Giai đoạn xây dựng và phát triển (1997 - 2016)

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ tại trung tâm lưu trữ quốc gia ii (Trang 67 - 99)

2.2. Hoạt động tổ chức sử dụng TLLT tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia II (1976-2016)

2.2.3. Giai đoạn xây dựng và phát triển (1997 - 2016)

Năm 1997, trụ sở TTLTII giai đoạn I đã hoàn thành việc xây dựng và đưa vào sử dụng công trình kho lưu trữ chuyên dụng. Tài liệu trong kho được sắp xếp ổn định, khoa học, các phông tài liệu lần lượt được chỉnh lý (như chúng tôi đã trình bày ở phần 1.3). Hệ thống công cụ tra cứu từng bước được cải thiện theo hướng hiện đại hóa. Đây chính là những tiền đề thuận lợi để hoạt động tổ chức sử dụng tài liệu tại TTLTII đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

2.2.3.2. Kết quả đạt được

Với những yếu tố tích cực về cơ sở vật chất và cơ sở pháp lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tổ chức sử dụng TLLT tại TTLTII đạt được nhiều thành tựu, góp phần phát huy giá trị TLLT phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên nhiều lĩnh vực. Trong giai đoạn 1996-2016, bên cạnh hình thức tổ chức tài liệu bị động là sử dụng tài liệu tại Phòng đọc, hoạt động TCSD tài liệu tại TTLTII được đa dạng hóa với các hình thức tổ chức tài liệu như: xuất bản ấn phẩm lưu trữ; giới thiệu tài liệu trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử; triển lãm trưng bày tài liệu…

a. Sử dụng tài liệu tại Phòng đọc

Hình thức sử dụng tài liệu tại Phòng đọc vẫn là hình thức TCSD tài liệu phổ biến nhất tại TTLTII. Nhìn vào kết quả đạt được tại Phòng đọc có thể thấy được sự phát triển trong hoạt động TCSD tài liệu của TTLTII. Dưới đây là bảng thống kê số liệu tại Phòng đọc từ năm 1997 đến tháng 6 năm 2016, được tổng kết lại từ những báo cáo năm của Phòng TCSD tài liệu TTLTII.

65

BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU TẠI PHÒNG ĐỌC TTLTII (1997-2016).[84]

Năm

Số lượt độc giả

Số lượng hồ sơ phục vụ

Tổng số đề tài nghiên

cứu Tổng cộng Trong nước Nước ngoài

1997 144 133 11 1.952 15

1998 180 164 16 2.562 72

1999 178 171 7 1.503 178

2000 216 197 19 2.809 193

2001 1.207 1.001 206 2.234 321

2002 1.670 1.254 416 4.856 163

2003 1.218 823 395 5.316 162

2004 927 621 306 3.671 144

2005 1.315 850 465 4.160 149

2006 1.780 1.202 578 3.489 129

2007 1.413 698 715 4.712 178

2008 1.285 584 701 5.345 171

2009 1.432 832 600 5.095 158

2010 1.370 1.112 258 7.029 172

2011 3.073 2.288 875 8.444 217

2012 2.270 1.593 677 10.793 216

2013 2.269 1.566 703 8.313 173

2014 3.014 1.919 1.095 7.407 148

2015 2.330 1.506 824 6.729 155

Đến t6/2016

1.200 630 570 5.780 95

Tổng 28.491 19054 9437 102.199 3.353

66

Bảng thống kê trên cho thấy, số lượt độc giả đến nghiên cứu TLLT tại TTLTII ngày càng tăng, đặc biệt là sau khi thực hiện Đề án nâng cấp tài liệu, số phông tài liệu được chỉnh lý hoàn chỉnh ngày càng nhiều. Đặc biệt, từ khi thực hiện Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia (2001), lượng người đến trung tâm nghiên cứu tăng cao, nhất là năm 2002, lượng độc giả lên đến 1.670 lượt, số đề tài nghiên cứu tăng gấp đôi so với năm 2001 (4.856 đề tài). Những năm tiếp theo, lượng độc giả có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao. Trong vòng 10 năm thực hiện Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia, năm 2006 là năm có số lượt độc giả đến trung tâm nghiên cứu nhiều nhất (1.780 lượt người), các năm 2007-2010, lượng độc giả đến nghiên cứu tại Trung tâm giữ mức ổn định cao.

