Đợt khai quật lần 2

Một phần của tài liệu Di tích thành hồ phú yên (qua tài liệu khai quật khảo cổ học) (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG 2 DI TÍCH THÀNH HỒ QUA CÁC LẦN KHAI QUẬT

2.2. Đợt khai quật lần 2

Năm 2004, Bảo tàng Phú Yên tiếp tục phối hợp với Viện Khảo cổ học – Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) tổ chức khai quật Thành Hồ lần thứ hai. Phụ trách khai quật: TS. Lê Đình Phụng3, thời gian tiến hành từ tháng 11-12 năm 2004. Theo “Báo cáo khai quật khảo cổ học di tích Thành Hồ (Phú Hòa – Phú Yên) lần thứ II” thì đợt khai quật này mở rộng diện tích 25m2 ở hai đầu của hố khai quật năm 2003, như vậy tổng diện tích hai lần khai quật của hố này là 5m x 10m = 50m2, thuộc khu đất của ông Trần Văn Lớ.

Hiện vật tìm được gồm gạch, ngói, đầu ngói ống, gốm trang trí kiến trúc, đinh gốm, đồ gốm như nồi gốm, nắp, núm, vòi ấm, bát chân cao, mảnh cà ràng… Từ kết quả thu được, những người khai quật đưa ra nhận xét:

2.2.1. Địa tầng

Kết quả khai quật cho thấy địa tầng hai hố có sự khác nhau như sau:

2.2.1.1. Hố 04TH.H1

- Lớp một: dày khoảng 0.07m-0.2m, đất màu nâu sẫm, xám nhạt có lẫn nhiều gạch ngói, khá tơi xốp do đất canh tác tạo nên.

- Lớp hai: dày 0.25-0.7m, đất có màu vàng nhạt khá thuần nhất, gạch ngói kiến trúc liên kết chặt chẽ với nhau; đất tơi xốp, độ liên kết thấp.

- Lớp ba: dày 0.7m, tạo bởi gạch ngói đổ vỡ và các liên kết kiến trúc.

2.2.1.2. Hố 04TH.H3

Theo đợt khai quật năm 2004, địa tầng hố 04TH.H3 như sau:

Vách phía nam:

3 Đoàn công tác gồm có: TS. Lê Đình Phụng (Trưởng đoàn), Phạm Văn Triệu (Viện Khảo cổ học, Hà Nội);

Trần Thùy Nhiên, Võ Thị Kim Huỳnh, Nguyễn Danh Hạnh, Nguyễn Đính, Nguyễn Văn Tuấn (Bảo Tàng Phú Yên). Khai quật được tiến hành theo Quyết định số 3604/QĐ-BVHTT ký ngày 13/10/2003 của Bộ Văn hóa Thông tin [31, tr.2].

- Lớp một: dày 0.3m-0.4m, đất màu xám nâu nhạt, do quá trình canh tác. Hiện vật lớp này gồm nhiều loại khác nhau như: gạch, ngói, sành, sứ.

- Lớp hai: dày 0.9-1m, đất màu vàng nhạt, gạch nhiều đổ lận lỗn, không có quy luật nào.

- Lớp ba: đất màu vàng nhạt lẫn sỏi đầu ruồi màu đen liên kết khá chắc.

- Lớp sinh thổ: đất màu vàng nhạt, có độ kết dính cao khá thuần nhất.

Vách phía đông:

- Lớp một: dày 0.1m-0.3m, đất canh tác bị xáo trộn, màu xám nhạt, lẫn nhiều mảnh gạch ngói.

- Lớp hai: dày 0.3m-0.4m, là tầng ken dày mảnh ngói, gạch, mảnh gốm. Lớp này tìm được nhiều đầu ngói mặt hề, gốm trang trí kiến trúc.

- Lớp ba: dày 0.2m-0.3m, có nhiều cát sỏi hạt thô màu vàng nhạt, hầu như không có hiện vật. Đây có thể là lớp cát bồi của mùa mưa lũ khá lớn trong lịch sử và có thể là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của kiến trúc.

