Những đóng góp cơ bản của PTTM

Một phần của tài liệu van hoc viet nam hien dai 1 (Trang 59 - 80)

KHÁI QUÁT TRÀO LƯU VĂN HỌC LÃNG MẠN

II. CÁC TRÀO LƯU VĂN HỌC LÃNG MẠN (1932 - 1945)

2. Phong trào Thơ mới

2.3 Những đóng góp cơ bản của PTTM

* Thơ mới thực hiện cuộc cách mạng lớn trong quan nịêm về đối tượng, chức năng của thơ ca

- Đối tượng Thơ mới là thế giới xung quanh với vẻ đẹp muôn hình muôn thể, là cõi tinh thần của con người.

- Chức năng Thơ mới: miêu tả cuộc sống, thể hiện khát vọng của cá nhân

* Tinh thần dân tộc sâu sắc

- Ở thời kỳ đầu, tinh thần dân tộc ấy là tiếng vọng lại xa xôi của phong trào cách mạng từ 1925 - 1931 (mà chủ yếu là phong trào Duy Tân của Phan Bội Châu và cuộc khởi nghĩa Yên Bái). Nhà thơ Thế Lữ luôn mơ ước được “tung hoành hống

hách những ngày xưa” (Nhớ rừng); Huy Thông thì khát khao: “Muốn uống vào trong buồng phổi vô cùng/Tất cả ánh sáng dưới gầm trời lồng lộng”.

- Tinh thần dân tộc của các nhà thơ mới gửi gắm vào lòng yêu mến những giá trị truyền thống, những điều giản dị xung quanh cuộc sống, yêu mến tiếng Việt. Nghe tiếng ru của mẹ, nhà thơ Huy Cận cảm nhận được “hồn thiêng đất nước” trong từng câu ca:

“Nằm trong tiếng nói yêu thương

Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời”.

Có thể nói, các nhà thơ mới đã có nhiều đóng góp, làm cho tiếng Việt không ngày càng trong sáng và giàu có hơn.

- Niềm hoài vọng xa xôi quá khứ vàng son, oanh liệt như cách phản ứng lại xã hội đương thời (Nhớ rừng - Thế Lữ)

* Những cảm xúc thiết tha trong sáng về quê hương và thiên nhiên

- Quê hương đất nước thân thương đã trở thành cảm hứng trong nhiều bài thơ với những hình ảnh đẹp, sống động, có hồn, có tính. Đó là hình ảnh Chùa Hương trong thơ Nguyễn Nhược Pháp (Em đi Chùa Hương); hình ảnh làng sơn cước vùng Hương Sơn Hà Tĩnh trong thơ Huy Cận (Đẹp xưa); hình ảnh làng chài nơi cửa biển quê hương trong thơ Tế Hanh (Quê hương) v.v… Các thi sĩ đã mang đến cho thơ cái hương vị đậm đà của làng quê, cái không khí mộc mạc quen thuộc của ca dao: Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân, Anh Thơ, … Hình ảnh thôn Đoài, thôn Đông, mái đình, gốc đa, bến nước, giậu mồng tơi, cổng làng nắng mai, mái nhà tranh đã gợi lên sắc màu quê hương bình dị, đáng yêu trong tâm hồn mỗi người Việt Nam yêu nước.

- Ngay từ khi ra đời, “Thơ mới đã đổi mới cảm xúc, đã tạo ra một cảm xúc mới trước cuộc đời và trước thiên nhiên, vũ trụ”. Cảm hứng về thiên nhiên và tình yêu đã tạo nên bộ mặt riêng cho Thơ mới. Và ở mỗi nhà thơ nó được nhìn với đôi mắt khác nhau:

Đó là vẻ đẹp tươi mới, đầy hương sắc, âm thanh, tràn trề sự sống trong cảnh mưa xuân trong thơ Nguyễn Bính:

“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy”.

Và đây là hình ảnh buổi trưa hè:

“Buổi trưa hè nhè nhẹ trong ca dao Có cu gáy và bướm vàng nữa chứ”

(Huy Cận).