Từ năm 2011- 2015, sau 5 năm thi hành Luật Lưu trữ, công tác phục vụ độc giả của TTLTII đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Lượt độc giả đến nghiên cứu tài liệu tại Phòng đọc của Trung tâm tăng gấp đôi số độc giả so với 5 năm trước.

Với con số 41.686 đơn vị tài liệu được đưa ra phục vụ độc giả, tăng gấp 5 lần so với 5 năm trước đây. Nội dung tài liệu phục vụ ngày càng mở rộng và chuyên sâu thể hiện qua số lượng đề tài nghiên cứu được phục vụ tại Trung tâm là 909 đề tài. Với những con số nêu trên, cho thấy, TTLTII đã, đang và sẽ là điểm đến, là nơi hội tụ của các Nhà nghiên cứu khoa học, của học giả trong và ngoài nước.

Cơ sở pháp lý ngày càng được hoàn thiện đã tác động tích cực vào sự chuyển biến trong thành phần độc giả đến nghiên cứu TLLT tại TTLTII. Từ năm 1976- 1996, số lượt độc giả Việt Nam đến TTLTII nghiên cứu tài liệu gấp 10,9 lần số lượt độc giả nước ngoài. Bước sang giai đoạn 1997-2016, số lượt độc giả trong nước đến nghiên cứu tại Trung tâm chỉ còn gấp 2 lần số lượt độc giả nước ngoài. Bảng thống kê được tổng hợp từ số liệu độc giả tại Phòng đọc TTLTII dưới đây cho chúng ta thấy rõ điều đó.

67

BẢNG SO SÁNH TỶ LỆ CHÊNH LỆCH GIỮA LƯỢT ĐỘC GIẢ NƯỚC NGOÀI SO VỚI ĐỘC GIẢ TRONG NƯỚC

Giai đoạn Tổng số Trong nước Nước ngoài Tỷ lệ

1976-1996 12.622 11.564 1.058 10,9 lần

1997-T6/2016 27.316 18.196 9.120 2 lần

Những thay đổi trong cơ chế quản lý và thủ tục tiếp cận đã tạo điều kiện cho độc giả nước ngoài có nhu cầu tìm đến nguồn TLLT quốc gia một cách dễ dàng hơn. Do đó, số lượng độc giả nước ngoài ngày càng tăng. Đồ thị sau đây cho thấy từng bước phát triển cũng như sự thay đổi thành phần độc giả đến nghiên cứu tài liệu tại TTLTII.

Đồ thị trên cho thấy sự phát triển của thành phần độc giả đến nghiên cứu tại TTLTII. Lượng độc giả nước ngoài ngày càng tăng và có những năm số lượng độc giả nước ngoài đến nghiên cứu tại TTLTII nhiều hơn số lượng độc giả trong nước như năm 2007, 2008 và đầu năm 2009. Điều này cho thấy sự quan tâm của các nhà nghiên cứu các nước đối với lịch sử, văn hóa Việt Nam, đặc biệt là đối với nguồn TLLT đang được bảo quản tại TTLTII.

68

Là hoạt động TCSD tài liệu truyền thống, nhưng cho đến nay, công tác tại Phòng đọc vẫn đạt hiệu quả cao. Cùng với số lượt độc giả đến nghiên cứu đông thì số lượng hồ sơ đơn vị tài liệu được đưa ra phục vụ cũng tăng cao. Năm ít nhất là 1.503 đơn vị bảo quản (1999). Năm nhiều nhất là 10.793 (2012), gấp gần 7,2 lần so với năm 1999.

Bên cạnh lượt độc giả ngày càng tăng, các đề tài nghiên cứu ngày càng đa dạng, tài liệu được sử dụng phục vụ trên nhiều lĩnh vực: chính trị, quân sự, tư pháp, ngoại giao, kinh tế, văn hóa - giáo dục, biên giới - hải đảo…

Đối tượng độc giả đến TTLTII khai thác tài liệu cũng ngày càng đa dạng, bên cạnh các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học còn có giảng viên các trường đại học;

nghiên cứu sinh; sinh viên; các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đặc biệt, có nhiều nhà nghiên cứu, nghiên cứu sinh đến từ các nước như: Pháp, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc….

