M ối liên hệ gi ữa Thành H ồ và các thành cổ Champa ở miền Trung Việt Nam

Một phần của tài liệu Di tích thành hồ phú yên (qua tài liệu khai quật khảo cổ học) (Trang 108 - 149)

CHƯƠNG 3 THÀNH HỒ VÀ CÁC THÀNH CỔ CHAMPA TRONG BÌNH DIỆN RỘNG HƠN

3.2. Thành Hồ và thành cổ Champa trong đối sánh với di tích cùng loại và cùng thời ở Việt Nam và trong bình diện rộng hơn

3.2.2. M ối liên hệ gi ữa Thành H ồ và các thành cổ Champa ở miền Trung Việt Nam

Dọc theo dải đất miền Trung từ Quảng Bình đến Phú Yên còn tìm thấy những vết tích thành cổ Champa như: thành Khu Túc hay thành Cao Lao Hạ ở xã Hạ Trạch, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình; thành Nhà Ngo ở xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình; thành Lồi ở hai xã Thủy Xuân và Thủy Biều và một phần ở Phường Đúc thuộc Thành phố Huế; thành Hóa Châu ở xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế; thành Trà Kiệu ở xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam; thành Đồng Dương ở xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam; thành Châu Sa ở Tịnh Châu, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi [29, tr.198-200]; thành Thị Nại (Bình Lâm) ở xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định; thành Đồ Bàn ở xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định; thành Cha (Thành An Thành) ở xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định; Thành Hồ ở thị trấn Phú Hòa, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên [7, tr.206- 292]; thành Văn Lâm ở làng Văn Lâm, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam và thành

Vụ Bổn ở làng Vụ Bổn, xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận9; thành Sông Lũy ở Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận [89, tr.59].

Trong đó có 2 di tích được khai quật là thành Hóa Châu, khai quật năm 1997 – 2012, [15, tr.659-662], [26], [27], [39], và Thành Hồ khai quật năm 2003-2004, 2008-2009, [7], [10], [22], [31], [35], [56], [69], [84] [109].

Theo nhiều nguồn tư liệu, chúng ta có thể nêu những vết tích thành cổ Champa ở những vùng thuộc Champa cổ như sau:

 Vùng INDRAPURA (giới hạn từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân, nay là đất của tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế) có 4 thành: thành Khu Túc, thành Ngo, thành Lồi, thành Hóa Châu.

 Vùng AMARAVATI (giới hạn từ đèo Hải Vân đến đèo Bình Đê, nay là đất của Thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Ngãi) có 3 thành: thành Trà Kiệu, thành Đồng Dương và thành Châu Sa.

 Vùng VIJAYA (giới hạn từ đèo Bình Đê đến đèo Cù Mông, nay là đất của tỉnh Bình Định) có 3 thành: thành Thị Nại, thành Đồ Bàn và thành Cha.

 Vùng KAUTHARA (giới hạn từ đèo Cù Mông đến đèo Rù Rì – Nha Trang, nay là đất của tỉnh Phú yên và nửa Bắc tỉnh Khánh Hòa) có Thành Hồ.

 Vùng PANDURANGA (giới hạn từ đèo Rù Rì đến Mỹ Tho (Tiền Giang) [108, Số.19-20, tr.258], nay là đất của nửa Nam tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận…) có 3 thành: thành Văn Lâm, thành Vụ Bổn và thành Sông Lũy.

Về vị trí xây thành người Champa rất giỏi thủy chiến nên thường xây thành ở gần những con sông lớn. Thành xây dựng ở bờ Bắc của sông như thành Châu Sa (Quảng Ngãi) nằm cách bờ Bắc sông Trà 1 km, khuôn viên thành được bao bọc bởi những hào khá sâu, nhờ hai gọng thành (gọi là càng cua) nối thành nội với sông Trà10. Thành Hồ (Phú Yên) nằm kề bờ Bắc sông Đà Rằng… Thành xây dựng ở bờ Nam của sông chiếm số lượng nhiều nhất như thành Khu Túc (Quảng Bình) ở bờ

9Theo ghi nhận của PGS.TS. Thành Phần, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. HCM, phỏng vấn ngày 10 tháng 07 năm 2010, trong đợt khảo sát về đề tài “Thủy lợi của người Chăm ở Ninh Thuận”.