Trong thơ Chế Lan Viên có không ít những hình ảnh như:

“Bướm vàng nhè nhẹ bay ngang bóng Những khóm tre cao rủ trước thành”

tất cả gợi lên hình ảnh quê hương bình dị, thân thuộc với mỗi người Việt Nam. Những cung bậc của tình yêu đã làm thăng hoa cảm xúc các nhà thơ mới.

* Một số đặc sắc về nghệ thuật

Thơ mới là một bước phát triển quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa nền văn học nước nhà những năm đầu thế kỉ XX với những cuộc cách tân nghệ thuật sâu sắc:

- Về thể loại, ban đầu Thơ mới phá phách một cách phóng túng nhưng dần trở về với các thể thơ truyền thống quen thuộc như thơ ngũ ngôn, thất ngôn, thơ lục bát. Các bài thơ ngũ ngôn có Tiếng thu (Lưu Trọng Lư), Ông Đồ (Vũ Đình Liên), Em đi chùa Hương (Nguyễn Nhược Pháp)… Các nhà thơ Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, T.T.KH chủ yếu viết theo thể thơ thất ngôn, còn Nguyễn Bính, Thế Lữ lại dùng thể thơ lục bát v.v…

- Cách hiệp vần trong Thơ mới rất phong phú, ít sử dụng một vần (độc vận) mà dùng nhiều vần như trong thơ cổ phong trường thiên: vần ôm, vần lưng, vần chân, vần liên tiếp, vần gián cách hoặc không theo một trật tự nhất định:

“Tiếng địch thổi đâu đây Cớ sao nghe réo rắt

Lơ lửng cao đưa tận chân trời xanh ngắt Mây bay… gió quyến, mây bay

Tiếng vi cút như khoan như dìu dặt Như hắt hiu cùng hơi gió heo may”

(Thế Lữ).

- Sự kết hợp giữa vần và thanh điệu tạo nên cho Thơ mới một nhạc điệu riêng. Đây là những câu thơ toàn thanh bằng:

“Sương nương theo trăng ngừng lưng trời Tương tư nâng lòng lên chơi vơi”

(Xuân Diệu) hay: “Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng

Vàng rơi!

Vàng rơi!

Thu mênh mông”

(Bích Khê)

Ngoài ra Thơ mới còn vận dụng cách ngắt nhịp một cách linh hoạt:

“Thu lạnh / càng thêm nguyệt tỏ ngời Đàn ghê như nước / lạnh / trời ơi!”

(Xuân Diệu)

- Về ngôn ngữ Thơ mới thoát khỏi tính quy phạm chặt chẽ và hệ thống ước lệ dày đặc của “Thơ cũ”, Thơ mới mang đến cho người đọc một thế giới nghệ thuật giàu giá trị tạo hình và gợi cảm sâu sắc:

“Con đường nhỏ nhỏ, gió xiêu xiêu Lả lả cành hoang nắng trở chiều”

(Xuân Diệu)

Sự phong phú về thể loại, vần và nhạc điệu cùng với tính hình tượng, cảm xúc của ngôn ngữ đã tạo nên một phong cách diễn đạt tinh tế, bằng cảm giác, bằng màu sắc hội họa của thơ mới. Đây là bức tranh “Mùa xuân chín” được Hàn Mặc Tử:

“Trong làn nắng ửng, khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Sột soạt gió trêu tà áo biếc

Trên dàn thiên lý. Bóng xuân sang”.

NỘI DUNG SINH VIÊN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU (02 tiết - tiết 14,15)

Nội dung: 1. Những tiền đề xã hội và văn hóa làm xuất hiện trào lưu văn học lãng mạn Việt Nam

2. Tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách và các chặng đường vận động biến đổi của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn

Định hướng:

1. Những tiền đề xã hội, văn hóa làm xuất hiện trào lưu văn học lãng mạn Việt Nam Sau ngày17/06/1930, Nguyễn Thái Học và 12 yếu nhân của Việt Nam Quốc Dân Đảng lên đoạn đầu đài ở Yên Bái, Pháp đẩy mạnh việc đàn áp, khủng bố, bắt bớ, tù đày các nhà ái quốc nhằm dập tắt các cuộc khởi nghĩa từ trong trứng nước để củng cố nền đô hộ.