Bảng thống kê từ năm 1997 đến tháng 6/2016 về số lượng đề tài và mục đích nghiên cứu tài liệu tại TTLTII sẽ cho thấy rõ điều đó. Cụ thể như sau:

BẢNG THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU CỦA ĐỘC GIẢ TẠI TTLTII TỪ NĂM 1997-THÁNG T6/2016 [84]

NĂM

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tiến sỹ Thạc sỹ Nghiên cứu

lịch sử và xuất bản

Khác

1997 16 2 32 109

1998 12 4 50 6

1999 12 3 33 130

2000 22 2 8 161

2001 23 3 16 279

2002 18 8 28 109

69

Theo thống kê của TTLTII, từ năm 1997 đến tháng 6 năm 2016 TLLT tại TTLTII đã phục vụ cho việc thực hiện 324 luận án Tiến sĩ, 242 luận văn Thạc sĩ, 792 công trình nghiên cứu lịch sử và xuất bản thành sách, 2.103 báo cáo khoa học và các loại hình nghiên cứu khác. Với độc giả trong nước, TLLT ở TTLTII đã góp phần tạo nên các công trình khoa học có giá trị. Cụ thể:

Các công trình nghiên cứu ở bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ sử dụng TLLT của TTLTII:

Luận văn Thạc sĩ Sử học: Trần Thị Thu Hường với đề tài nghiên cứu “Quá trình phân định biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia trong thời kỳ Pháp thuộc 1870 - 1945” (2010); Phạm Dương Mỹ Thu Huyền với đề tài “Tôn Đức Thắng với phong trào công nhân tại Sài Gòn từ đầu thế kỷ XX đến năm 1930”

(2001); Nguyễn Văn Kết với “Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống văn bản hành chánh Việt Nam thời thuộc Pháp (1882 - 1945)” (2002); Cù Thị Dung với đề tài “Hoạt động giáo dục ở Nam kỳ thời Pháp thuộc 1982 - 1945” (2011); Tô Tuấn

2003 12 7 25 118

2004 8 6 13 117

2005 14 8 8 119

2006 12 17 16 84

2007 21 11 12 134

2008 18 14 26 113

2009 12 16 10 120

2010 10 32 33 97

2011 21 28 63 105

2012 30 27 75 50

2013 30 20 91 125

2014 38 19 135 59

2015 32 8 72 42

T6/2016 14 9 46 26

Tổng cộng 324 242 792 2.103

70

Đạt với “Hoạt động phòng thủ của hệ thống ấp chiến lược ở miền Nam Việt Nam thời Mỹ - Diệm (1961 - 1965); Nguyễn Xuân Hoài với “Chế độ độc tài Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 - 1959 (2007)”;…

Luận án Tiến sĩ Sử học: Lê Hữu Phước với đề tài “Lịch sử nhà tù Côn Đảo (1862 - 1930)” (1992); Trịnh Công Lý với đề tài “Đấu tranh của những người Cộng sản ở nhà tù Côn Đảo 1930 - 1945” (2005); Nguyễn Văn Thưởng nghiên cứu

“Phong trào yêu nước và cách mạng ở Phú Yên từ cuối thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945” (2007); Bùi Thị Huệ với “Những biến đổi kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước thời Pháp thuộc 1862 - 1945” (2009); Phạm Thị Huệ với “Phong trào dân tộc dân chủ ở Nam kỳ từ 1930 - 1945”, (2011); Trịnh Thị Mai Linh với “Chính sách của chính quyền Sài Gòn đối với người Hoa ở miền Nam Việt Nam (1954 - 1975); “Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở miền Đông Nam bộ (1961 - 1965)” của Huỳnh Thị Liêm; “Phong trào đấu tranh của công nhân cao su Thủ Dầu Một trong 30 năm chiến tranh giải phóng (1945 - 1975)” của Nguyễn Thị Mộng Tuyền; “Những chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương từ năm 1945 đến 2005” của Nguyễn Văn Hiệp; Nguyễn Xuân Hoài với luận án “Chế độ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 - 1963 (2011)”;…

Trong số các công trình nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở sử dụng nguồn tài liệu từ TTLTII có thể chia ra các mảng cụ thể như sau:

- Về kinh tế có các đề tài như: Lịch sử kinh tế xã hội ở Nam bộ Việt Nam;

