Giá trị lịch sử quân sự

Một phần của tài liệu Di tích thành hồ phú yên (qua tài liệu khai quật khảo cổ học) (Trang 93 - 96)

CHƯƠNG 3 THÀNH HỒ VÀ CÁC THÀNH CỔ CHAMPA TRONG BÌNH DIỆN RỘNG HƠN

3.1. Giá trị Thành Hồ và các thành cổ khác trong văn minh Champa

3.1.1. Giá trị lịch sử quân sự

Thành Hồ nằm trên vùng đất cao phía bắc, nằm án ngữ con đường thủy dọc theo sông Đà Rằng-con sông lớn nhất miền Trung, đi lên vùng cao nguyên. Đây là con đường giao thông thủy rất quan trọng, thuận lợi và nối vùng cao nguyên rộng lớn, trù phú với dải đồng bằng ven biển miền Trung và vươn ra biển, và là cầu nối với các vùng trong khu vực.

Trong cuốn "Non nước Phú Yên", Nguyễn Đình Tư cũng nhắc đến giá trị của Thành Hồ về mặt quân sự: “Thành Hồ ở một vị trí chiến lược quan trọng thời xưa.

Trước kia cánh đồng Tuy Hòa thiếu nước, hãy còn hoang vu, đầy lau sậy và gai bàn chải, làm nơi ẩn trú của các loài thú dữ. Dân cư phần nhiều ở các vùng chân núi.

Bây giờ con đường thiên lý từ ngoài vào cũng đi theo ven núi, qua xã Hòa Quang ngày nay, vào Thành Hồ qua bến đò Lò Giấy, sang bên kia thôn Mỹ Thạnh, xã Hòa Phong, Hòa Đồng, Hòa Thịnh mà vào vùng Khánh Hòa. Khu vực hoạt động của người Chiêm Thành bây giờ là vùng Thạch Thành về phía hữu ngạn sông Đà Rằng.

Thành Hồ nằm vào giữa con đường xuyên sơn ấy, một mặt nhìn ra dòng sông, một mặt dựa vào núi non hiểm trở, thật là thuận tiện cho việc dùng binh” [61, tr.110].

Từ sau cuộc chinh phạt của vua Lê Thánh Tông năm 1471, với ý định tạo nên sự yên ổn lâu dài ở phía nam, nhà vua đã cho cắt phần đất ven biển từ đèo Cù Mông đến chân đèo Cả lập nên một quốc gia riêng gọi là Hoa Anh, cử một hào trưởng địa phương làm Hoa Anh vương; lấy phần đất thượng nguyên phía tây quốc gia này lập thêm nước Nam Bàn, xem đây là vùng đệm ngăn cách Đại Việt với Champa từ miền núi sâu ra tận biển.

Tuy nhiên, các vua Champa liên tiếp đem quân đánh phá cả Hoa Anh lẫn Nam Bàn, tái chiếm lại vùng đệm này, đồng thời ngưng trệ hẳn mọi hoạt động xây dựng

đền tháp trên toàn bộ vương quốc để dốc sức dựng lên một thành lũy kiên cố, chống trả có hiệu quả nhằm bảo vệ phần lãnh thổ ít ỏi còn lại ở phía nam.

Thành Hồ có mặt trong tình thế mới xuất hiện mang tính giằng co quyết liệt này tại bờ Bắc vùng hạ lưu sông Ba, nơi có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng, không chỉ hiểm yếu về mặt quân sự mà cả thế đứng về chính trị và tiềm năng kinh tế.

Năm 1578, chúa Nguyễn Hoàng cử Phù Nghĩa hầu Lương Văn Chánh đem quân tiến vào Hoa Anh tấn công Thành Hồ, tướng tiên phong là Cao Các mắc mưu lọt vào cửa tử nên bị tử nạn, cũng nhờ đó Lương Văn Chánh khám phá ra bí mật bố phòng của quân Chăm, thúc tướng sĩ xông vào các cửa sinh và triệt hạ được thành [61, tr.64- 79]. Vua Champa là Po Át (1553 - 1579) có lẽ đã chết trong thời điểm này.

Trong khoảng 10 năm cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, Champa vẫn tiếp tục phản công hòng chiếm lại vị trí hiểm yếu đã mất này, song không còn cơ hội để thực hiện.

Vua Po Nít (1603 - 1613) phải từ bỏ Hoa Anh rút vào phía nam đèo Cả. Năm 1611, phủ Phú Yên xuất hiện tên trên địa bạ hành chính thuộc danh mục "đất mới mở" của chính quyền chúa Nguyễn Đàng Trong. Một cột mốc quan trọng được đánh dấu tại đây trong công cuộc mở đất hướng về phương nam của dân tộc [38, tr.188-189].