Cuộc khủng bố qui mô toàn quốc những năm 1930 đã gây một không khí hoang mang, lo sợ trong tầng lớp thanh niên và trí thức. Chỉ trong hai năm 1930 và 1931 riêng ở Bắc Kỳ, chính phủ bảo hộ Pháp đã mở 21 phiên tòa đặc biệt gọi là Hội Đồng Đề Hình xét xử tất cả 1094 vụ án chính trị, trong đó có 164 bản án tử hình, 114 khổ sai chung thân, 420 lưu đày biệt xứ. Đây là thời kỳ thoái trào của các hoạt động cách mạng chống Pháp dành độc lập cho đất nước.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 từ Pháp tràn về Đông Dương thuộc địa như một thiên tai khiến cuộc sống xã hội trở nên khó khăn. Hàng hoá rẻ mạt nhưng lại không kiếm ra tiền, các xí nghiệp kinh doanh thi nhau phá sản, sa thải nhân công. Ngân quĩ nhà nước bảo hộ thất thâu không đủ khả năng tuyển dụng thêm công chức, nạn trí thức thất nghiệp là mối lo âu chung của những người được Pháp đào tạo. Trộm cướp, thuốc phiện, bài bạc, đĩ điếm trở thành những vấn đề nan giải. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới càng tăng thêm bi quan cho bàu không khí u ám, buồn thảm vốn đang căng thẳng, ngột ngạt.

Trong khung cảnh đó những người trí thức ấp ủ tinh thần dân tộc mang tâm trạng tiêu cực muốn thoát ly khỏi những vấn đề bức xúc của cuộc tranh đấu dành độc lập. Thái độ này được củng cố trên cơ sở mối bất hòa tuyệt vọng giữa họ và hoàn cảnh xã hộiù đương thời. Sự ra đời của trào lưu văn chương lãng mạn giải quyết được bế tắc, đáp ứng được nhu cầu cho giới trí thức trong bối cảnh xã hội bi quan đó. Con đường làm văn học nghệ thuật bằng chủ nghĩa lãng mạn là lốt thoát trong sạch, nơi trú ẩn tinh thần tương đối an toàn có thể gửi gấm tâm sự, và cũng là phương cách bày tỏ lòng yêu nước.

2. Tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách và các chặng đường vận động biến đổi của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn

2.1. Tiểu thuyết Tố Tâm - Hoàng Ngọc Phách

Tố Tâm là tiểu thuyết duy nhất của Hoàng Ngọc Phách được viết xong năm 1922, in lần đầu năm 1925 tại nhà xuất bản Châu Phương, Hà Nội. Tố Tâm xuất hiện “lập tức gây xôn xao, sôi nổi dư luận một thời” , “từ Nam đến Bắc không mấy ai là không biết đến” . Với sự ra đời của mình, “Tố Tâm đã làm dậy lên một phong trào đi tìm tự do cá nhân cho thanh niên nam nữ”

Tố Tâm viết về chuyện tình trong sáng, say đắm nhưng cũng không kém phần bi thảm của Tố Tâm và Đạm Thủy. Đạm Thủy là sinh viên cao đẳng Sư phạm có tài văn thơ.

Tố Tâm là cô con gái lớn xinh đẹp, nết na của bà Án, khi còn bé học chữ Nho, sau học trường Pháp – Việt, đỗ sơ học, rất yêu văn chương, đã thầm yêu Đạm Thủy khi đọc văn thơ của chàng đăng trên báo. Do tình cờ hội ngộ nên tình yêu giữa hai người nảy nở và ngày càng trở nên sâu nặng hơn. Song đó là một mối tình vô vọng bởi gia đình Đạm Thủy đã hỏi vợ cho chàng và chàng không muốn trái ý cha mẹ; còn Tố Tâm, mặc dù yêu tha thiết Đạm Thủy nhưng cũng không muốn làm cho người vợ chưa cưới của chàng đau khổ.