Kinh tế ở Đông Dương trước thế kỷ XX; Đồn điền cao su 1896 - 1942; Lịch sử kinh tế Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc 1858 - 1945; Lịch sử các chế độ và sở lâm nghiệp tại Đông Dương từ 1862 - 1945; Hệ thống kênh rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long và tác động của việc đào kênh từ thời Nguyễn đến nay; Lịch sử đô thị Việt Nam;

Lịch sử đô thị Sài Gòn thời Pháp thuộc; Thiên tai, thảm họa ở Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn 1804 - 1945; Lịch sử nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trước 1975; Các mạng lưới thương lái ở Nam Kỳ từ 1880 - 1920; Lịch sử Kinh tế - Xã hội Việt Nam 1920 - 1930; Kinh tế tư bản chủ nghĩa ở miền Nam (1954 - 1975); Cải cách điền địa

71

ở miền Nam Việt Nam; Công thương nghiệp miền Nam; Kinh tế Mỹ ở miền Nam Việt Nam;…

- Về chính trị - xã hội có: Những người đói nghèo ở Sài Gòn trong thời kỳ Pháp đô hộ 1858 - 1945; Lịch sử người nghèo thành thị ở Sài Gòn thời kỳ Pháp đô hộ (1865 - 1955); Thân phận người phụ nữ thế kỷ XVIII - XX; Tổ chức nông dân ở miền Nam Việt Nam từ thế kỷ XVIII - XX; Thân phận người phụ nữ thế kỷ XVIII - XX; Sự di cư tình nguyện và không tình nguyện từ 1860 - 1975; Những người đói nghèo ở Sài Gòn trong thời kỳ Pháp đô hộ từ 1858 - 1945; Các điều kiện của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ thuộc Pháp; Lịch sử kinh tế Đông Á trong thời kỳ Pháp thuộc; Phát triển giao thông vận tải và sự thay đổi Kinh tế xã hội thời Pháp thuộc;

về Luật 10/59; về ấp chiến lược; về khu trù mật, khu dinh điền; về Đường Hồ Chí Minh trên biển; về thuốc khai quang Dioxin; về các chuyến bay cô nhi viện miền Nam; Chính sách tố cộng, diệt cộng; Chính sách bình định ở miền Nam; Trung ương Cục miền Nam; Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam; Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; Hiệp định Genève; Hiệp định Paris;…

- Nghiên cứu về tộc người, có các đề tài như: Các dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long; Người Hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 1859 - 1975; Lịch sử về người Java (Indonesia) sinh sống tại Nam kỳ giai đoạn 1900 - 1940; Các học giả Chăm, Phan Thiết và các ghi nhớ về cương vực giai đoạn 1651 - 1969; Người Hoa ở miền Nam Việt Nam; Người Khmer Nam bộ;Các tộc người Tây Nguyên: Êđê, Ba Na, Raglai, Châu mạ, Stiêng,…

- Về các cuộc đấu tranh ở Việt Nam thời Pháp thuộc, thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ có đề tài: Mặt trận dân chủ 1936 - 1940; Hoạt động của các nhà cách mạng và trí thức ở miền Nam (1930 - 1975); Cuộc cách mạng năm 1909 - 1930; Mối quan hệ giữa nhà thờ Thiên Chúa giáo và chính quyền thuộc địa và ảnh hưởng của các phong trào tôn giáo ở Việt Nam trước mối quan hệ này (1870 - 1954); Lịch sử Thanh niên thời Pháp thuộc (1870 - 1945); Phong trào đô thị miền

72

Nam; Phong trào giáo chức và học sinh - sinh viên miền Nam; Phong trào công nhân miền Nam; Biệt động Sài Gòn; Tôn giáo miền Nam;…

- Về lĩnh vực y tế có: Y tế trước năm 1945; Tổ chức y tế Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX; Lịch sử y học Việt Nam; Lịch sử môi trường, sức khỏe và phát triển tại Việt Nam 1858 - 1975; Các vấn đề môi trường sức khỏe và chính trị tại vùng Đông Dương thuộc Pháp từ 1890 - 1940; Lịch sử y tế cộng đồng thời kỳ thuộc địa Pháp;

Các tổ chức y tế ở miền Nam thời Việt Nam Cộng hòa; Các bệnh viện lớn ở miền Nam Việt Nam; Các quân y viện ở miền Nam Việt Nam;…

- Nghiên cứu thông sử Việt Nam có: Lịch sử Việt Nam thế kỷ XIX; Lịch sử Nam kỳ từ 1858 - 1880; Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh; Địa chí và lịch sử các tỉnh thành ở miền Nam;…

