Đợt khai quật lần thứ tư

Một phần của tài liệu Di tích thành hồ phú yên (qua tài liệu khai quật khảo cổ học) (Trang 88 - 93)

CHƯƠNG 2 DI TÍCH THÀNH HỒ QUA CÁC LẦN KHAI QUẬT

2.6. Nhận thức mới về Thành Hồ qua các cuộc khai quật

2.6.3. Đợt khai quật lần thứ tư

Đợt khai quật lần thứ tư, với việc khai quật về phía đông (08TH.H1 + 08TH.H5) tìm được 5 chân trụ cột có thể là nơi chuẩn bị lễ vật (mandapa) giống như ở tháp Po Inâ Nagar (Nha Trang), bình nước, bình nhỏ và sau đó là hồ nước phục vục cho nghi lễ; tìm được khu vực cư trú có nơi hành lễ, có đường đi trong thành có lề đường hay không có lề đường (xem sơ đồ 1). Các dấu vết công trình kiến trúc tìm

được qua khai quật có khả năng là các công trình kiến trúc liên quan đến kiến trúc tôn giáo, đường đi, nền móng. Dấu vết kiến trúc cho thấy đây là nhóm công trình kiến trúc liên quan mật thiết với nhau.

 Chúng ta tìm được hệ thống đường đi nhỏ và có khả năng các đường đi này có mái che (vì có ngói và có gốm trang trí kiến trúc hình con tiện trên nóc, đinh gốm còn dính trong gốm trang trí… đổ sập trên lối đi hay hai bên lối đi) và các đường này được nâng cấp có nơi 2 lần (08TH.H6), có nơi 3 lần (08TH.H4). Chúng tôi cũng tìm thấy móng tường hay nền móng kiến trúc.

 Các công trình kiến trúc được trang trí mỹ thuật đẹp như đầu ngói ống trang trí mặt hề giai đoạn đầu (giống đầu ngói ống trang trí mặt hề ở thành Trà Kiệu, gốm mặt hề thời Tam Quốc 220 - 265) và đầu ngói ống trang trí hoa sen giai đoạn sau (gần giống đầu ngói ống trang trí hoa sen ở Hoàng thành Thăng Long thời Lý, Trần của Việt Nam, đầu ngói ống trang trí hoa sen ở cố đô Silla, Hàn Quốc).

 Ngói có trang trí hoa văn là những đường song song dọc hay ngang thân ngói, hoa văn in xéo hay hoa văn kiểu đan lát…mà có thể nhìn thấy hoa văn trên mái nhà (ngói dương) cũng như những gốm trang trí trên nóc, bờ nóc hay diềm mái và hoa văn trang trí trên ngói nhìn thấy bên trong nhà (ngói âm).

Tại đợt khai quật này, chúng tôi đã căn cứ vào địa tầng và có thể nhận ra 4 loại gạch với 4 loại chất liệu được thực hiện theo trình tự sớm muộn như sau: gạch đất sét kính thước lớn màu đỏ  gạch đất sét pha cát, sạn kích thước lớn màu đỏ  gạch đất sét pha cát kích thước trung bình màu vàng nhạt  gạch đất sét pha nhiều cát kích thước trung bình màu xám (loại này rất ít) (xem bảng 3).

2.6.3.2. Niên đại

Trong đợt khai quật khảo cổ lần thứ tư này, Đoàn khai quật đã gửi 6 mẫu cho Trung tâm Hạt nhân Thành phố Hồ Chí Minh để phân tích niên đại bằng phương carbon phóng xạ C14. Ngày 16/2/2009 cho kết quả như sau:

TT Ký hiệu mẫu Ký hiệu mẫu gốc Loại mẫu Niên đại (năm, B.P)

01 HCM 02/09 08TH.H1 (1.79m) Than gỗ 1.720 ± 60

02 HCM 03/09 08TH.H1.L5.A3 (1.51m) Than gỗ 1.590 ± 55

03 HCM 04/09 08TH.H1.L2.B2 Than gỗ 1.445 ± 50

04 HCM 06/09 08TH.H4MR.L3.E5 Than gỗ 1.450 ± 50

05 HCM 07/09 08TH.H4.L4+H4.L4.A1(0.91m) Than gỗ 1.480 ± 55

06 HCM 08/09 08TH.H6.L8 (1.60m) Than gỗ 1.260 ± 45

Như vậy, từ niên đại C14, có các năm sau công nguyên như sau:

 1.720 ± 60 B.P (cách ngày nay) = năm 230 A.D (sau công nguyên)

 1.590 ± 55 B.P = năm 360 A.D

 1.445 ± 50 B.P = năm 505 A.D

 1.450 ± 50 B.P = năm 500 A.D

 1.480 ± 55 B.P = năm 470 A.D

 1.260 ± 45 B.P = năm 690 A.D

Trong các niên đại C14 trên thì niên đại ở H1, với độ sâu 1.79m, cho niên đại năm 230 sau công nguyên là niên đại sớm nhất, khá phù hợp với niên đại của vò gốm (08TH.H1.L4:08) và có thể nói, đấy là niên đại sớm nhất của Thành Hồ. Và trôn đế gốm Gò Sành ve lòng thế kỷ XV tìm được trong bờ thành Bắc là niên đại muộn của Thành Hồ.