Chúng ta nhìn lên bản đồ vệ tinh, Thành Hồ không chỉ nằm chắn ngang con đường từ biển và đồng bằng lên Tây Nguyên (quốc lộ số 25) mà còn nằm ở ngay cửa ngõ chuyển tiếp từ vùng đồng bằng phù sa mới lên vùng đồng bằng phù sa cũ (cách biển chừng 20km). Vài trăm năm trước, Thành Hồ gần như mở thông ra biển (có thể là thông qua một đầm hay phá lớn nào đấy). Nhiều dấu tích chứng tỏ xưa kia phần lớn đồng bằng Tuy Hòa rộng lớn (500km2) là vùng đồng bằng hình thành lên từ lớp phù sa mới [58]. Từ cuối thế kỷ XVI, khi Lương Văn Chánh “chiêu tập dân xiêu tán khai khẩn đất hoang”, sau việc đắp đập Đồng Cam, hay Củng Sơn (xây từ năm 1924 đến năm 1929 hoàn thành) thì đồng bằng Tuy Hòa mới trở thành “vựa lúa miền Trung” như hiện nay. Thời Champa, các di tích văn hóa còn lại chủ yếu tập trung tại miền cao, vùng chân núi mà không ít những hiện vật quan trọng và có ý nghĩa được phát hiện ở vùng xung quanh Thành Hồ (như Phước Tịnh - Núi Bà) và trong vùng cao nguyên đất đỏ bao la phía sau Thành Hồ (như Củng Sơn). Vùng cao

nguyên đất đỏ bao la phía sau Thành Hồ đó là huyện Sơn Hòa (diện tích rộng 938 km2, gấp đôi đồng bằng Tuy Hòa). Sơn Hòa, nếu xét về mặt địa lý tự nhiên, là điểm cuối phía đông nam của cả một vùng thung lũng cao nguyên rộng lớn ở huyện Kraong Pa, tỉnh Gia Lai (diện tích rộng 1994 km2) và huyện Ayun Pa, tỉnh Gia Lai (diện tích rộng 1800km2) - nơi đây vẫn còn hậu duệ của vua Lửa (Hỏa Vương của nước Nam Bàn xưa). Trong khu vực thung lũng và đồng bằng bóc mòn tích tụ (thuật ngữ chuyên môn) của Tây Nguyên này đã phát hiện ra không ít những di tích và di vật cổ Champa như tháp Yang Praong (ở Đắc Lắc), Yang Mun (ở Cheo Reo, huyện Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) các điêu khắc đá ở Đắc Bằng (huyện Kraong Pa, tỉnh Gia Lai), [10, tr.281], [22]. Như vậy, dưới góc độ địa văn hóa, chúng ta có đủ cơ sở để khẳng định: Thành Hồ là một tòa thành có vị trí chiến lược, là cửa ngõ duy nhất mở vào vùng văn hóa Champa trên đất Tây Nguyên. Chính chức năng có ý nghĩa chiến lược này, đã khiến Thành Hồ có một vị trí cũng như cấu trúc rất khác những tòa thành Champa truyền thống. Thành Hồ nằm về phía bắc sông Đà Rằng và giáp núi ở phía tây để lấy sông và núi củng cố thêm cho hai mặt thành phía tây và phía nam chứ không nằm giữa đồng bằng và lấy sông che chở phía bắc như thường thấy. Vì phía tây mới là hậu phương, là nơi cần bảo vệ nên phần thành nội của Thành Hồ nằm về phía tây thành.

Cũng chính có vị trí địa lý, lịch sử và văn hóa đặc biệt, nên Thành Hồ là tòa thành lớn xuất hiện muộn hơn và cũng chấm dứt sự tồn tại của mình muộn hơn so với một loạt những tòa thành Champa khác. Thời điểm bị phá cũng đồng thời là thời điểm chấm dứt sự tồn tại của Thành Hồ, theo các sử liệu Việt Nam, là năm 1578.

Qua những hiện vật khảo cổ như gạch ngói ở Thành Hồ và ở các di tích quanh vùng như Núi Bà, chúng tôi cho rằng: Thành Hồ được xây dựng và tồn tại cùng thời với ngôi tháp Núi Bà, Tháp Nhạn ở thành phố Tuy Hòa và Đông Tác ở thị trấn Phú Lâm, huyện Tuy Hòa [7, tr.291], [10, tr.281-282].

Như vậy, Thành H có niên đại vào khong thế k th III và phát triển đến thế k XVII (năm 1611, QVS).

Một phần của tài liệu Di tích thành hồ phú yên (qua tài liệu khai quật khảo cổ học) (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(314 trang)