy mà vẫn có được cảm hứng thơ, vẫn giữ được tư thế ung dung thi sĩ như thế thì người làm thơ phải có một “tinh thần thép” khác thường để có thể vượt lên mọi gian khổ khủng khiếp của nhà tù. Chất thơ ấy trước hết phải là “chất thép” ,hình tượng thi sĩ ấy,bản chất phải là một chiến sĩ hết sức kiên cường,không ai khác chính là HCM .

+ Trong 14 tháng bị giam cầm, lính Quốc dân đảng đã áp giải Chủ tịch Hồ Chí Minh đi khắp mười ba huyện của tỉnh Quảng Tây. Làm sao nói hết những gian khổ trên những chặng đường áp giải vô tận ấy: “Năm mươi ba cây số một ngày-Áo mũ dầm mưa rách hết giày-Lại khổ thâu đêm không chỗ ngủ...”; “Đáp thuyền thẳng xuống huyện Ung Ninh-Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình”; “Đi đường mới biết gian lao-Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”; “Gió sắc tựa gươm mài đá núi-Gió như dùi nhọn chích cành cây”... Thật là “Trăm cay nghìn đắng’’, một “ác mộng”... Thế nhưng, với suy nghĩ “Gian nan rèn luyện tinh thần thêm hăng”, Hồ Chí Minh đã vượt qua tất cả. Gian khổ chỉ càng mài sắc ý chí, quyết tâm và nghị lực của Người, như hạt gạo qua bao đau đớn hiện lên “trắng tựa bông”. Đường chuyển lao tuy gian khổ, hoàn cảnh tuy ngặt nghèo, nhưng Hồ Chí Minh vẫn tràn trề thi hứng, dạt dào tình cảm lạc quan:

Buổi sớm I

Mỗi sớm, mặt trời vượt lên khỏi đầu tường, Chiếu tới cửa nhà lao, cửa chưa mở;

Giờ đây trong lao còn đen tối,

Nhưng ánh sáng đã bừng lên phía trước mặt.

II

Sớm dậy, mọi người đua nhau bắt rận,

Chuông điểm tám giờ, bữa cơm sáng bắt đầu;

Khuyên anh hãy cứ ăn no, Khổ đến tột cùng, vui ắt tới.

+ Nhiều khi thể hiện tinh thần thép của mình, Bác còn tỏ ra có thái độ bỡn cợt với đau khổ. “Người lấy cái vui của cuộc đời đánh bạt mọi đau thương” (Chế Lan Viên).Ví dụ: Bị ghẻ lở khắp người, có nỗi khó chịu nào hơn, thế mà Người vẫn đùa: “Đầy mình đỏ tím như hóa gấm- Sột soạt luôn tay tựa gảy đàn- Mặc gấm, bạn tù đều khách quí-Gảy đàn trong ngục thảy tri âm”.

+ Thể hiện sự suy nghĩ đúng đắn, vững vàng, tự tin trong hoàn cảnh bóng tối của nhà giam, cái nơi rất dễ làm u ám lòng người. Nhóm này gồm những bài như Học đánh cờ, Tự khuyên mình, Nghe tiếng giã gạo… (NKTT).

Tự miễn - Tự khuyên mình Ví không có cảnh đông tàn,

Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân;

Nghĩ mình trong bước gian truân, Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng + Sự lạc quan tin tưởng, biến thực tại thành thơ:

Sơ đáo Thiên Bảo ngục - Mới đến nhà lao Thiên Bảo Năm mươi ba dặm, một ngày trời,

Áo mũ ướt đầm, dép tả tơi;

Lại khổ thâu đêm không chốn ngủ, Ngồi trên hố xí đợi ban mai.

Cái cùm

Dữ tợn hung thần miệng chực nhai, Đêm đêm há hốc nuốt chân người;

Mọi người bị nuốt chân bên phải, Co duỗi còn chân bên trái thôi.

Nghĩ việc trên đời kỳ lạ thật,

Cùm chân sau trước cũng tranh nhau;

Được cùm chân mới yên bề ngủ, Không được cùm chân biết ngủ đâu?

NỘI DUNG SINH VIÊN TỰ HỌC (01 tiết - tiết 10)

Nội dung: 1. Vài nét về tiểu sử, con người Hồ Chí Minh 2. Văn chính luận của Hồ Chí Minh

3. Thơ cảm hứng trữ tình của Hồ Chí Minh Định hướng:

1. Vài nét về tiểu sử, con người Hồ Chí Minh

Lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt đông cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều bí danh, bút danh khác) sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 ở Kim Liêm huyện Nam Đàn, tình Nghệ An, mất ngày 2 tháng 9 năm 1969 tại Hà Nội.

- Xuất thân: Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước lớn lên ở một địa phương có truyền thống yêu nước anh dũng chống giặc ngoại xâm.

- Thời gian, quá trình hoạt động cách mạng Ngày 2/9/1969, Người từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.

2. Văn chính luận của Hồ Chí Minh

- Nội dung: Lên án những chính sách tàn bạo của chế độ thực dân Pháp, kêu gọi người nô lệ bị áp bức đoàn kết đấu tranh.

- Nghệ thuật: diễn đạt bằng những lí lẽ sắc bén, lập luận chặt chẽ, đanh thép, súc tích; giọng điệu đa dạng; giàu tính luận chiến.

- Tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn Độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

3. Thơ cảm hứng trữ tình của Hồ Chí Minh

- Một thi sĩ dạt dào cảm xúc, rung động thiết tha với mọi vẻ đẹp của thế giới thiên nhiên

- Tình yêu thiên nhiên đất nước.

- Sự thống nhất tình yêu thiên nhiên với ý thức trách nhiệm với lịch sử - Cái tôi trữ tình trong thơ

D. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

1. Phân tích sự hấp dẫn của truyện kí qua một tác phẩm cụ thể.

2. Trình bày quan điểm sáng tác nghệ thuật của Hồ Chí Minh (1 -3).

3. Đọc tập thơ NKTT của HCM, Hoài Thanh viết: “Khi Bác nói trong thơ có thép ta cũng cần tìm hiểu chất thép trong thơ. Có lẽ phải hiểu một cách linh hoạt mới đúng.

Không phải cứ nói chuyện thép,lên giọng thép mới có tinh thần thép”. Giải thích ý kiến trên 2-2).

4. Phân tích bài thơ Chiều tối để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh (3 - 2)

5. Chuẩn bị kiểm tra.

Tiết: 11 Ký duyệt

Một phần của tài liệu van hoc viet nam hien dai 1 (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(169 trang)
w