Bà Án biết Tố Tâm và Đạm Thủy yêu nhau, chỉ “có ý giữ gìn” chứ không phản đối. Đến khi cậu tú B. dạm hỏi Tố Tâm, bà ưng gả nhưng Tố Tâm không thuận. Tố Tâm và Đạm Thủy thường xuyên trao đổi những bức thư tình. Nhưng thư từ cũng không thể làm nguôi nỗi nhớ thương, họ thực sự có nhu cầu gặp nhau, cùng nhau trò chuyện. Hễ có điều kiện là

hai người đi chơi vùng ngoại ô, có khi còn đi biển Đồ Sơn. Đó là những tháng ngày say đắm và đẹp đẽ nhất của Tố Tâm và Đạm Thủy. Trước tình yêu trong sáng của Tố Tâm, đã có lúc Đạm Thủy muốn vứt bỏ sự nghiệp cùng nàng trốn đến một nơi nào đó để cùng hưởng hạnh phúc nhưng vì nghĩ đến gia thân nên lại thôi. Khi bà Án ốm nặng, bà muốn Tố Tâm nhận lời lấy cậu tú B. để yên bề gia thất. Thương mẹ nên Tố Tâm chiều theo ý bà mà ưng thuận. Lấy chồng xong, Tố Tâm nhuốm bệnh, 36 ngày sau thì qua đời.

Tố Tâm được xem là cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của nền văn học Việt Nam viết theo lối kết cấu tâm lý, kết tinh thành tựu của một giai đoạn có tính chất giao thời của hai giai đoạn văn học. Tình yêu nam nữ trong tác phẩm đã bắt đầu thoát ra khỏi những ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến, hướng tới một chân trời mới lạ.

Với Tố Tâm, Hoàng Ngọc Phách đã có những đổi mới trong quan niệm về hiện thực phản ánh. Nếu các nhà văn khác cùng thời với ông có xu thế hướng ngoại, khai thác những vấn đề xã hội, hướng đến quan hệ giữa con người với con người để tố cáo xã hội thì Hoàng Ngọc Phách lại hướng vào nội tâm, vào thế giới bên trong, đi vào chiều sâu của tâm giới. Trong tác phẩm, mọi trạng thái tâm lý đều có cơ sở, có quá trình hình thành rất logic và hợp lý: để gặp và yêu ngay Tố Tâm, tiềm thức của Đạm Thủy đã lưu giữ gương mặt ấy ngay từ lúc ở nhà quan huyện; Tố Tâm đáp lại ngay chân tình của Đạm Thủy bởi nàng, vì yêu thơ, đã yêu cả chàng thi sĩ tài hoa – chủ nhân của những vần thơ bay bổng...

Về phương diện ngôn ngữ và nghệ thuật kể chuyện, Tố Tâm đã những bước tiến nhất định. Nhìn chung, ngôn ngữ trong Tố Tâm là một thứ ngôn ngữ chải chuốt, giàu cảm xúc, đầy chất trữ tình, chất thơ... Nó mang đặc điểm của ngôn ngữ tiểu thuyết lãng mạn. Trong bối cảnh quốc văn còn đang phôi thai, trình độ tiểu thuyết còn thấp kém, một kỹ thuật diễn đạt như thế hoàn toàn xứng đáng được ghi nhận công lao gọt giũa, làm giàu chữ quốc ngữ.

Xung đột chủ yếu là xung đột tình cảm và lý trí giữa Tố Tâm và Đạm Thủy.

Có thể nói, Tố Tâm và Đạm Thủy chưa thực sự là nhân vật của chủ nghĩa lãng mạn.