10 http://www.quangngai.gov.vn/quangngai/tiengviet/DL/102505206_167/

Nam sông Gianh, phía tây là sông Con, phía đông là đồng bằng11; thành Nhà Ngo (Quảng Bình), theo mô tả của Dương Văn An trong Ô Châu cận lục: “Thành ở địa phận xã Uẩn Áo, huyện Lệ Thủy. Sông Bình Giang chảy qua phía trước, sông Ngô Giang ôm phía sau, hai sông ấy chảy đến phía tây bắc thì hợp làm một. Thành ba mặt giáp sông, còn một mặt là núi” [1, tr. 73-74], [7, tr.225]; Thành Lồi (Thừa Thiên - Huế), toàn bộ thành chiếm cứ đồi Long Thọ nằm ở bờ Nam bờ sông Hương, thành Trà Kiệu ở bờ Nam sông Thu Bồn…

Thành cổ Champa thường có dạng hình chữ nhựt như thành Khu Túc, thành Đồ Bàn, Thành Hồ… [19, tr.267-280], tường thành được xây dựng theo 2 loại như sau:

 Tường thành được đắp bằng đất sét, hai chân thành kè đất sét gạch, trên xây gạch: Thành có một trục xương giữa gồm đất sét và đá có khả năng hút nước là cho trục xương giữa luôn khô cứng. Hai bên có kè lớp đất sét dày và rồi lớp đất sét và gạch vỡ tạo thành xuôi hai bên, chân thành rộng khoảng 30m. Trên tường thành có lót gạch, bên trên có xây hai bờ lũy cao hai bên để quân sĩ có thể di chuyển và núp bắn. Bên ngoài có hào rộng khoảng 30m, khá sâu. Kiểu bờ thành này như tường Thành Hồ (Phú Yên)…

 Tường thành xây bằng gạch: có thể nêu trường hợp thành Khu Túc hay thành Cao Lao Hạ (Quảng Bình). Sách Thủy kinh Chú của Trung Quốc có ghi về Thành Khu Túc như sau: “thành ở khoảng giữa hai con sông, ba mặt giáp núi, về phía nam và phía bắc thành nhìn ra sông; về phía đông và phía tây, khe núi chảy về dưới thành. Về phía tây thành bẻ một góc. Chu vi thành là 6 lý 170 bộ. Chiều đông tây là 650 bộ. Thành xây gạch cao 2 trượng, trên thành có tường gạch cao 1 trượng12, có mở nhiều lỗ vuông. Trên tường gạch có dựng ván, trên ván lại dựng năm từng gác, trên gác lại có nóc, trên nóc lại dựng lầu, lầu cao 7.8 trượng, lầu thấp là 5.6 trượng. Thành mở 13 cửa. Phàm các điện đều xoay mặt về hướng nam.

11http://vi.wikipedia.org/wiki/Khu_T%C3%BAc

12 1 lí, 1 dặm (市里, li) = 15 dẫn = 500 m; 1 dẫn (引, yin) = 10 trượng = 33,33 m; 1 trượng (市丈, zhang) = 2 bộ = 3,33 m; 1 bộ (步, bu) = 5 xích = 1,66 m (theo

http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87_%C4%91o_l%C6%B0%E1%BB%9Dng_c%E1%BB%95_Tru ng_Hoa).

Nhà ở có hơn 2100 cái. Xung quang thành có chợ. Địa thế hiểm trở, cho nên binh lính của Lâm Ấp chứa hết ở đó” [3, tr.164].

Thành c Champa tiu vùng Indrapura: chúng tôi chỉ trình bày khai quát về một số thành cổ qua tư liệu khảo cổ học thuộc khu vực này, để từ đó có thể rút ra những kết luận cơ bản về thành cổ Champa như vị trí, cấu trúc, quy mô và hiện trạng thành hiện nay so với Thành Hồ. Tiểu vùng Indrapura gồm các thành cổ như thành Khu Túc (Quảng Bình), thành Hóa Châu, thành Lồi (Thừa Thiên Huế).

Khu Túc là một thành cổ của vương quốc Lâm Ấp, là thành lớn thứ 2 sau kinh đô Kandapurpura thời kỳ Lâm Ấp trong lịch sử Champa.

Dựa theo sách Thủy Kinh chú do Lịch Đạo Nguyên viết vào thế kỷ V, các nhà khảo cổ người Pháp như R.A.Stein, nhà sử học Đào Duy Anh, nhà nghiên cứu Ngô Văn Doanh đã xác định được vị trí của thành Khu Túc nằm ở khu vực ngày nay tại làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Phía bắc là sông Gianh, phía tây là sông Con, phía đông là đồng bằng.