- Về văn hóa các đề tài sử dụng TLLT tại TTLTII như: Văn hóa lịch sử nông thôn Việt Nam thế kỉ XIX - XX; Quá trình phát triển và phổ biến chữ Quốc ngữ trong nửa đầu thế kỉ XX; Kiến trúc nhà ở tại miền Nam Việt Nam đầu thế kỷ XX;

Khoa Kiến trúc Trường Mỹ Thuật Đông Dương; Đua ngựa tại Sài Gòn đầu thế kỷ XX; Kiến trúc ở Đông Dương từ năm 1880 đến nay; Lịch sử Văn hóa - xã hội Nam bộ 1900 - 1975; Tìm hiểu về sự hình thành phong tục tập quán ở nông thôn của người Khmer Nam bộ 1975 trở về trước; Lịch sử văn hóa Phật giáo từ đầu thế kỷ đến 1975; Thể thao và phong trào thanh niên Đông Dương; Bản sắc Trung Hoa ở Đông Nam Á từ thời kỳ thuộc địa đến hậu thuộc địa; Hệ thống tổ chức giáo dục ở miền Nam Việt Nam;Người Công giáo di cư vào Nam; Sự tiến hóa hoạt động của đoàn trí thức Việt Nam;…

- Nghiên cứu lịch sử ngành nghề có: Lịch sử báo chí Việt Nam; Lịch sử báo chí Việt Nam giai đoạn 1858 - 1963; Lịch sử Du lịch Đông Dương thời thuộc địa;

Lịch sử hiệu buôn Denis Freres từ Sài Gòn đến Madagascar 1862 - 1975; Lịch sử xuất bản báo chí và phương tiện truyền thông mới trong thế kỷ XX ở Việt Nam;…

- Nghiên cứu về tổ chức chính quyền thực dân và đế quốc cùng chính sách khai thác ở thuộc địa có các đề tài như: Nhân viên tòa án ở các nước thuộc địa của Pháp; Quản lý hành chánh và thương mại ở Nam kỳ, Trung kỳ và Bắc kỳ thời Pháp

73

thuộc; Lịch sử của TP.HCM trong thời gian thuộc địa Pháp (khoảng từ năm 1900 đến năm 1945); Sự quản lý hành chánh và thương mại của Đông Dương từ năm 1920 - 1950; Công chức người Việt trong chính quyền thực dân Pháp và sự thuyên chuyển của những công chức đó từ năm 1904 đến năm 1945; Sự quản lý hành chánh và thương mại của Đông Dương từ năm 1920 - 1950; Vấn đề quản lý và khai thác rừng ở Nam Kỳ thời Pháp thuộc; Sự quản lý hành chánh và thương mại của Đông Dương từ năm 1920 - 1950; Chế độ công chức viên chức nhà nước thời kỳ thuộc địa và thời kỳ chống Pháp (1859 - 1954); Cơ quan mật thám Pháp ở Đông Dương giai đoạn 1917 - 1945; Hệ thống bảo an thuộc địa và sự quản lí của Pháp ở Đông Dương 1885 - 1963; Trường thông ngôn và các thông ngôn viên phục vụ ở Việt Nam và bị tù ở các trại giam; Vấn đề và chức năng thông dịch ngôn; Chính sách ngoại giao của chính quyền Việt Nam Cộng hòa; Chính sách của chính quyền Ngô Đình Diệm đối với người Thượng Tây Nguyên; Tổ chức chính quyền ở Tây Nguyên dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa;…

- Nghiên cứu về quan hệ quốc tế như: Mối quan hệ giữa các nước thuộc địa của Pháp và các nước thuộc địa của Anh (Miến Điện, Malaysia) 1860 - 1920; Quan hệ kinh tế xã hội giữa Ấn Độ và Nam bộ Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc; Lịch sử quan hệ Việt Nam - Singapore 1965 - 2005;…

Các ấn phẩm được nghiên cứu biên soạn từ nguồn TLLT tại TTLTII bao gồm:

Lao động bắt buộc ở thuộc địa thời kỳ Đông Dương; Đạo Cao Đài (1930 - 1945);

Các mối quan hệ gia tộc ở Châu Á và cuộc sống gia đình của những người di cư đã từng ở thuộc địa Đông Dương; Các hội truyền giáo Pháp và chính trị ở Trung kỳ;