- Lớp bốn: xuất hiện dấu vết kiến trúc, kiến trúc được xây thành khối gạch hình hộp chữ nhật, nằm đề lên một lớp nền được đầm kỹ bằng gạch vỡ khá phẳng, với độ dày 0.55m, làm nền xây dựng khối kiến trúc bên trên.

- Lớp sinh thổ: đất màu vàng nhạt, có độ kết dính cao khá thuần nhất.

Địa tầng ở vách bắc có các lớp tương tự như vách phía đông. Mặt bằng của lớp cuối cùng cho thấy, toàn bộ đáy hố có một lớp bê tông gạch đầm lèn chặt màu đỏ sẫm vững chắc phía trên có kiến trúc xây dựng đè lên [18].

2.2.2. Kiến trúc

Các công trình kiến trúc tìm được có khả năng là các công trình liên quan đến tôn giáo, được trang trí mỹ thuật đẹp. Ở hố một (H1) đã tìm thấy hệ thống máng dẫn nước được xây bằng gạch, những dấu vết kiến trúc có hình vuông, lòng được lát gạch khá phẳng. Hai bên xếp tường thành chạy dọc tạo nên khe dẫn nước rộng 0.26m, cao 12cm.

Hố một (H1) có kiến trúc ở phía đông là một khối hộp gạch hình chữ nhật không đều nằm theo hướng đông tây. Toàn bộ viên gạch này được xây bằng các viên gạch có kích thước khác nhau, và khá lớn, kích thước trung bình: 37cm x 18cm x 9cm, xây

vuông vức quy chỉnh, các viên gạch xây câu móc với nhau tạo nên sự liên kết ổn định vững chắc. Những viên gạch có sử dụng đất sét mịn màu trắng nhạt làm chất kết dính.

Khối gạch này nằm chìm dưới lớp ngói vật trang trí kiến trúc đổ phủ dày lên trên.

Đây có khả năng là phần dưới của kiến trúc có bộ mái lớp phía trên đã bị sụp đổ.

Riêng khối hộp kiến trúc với hai hố đen, có đường kính 0.53m và 0.5m, tìm được trong lòng hộp có khả năng là dấu vết liên quan đến táng tục – tục hỏa táng?

2.2.3. Di vật

Các hiện vật liên quan như kendi, hệ thống máng dẫn nước, gạch, đầu ngói ống, ngói âm dương, đinh gốm, các họa tiết trang trí mặt sư tử, mặt hề, hoa sen…có ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ.

Gạch: là loại vật liệu xây dựng khác phổ biến, do thời gian cùng với những biến động khác, ngoài những viên gạch còn nguyên tại kiến trúc, cuộc khai quật này còn thu được trên một ngàn viên gạch các loại. Gạch có màu vàng nhạt, xương lẫn nhiều hạt sạn sỏi, nhỏ trắng thường có kích thước lớn, độ nung già, độ cứng cao.

Gạch được xây với kỹ thuật câu móc vào nhau, theo kỹ thuật đan cài gối nhau tạo nên sự vững chắc. Để đảm bảo tính ổn định, gạch được xây sử dụng đất sét mịn màu vàng nhạt làm chất kết dính (xem bảng 2.1).

Ngói âm dương: tổng số mảnh ngói thu được tại cuộc khai quật lần này là 5022 mảnh, gồm nhiều kích thước màu sắc khác nhau. Ngói ở đây là ngói âm dương, đa phần là ngói bản âm. Chất liệu ngói màu đỏ hoặc vàng nhạt, xương khá cứng mịn và chắc, dày từ 0.7cm-2.5cm. Ngói có xương dày đều được pha cát hoặc bã thực vật. Lòng ngói có dấu hiệu miết tay, mặt ngói có hoa văn trang trí gồm 5 loại: hoa văn in ô vuông, hoa văn nan đập chéo, hoa văn vạch thẳng song song chạy dọc toàn thân, hoa văn vạch song song cách quãng, hoa văn in ô vuông lồng nhau.