Với niên đại như vậy, cùng với thành cổ Trà Kiệu, Thành Hồ đã được xây dựng ngay sau khi thành lập vương quốc Champa, là một trong những thành được xây dựng sớm trong vương quốc Champa và qua một lần trùng tu, người Chăm đã sử dụng cho đến năm 1611 (QVS).

2.6.3.3. Kết quả đạt được

Trong đợt khai quật lần thứ tư này, chúng tôi đã thu được những kết quả như sau:

Thành Hồ là di tích có mặt bằng gồm phần hình gần vuông và phần hình thang vuông ở phía tây, đúng hướng đông – tây – nam – bắc. Thành có thành cao hào sâu – thành trì. Thành Đông có 7 tháp canh, thành Bắc có 5 tháp canh (tính luôn tháp canh ở 4 góc thành). Thành Tây và Nam chỉ có tháp canh ở các góc. Thành có 3 cửa gồm 2 cửa phía bắc (cửa sinh và cửa tử) và một cửa phía nam (chảy ra sông Đà Rằng). Thành có Hòn Mốc trên có tháp ở phía tây và có Rộc Nước chảy xuyên qua thành. Thành có thế “tựa núi, nhìn sông”. Bên bờ Bắc sông Đà Rằng có Gành Ông

(góc tây nam thành) và đối diện bên kia là Gành Bà có tháp Bà là hai chốt canh đường thủy và bảo vệ thành. Cùng với sông Đà Rằng và Rộc Nước trong thành, có thể suy đoán quân giữa thành là đội thủy quân.

Người Champa đã có kỹ thuật xây dựng thành khá cao như: sử dụng đất sét và đá, loại đá mà dân địa phương gọi là đá vôi có ở núi đá vôi núi Sầm, tọa lạc ở phía bắc Thành Hồ. Đoàn khai quật cũng tiến hành phân tích các mẫu thạch học, và có kết quả cho thấy có hai mẫu là đất cát và bột kết, trong đó có lượng xi măng 1 mẫu 48-46% và mẫu khác là 50-48%. Như vậy, đây là loại đá hút nước làm cho sét xây móng và phần giữa (xương) bờ thành lúc nào cũng khô và rất cứng, sau đó kè một lớp gạch vụn, đất sét xen kẽ nhau hai bên chân thành để chống sạt lở. Một thời gian sau bờ thành được sửa chữa nâng cấp lần hai, phía ngoài có một lớp sét còn chủ yếu hai bờ trong và ngoài chân thành kè một lớp gạch vụn, đất sét xen kẽ nhau. Trên bề mặt thành có lót gạch và xây hai bờ tường gạch cao hai bên để quân lính di chuyển và núp bắn mà Ông Nguyễn Đình Tư cho rằng “Những cụ già 60-70 tuổi cho biết:

khi các cụ mới 9-10 tuổi đã lên chơi trên thành và còn đùa chạy trong lòng rãnh ấy” [61]. Rất có thể thành được đắp lần đầu vào thế kỷ thứ III mà hiện vật có thể minh chứng như niên đại của vò gốm, ngói có in văn in bên trong, mặt hề cùng loại với Trà Kiệu, Cổ Lũy - Phú Thọ (Quảng Ngãi), cũng như niên đại C14 – 230 sau công nguyên. Theo sách Tấn Thư, vào đời vua Thái Khang nhà Tấn (280-290) vua Lâm Ấp là Phạm Dật sang Trung Quốc cống tiến, Phạm Dật có người nô lệ là Phạm Văn đi theo, qua Trung Quốc học được kỹ thuật xây thành, sau cái chết của Phạm Dật, Phạm Văn cướp ngôi lên làm vua Lâm Ấp, đến thời cháu là Phạm Hồ Đạt (380-413) đã cho xây thành Khu Túc vừa thủ phủ vùng đất phía bắc vừa là nơi đồn trấn nhằm chống lại các cuộc tấn công từ Giao Châu8. Đến thế kỷ XV thành được đắp gia cố nâng cao hơn mà hiện vật cho niên đại là trôn đế gốm Gò Sành ve lòng tìm được trong bờ thành Bắc [56], [109].

Những công trình kiến trúc đã dần dần được hé mở, đó là những kiến trúc mang tính chất tôn giáo như máng nước thiêng (somasutra); hay tìm được chân trụ cột có

8 http://vi.wikipedia.org/wiki/Khu_T%C3%BAc

thể là nơi chuẩn bị lễ vật (mandapa), bình nước, bình nhỏ và sau đó là hồ nước phục vục cho nghi lễ; những nền móng nhà và đường đi trong thành có lề đường hay không có lề đường cũng được biết đến, qua mái che được thể hiện bởi những hiện vật gốm, ngói trang trí kiến trúc hình con tiện trên nóc, cũng tìm được khu sản xuất gạch ngói… Hiện vật kiến trúc có mối quan hệ văn hóa đan xen với văn hóa Trung Hoa, Hàn Quốc và Đại Việt, thể hiện qua mặt hề, đầu ngói trang trí hình hoa sen và ngói âm dương.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Di tích thành hồ phú yên (qua tài liệu khai quật khảo cổ học) (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(314 trang)