Tình yêu của họ chỉ mới là một thứ tình yêu nửa vời tuy có đắm say nhưng vẫn chưa thoát khỏi sự ràng buộc của lễ nghĩa.

Tố Tâm là cuốn tiểu thuyết tâm lý đặc sắc có vai trò mở đường cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại song nó lại không phải là một viên ngọc toàn bích do những hạn chế về thời đại và thế giới quan của tác giả - một nhà văn xthân Nho học vốn đã quen với nếp cũ.

Về nội dung, tác phẩm chưa xây dựng được điển hình cho một tầng lớp, một giai cấp. Bản thân Đạm Thủy chỉ là một cá nhân cô đơn. Bi kịch của chàng thật cá biệt so với nhân vật ký giả và bạn bè cùng hoàn cảnh xuất thân như anh.

Về nghệ thuật, một số sự kiện trong truyện còn dài dòng, dàn trải, nhất là các đoạn đối thoại, những phần trích dẫn thư từ, hay những câu thơ xướng họa,...

Lời văn nghệ thuật của tác phẩm, bởi tập trung miêu tả tầng lớp thượng lưu, lại được tác giả gọt giũa quá bóng bẩy nên khó hấp thu được lời ăn tiếng nói sống động của quần chúng nhân dân.

Mặt khác, tác phẩm kể chuyện tình yêu thời hiện đại, nhưng nhà văn lại để đôi trai gái tân thời gởi cho nhau những câu đối, dòng thơ luật Đường khuôn sáo, hình ảnh mòn cũ:

“liễu ủ hoa sầu, năm canh giọt lệ, sương sa gió thổi, tuyết phủ mây mờ,...”. Điều đó khiến người đọc không khỏi liên tưởng về cuộc tình của những văn nhân tài tử thời phong kiến ngày xưa.

Ngoài ra, đôi chỗ, nhà văn, vì quá nôn nóng muốn dùng văn chương “gây nên một nền luân lý”, do đó, đã biến nhân vật Tố Tâm thành cái loa phát ngôn, thuyết lý cho đạo đức: “Em là phận gái, cái chức phẩm với đời, có cũng hay mà không cũng được, chả ai nghị luận gì, ai trách chi nữ nhi nan hóa, nhưng anh là bậc nam nhi hai vai nghĩa vụ, anh đừng làm như em mà giữ lấy một mối tình vô hy vọng. Anh là người có văn chương, có tư tưởng, anh nên nhớ rằng cái thân anh không phải của một mình anh, phải làm việc cho nhà, cho nước, cho xã hội...”

Ngoài ra, Tố Tâm còn thể hiện thái độ nửa vời của Hoàng Ngọc Phách.Một mặt, nhà văn ca ngợi, ủng hộ tình yêu tự do của thanh niên nam nữ nhưng mặt khác lại để nhân vật của mình bị ràng buộc bởi gia đình, bởi trách nhiệm, bởi thứ đạo đức còn mang nhiều dấu tích của lễ giáo phong kiến hủ lậu.

2.1. Quá trình vận động và phát triển

* Giai đoạn 1932 - 1936

Mặc dù Tự Lực văn đoàn chính thức tuyên bố thành lập vào tháng 3 năm 1934, song nó đã hình thành từ cuối năm 1932. Với cơ quan ngôn luận là báo Phong Hóa, họ làm một cuộc cải cách xã hội bằng tiếng cười trào phúng.

Bên cạnh đó, các khuynh hướng sáng tác (như khuynh hướng lãng mạn, khuynh hướng hiện thực,...) đều đã có mặt.