Kỹ thuật tạo hoa văn chủ yếu là khắc vạch chìm vào xương ngói. Hoa văn ngoài chức năng trang trí còn có chức năng làm xương ngói cứng hơn. Ngói được chia ra làm hai nhóm: ngói bản âm và ngói bản dương. Sự phân biệt này là do độ uốn cong lòng mo của các viên ngói. Ngói âm độ uốn cong lòng mo ít, độ cong nhẹ đặt trên bộ mái. Ngói dương có độ uốn lòng mo cao một nửa vòng tròn, thường chia làm hai

phần: chuôi và thân ngói, chuôi thường thót nhỏ nối liền khít với phần thân ngói trên, xương gốm phần ngói thường mỏng hơn và phần thân ngói thường có kích thước lớn hơn, xương gốm dày hơn. Ngói thường có màu vàng nhạt, xám nhạt, hay đỏ nhạt, độ nung cao, nhiều viên cứng như sành, xương ngói mịn. Mặt phía trên thường có hoa văn như ngói bản âm, ngói bản dương hoa văn trang trí thường ít có giá trị về mỹ thuật, nhưng là yếu tố kỹ thuật làm xương ngói chắc hơn; đặc biệt là những viên có kích thước lớn, do công năng sử dụng trên bộ mái, do đó số lượng hiện vật mảnh ngói bản dương không nhiều, đa phần tập trung trong một lớp nhất định. Mỗi loại hình được chế tác đảm bảo tốt chức năng đảm nhận trên bộ mái lợp kiến trúc [31, tr.11-12] (xem bảng 2.4).

Đầu ngói ống: là loại hình vật liệu sử dụng trên trang trí diềm mái các công trình kiến trúc. Đầu ngói ống tại Thành Hồ được tìm thấy khá nhiều qua đợt khai quật năm 2003, hình thành nên cả bộ sưu tập khá phong phú về số lượng, kích thước và hoa văn trang trí. Cuộc khai quật đợt này, cũng tìm thấy hàng loạt các đầu ngói ống bổ sung thêm những hiểu biết về loại hình hiện vật trang trí kiến trúc này, góp phần làm phong phú thêm hiện vật lưu giữ tại Bảo tàng địa phương.

Gốm trang trí kiến trúc: đợt khai quật lần này, gốm trang trí kiến trúc không nhiều. Đây là loại hình con tiện hình khối trụ tròn, được thể hiện phần trên chóp nhọn hình búp sen, phần dưới là các đoạn thắt giữa nhiều tầng trong giống như hình tháp Phật. Loại hình này thường được sử dụng trang trí trên bờ nóc kiến trúc, các bờ xiên bộ mái nhô lên và vươn cao tạo nên vẻ đẹp cho kiến trúc. Gốm được chế tác từ đất nung, được nặn bằng tay khá đẹp, cân xứng và là một tác phẩm nghệ thuật ở đỉnh cao của đất nung.

Đinh gốm: là một bộ phần để gắn các thành phần trang trí kiến trúc với bộ mái kiến trúc. Loại hình này được chế tác gắn với các viên ngói úp lên bờ nóc, bờ xiên mái kiến trúc. Những đinh gốm này nhô lên với chức năng dùng để cắm các trang trí kiến trúc cùng chất liệu gốm. Có thể nói đinh gốm là loại hình gắn với các bộ phận gốm trang trí kiến trúc. Đinh gốm thường có phần chân to, bản đến rộng gắn liền với mặt trên của ngói, phần trên thân tròn, nhọn dần dài vút như một chiếc

đinh đầu nhọn, to dần xuống dưới. Số lượng đinh gốm này thường tương đương với số lượng gốm trang trí kiến trúc được sử dụng trong mỗi công trình. Tại cuộc khai quật lần này, đã tìm thấy đinh gốm còn nằm trong lòng trụ gốm trang trí kiến trúc.

Đồ gốm: là loại hình tìm thấy nhiều nhất, nhiều loại hình với kích cỡ khác nhau. Đồ gốm như bát, bát chân cao, lọ hoa nồi gốm... tìm được ở Thành Hồ cho thấy có yếu tố gốm bản địa, kế thừa từ gốm Sa Huỳnh. Những loại hình, họa tiết, hoa văn trang trí cho biết nhận thức thẩm mỹ của dân tộc Chăm và cho thấy có ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa.

Một phần của tài liệu Di tích thành hồ phú yên (qua tài liệu khai quật khảo cổ học) (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(314 trang)