Sự phát triển kinh tế và xã hội miền Nam Việt Nam thời kỳ (1958 - 1920); Lịch sử kinh tế, xã hội, chính trị của Sài Gòn - Chợ Lớn (1858 - 1975); Lịch sử giáo hội công giáo trong thời kỳ thuộc địa; Y tế của thế kỷ XVIII - XIX; Phụ nữ và trẻ con nghèo (1870 - 1975); Phụ nữ, trẻ con Việt Nam và con lai Việt - Pháp (1870 - 1975); Phụ nữ, trẻ con Việt Nam và con lai Việt - Pháp (1870 - 1956); Sự trở lại của Pháp ở Đông Dương sau thế chiến thứ 2; Đường sắt Việt Nam; Sự hình thành thần thoại từ thời phong kiến đến cận đại; Nghiên cứu thần thoại, lễ hội Hùng Vương

74

trong giai đoạn Pháp thuộc thời Việt Nam Cộng hòa; Mạng lưới đường sắt Việt Nam trong chiến tranh và hoà bình năm 1881 đến nay; Âm nhạc và đời sống âm nhạc ở Việt Nam giai đoạn (1860 - 1920); Lịch sử công nghệ được sử dụng trong thời kỳ Pháp thuộc; Quân lính Việt Nam trong Quân đội thực dân Pháp từ năm 1858 cho tới 1939; Phát triển du lịch ở Đông Nam Á năm 1880 - 1950; Kế hoạch đô thị hóa và hệ thống chính trị ở Hà Nội, Sài Gòn và Phnom Pênh từ năm 1910 - 1943;

Lịch sử y tế và y học Việt Nam trong thời kỳ thuộc địa; Quan hệ giữa Hà Lan và Việt Nam (1850 - 1945); Những biến đổi Văn hóa và xã hội tại Việt Nam từ 1925 - 1975; Lịch sử khẩn hoang và nông nghiệp đồng bằng Sông Cửu Long thời kỳ Pháp thuộc;…

Các ấn phẩm được nghiên cứu biên soạn từ nguồn TLLT tại TTLTII tiêu biểu có thể kể đến:

Dương Kinh Quốc với “Việt Nam những sự kiện lịch sử (1858 - 1918)” - Nxb.

Giáo dục, 1999; Nguyễn Khánh Toàn chủ biên sách “Lịch sử Việt Nam” tập 2 (1858 - 1945) - Nxb. Khoa học xã hội; Tạ Thị Thúy, Ngô Văn Hòa, Vũ Huy Phúc biên soạn sách “Lịch sử Việt Nam” tập 8 1919 - 1930 - Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007; Vũ Huy Phúc chủ biên công trình “Lịch sử Việt Nam 1958 - 1896” - Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003; Phạm Hồng Thụy, Mỹ Hà, Đinh Thu Xuân viết “Lịch sử xí nghiệp liên hợp Ba Son (1863 - 1998)” - Nxb. Quân đội nhân dân, 1998; Cục Văn thư & Lưu trữ Nhà nước - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I & II xuất bản sách “Tuyên truyền cách mạng trước năm 1945 qua sưu tầm TLLT” - Nxb.

Quân đội nhân dân, 2005; Bùi Văn Toản viết: “Côn Đảo 6694 ngày đêm” - Nxb.

Trẻ, 2009; “Nhà tù Côn Đảo: Danh sách hy sinh và từ trần giai đoạn 1930 - 1975” - Nxb. Thanh niên, 2009 và “Tù nhân Côn Đảo 1940 - 1945” - Nxb. Thanh niên, 2010; Nhóm tác giả Nguyễn Đình Thống, Nguyễn Linh, Hồ Sĩ Hành viết “Lịch sử Nhà tù Côn Đảo 1862 - 1975” - Nxb. Tổng hợp TP.HCM, 2010; PGS.TS. Nguyễn Phan Quang với một loạt các công trình: “Thị trường lúa gạo Nam Kỳ (1860 - 1945)” - Nxb. Tổng hợp TP.HCM, 2004; “Theo dòng lịch sử dân tộc (sự kiện và tư liệu)” (tập1 & 2 - Nxb. Tổng hợp TP.HCM, 2004, 2005; “Theo dòng lịch sử dân

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ tại trung tâm lưu trữ quốc gia ii (Trang 67 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)