Theo GS. Dương Quảng Hàm, tác phẩm tiêu biểu nhất của khuynh hướng này là cuốn Đoạn tuyệt (1934) và Lạnh lùng (1936)

Làm báo Phong Hóa được khoảng 2 năm, Nguyễn Tường Tam bèn xin phép ra thêm tờ tuần báo Ngày Nay (số đầu tiên ra ngày 30 tháng 1 năm 1935) nhưng để Nguyễn Tường Cẩm (là một công chức, anh của ông Tam) đứng tên. Ban đầu, báo không có mục trào phúng, nhưng có mục "phóng sự điều tra với nhiều hình ảnh có tính cách mỹ thuật". Đây là sự mới lạ đối với độc giả lúc bấy giờ, nên rất được hoan nghênh. Nhưng vì ấn loát tốn kém quá, lại phải chia sức ra, nên báo Ngày Nay chỉ ra được 13 số thì phải đình bản. Sau khi báo Phong Hóa bị đóng cửa (số cuối 190 ra ngày 5 tháng 6 năm 1936), báo Ngày Nay lại ra thay.

Tục bản, báo chỉ có hai phần chính là “tiểu thuyết” và “trông tìm”, không có phần “trào phúng”, vì nó là nguyên nhân khiến tờ Phong Hóa bị rút giấy phép. Tuy nhiên, đến cuối năm ấy (1936), vì thời cuộc thay đổi (nổ ra phong trào lập kiến nghị để chờ đón Ủy ban điều tra của Chính phủ bình dân Pháp phái sang), khiến Tự Lực văn đoàn lại cho mở mục trào phúng nhưng giảm bớt so với trước, gọi là “cười nửa miệng”

* Giai đoạn 1937 - 1942

Bước sang những năm 1937- 1939, tờ Ngày Nay lại trở thành một cơ quan chính trị hẳn hoi, với những bài xã luận đanh thép của Hoàng Đạo, đề cập đến những vấn đề cấp thiết của thời đại. Ngoài ra, đây cũng là nơi Tự Lực văn đoàn cổ động cho phong trào Ánh Sáng (mục đích cải tạo nếp sống ở nông thôn) của họ...Văn đoàn ở giai đoạn này, cũng đã mở rộng cửa ra hơn, để đón nhận thêm nhiều văn nghệ sĩ có tài khác như: Vi Huyền Đắc, Đoàn Phú Tứ, Thanh Tịnh, Xuân Diệu, Huy Cận, v.v.... Sau số 224 (ra ngày 07 tháng 09 năm 1940), báo Ngày Nay bị nhà cầm quyền đóng cửa (chưa biết lý do)

Hầu hết những khuynh hướng văn học đã có đều được văn đoàn tiếp tục ở giai đoạn này, tuy nhiên tiếng cười hài hước không còn tràn lan như trước.

Không những thế, văn đoàn còn chuyển sang hoạt động xã hội. Sau nhiều năm tháng chuẩn bị, ngày 16 tháng 8 năm 1937, Hội Ánh sángủa Tự Lực văn đoàn ra đời. Đây là một hình thức tổ chức “cải cách xã hội một cách êm thấm trong phạm vi luật pháp” (lời Hoàng Đạo), nhằm tập họp đông đảo những người có từ tâm trong nước, cùng nhau góp một phần công của để triệt phá dần những nhà ổ chuột, xây dựng những ngôi nhà kiểu mới hợp vệ sinh giá rẻ cho dân nghèo, đồng thời tiến hành các hoạt động cứu tế xã hội, v.v...

Từ khoảng năm 1937, không khí của Chiến tranh thế giới thứ hai tác động mạnh đến đời sống xã hội Việt Nam. Năm 1940, khi Nhật vào Đông Dương, Nguyễn Tường Tam và một số thành viên trong nhóm chuyển sang hoạt động chính trị...

Cuối năm 1940, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Nguyễn Gia Trí...bị thực dân Pháp bắt giam rồi đầy lên Sơn La... Năm 1942, Nguyễn Tường Tam trốn sang Trung Quốc, Thạch Lam mất vì bệnh lao phổi tại Hà Nội, v.v...Theo một số nhà nghiên cứu văn học sử thì Tự

Một phần của tài liệu van hoc viet nam hien dai 1 (Trang 59 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(169 trang)
w