Cũng theo ghi chép trong Thủy Kinh Chú, thành có chu vi 6 lý 170 bộ, chiều đông tây 650 bộ. Thành xây gạch cao 2 trượng, trên thành có tường gạch cao 1 trượng, có mở nhiều lỗ vuông. Trên tường gạch có dựng ván, trên ván lại dựng 5 tầng gác, trên gác có nóc, trên nóc dựng lầu, lầu cao 7.8 trượng, lầu thấp 5.6 trượng.

Thành mở 13 cửa, phàm các điện đều quay về hướng nam. Nhà ở có hơn 2100 cái.

Xung quanh thành có chợ. Địa thế hiểm trở cho nên binh khí của Lâm Ấp chứa hết ở đó... [3, tr.164], [7, tr.215-216], [10, tr.210].

Theo sách Lâm Ấp ký viết vào cuối thế kỷ V, năm 248, Lâm Ấp tấn công ra phía bắc, đánh bại chính quyền cai trị Giao Châu của nhà Đông Ngô, chiếm được vùng đất từ sông Gianh vào tới dãy Bạch Mã. Sau khi mở mang lãnh thổ ra miền bắc, Lâm Ấp phải thường xuyên bảo vệ trước các cuộc tấn công giành lại lãnh thổ của các chính quyền Giao Châu, thậm chí có lúc Lâm Ấp không còn kiểm soát được vùng này. Mãi tới năm 369, người Chăm mới thực sự kiểm soát được.

Theo sách Tấn thư, vào đời vua Thái Khang nhà Tấn (280-290) vua Lâm Ấp là Phạm Dật sang Trung Quốc cống tiến, Phạm Dật có người nô lệ là Phạm Văn đi

theo, qua Trung Quốc học được kỹ thuật xây thành, sau cái chết của Phạm Dật, Phạm Văn cướp ngôi lên làm vua Lâm Ấp, đến thời cháu là Phạm Hồ Đạt (380-413) đã cho xây thành Khu Túc vừa thủ phủ vùng đất phía bắc vừa là nơi đồn trấn nhằm chống lại các cuộc tấn công từ Giao Châu [10].

Thành Khu Túc được nhắc đến lần cuối cùng trong văn thư là trong cuốn Tùy thư [2], [36], nói tới cuộc nam chinh của tướng Lưu Phương vào Lâm Ấp năm 605, trước sức mạnh của nhà Tùy, người Lâm Ấp bại trận. Cùng với kinh đô, thành Khu Túc cũng bị hạ.

Vào thế kỷ XI, sau cuộc nam chinh của vua Đại Việt Lý Thánh Tông, Chiêm Thành đã phải cắt đất 3 châu phía bắc cầu hòa. Dựa theo các khảo cổ được phát hiện, sau khi tiếp quản vùng đất mới, quan quân người Việt đã dùng lại nền cũ của thành Khu Túc để xây dựng trị sở nhằm cai trị và bảo vệ vùng đất mới, tuy nhiên hiện nay người ngành khảo cổ và sử học chưa xác định được việc người Việt bỏ phế không sử dụng thành Khu Túc nữa vào thời gian nào.

Trong công trình Văn hóa cổ Champa, Ngô Văn Doanh có mô tả về thành như sau: "Thành hình chữ nhật, đắp bằng đất có ba cửa, cửa Nam, cửa Bắc không rõ lắm do nhân dân địa phương san thành để táng mộ, cửa Đông rộng 16m. Chiều rộng thành theo hướng bắc nam là 179.70m, chiều dài thành theo hướng đông tây là 249m. Diện tích thành là 48.570m2. Mặt trên thành rộng 5m, chân thành rộng 10.80m. Độ cao trung bình của thành còn lại 1.7m. Bao quanh thành có hào rộng xấp xỉ 30m. Nay hào đã bị lấp dần. Chân thành được kè đá tổ ong và gạch Chăm. Gạch có kích thước 18cm x 10cm x 40cm, có loại màu vàng và màu ghi" [7, tr.221].

Với những gì được biết, chúng ta có thể hình dung thành Khu túc như sau: Khu thành hiện còn dấu tích bốn bờ tường thành bằng đất mà nhân dân địa phương gọi là Nạp Thành, khu thành nội, nơi đóng di trại của quan quân Lâm Ấp; phía đông bên ngoài thành nội, nơi mở ra cả một khu vực đồng bằng rộng lớn, chính là nơi ở và sinh hoạt của dân chúng; phía bắc thành nội, vì lý do phòng thủ nên có thêm một lũy bên ngoài. Cũng qua những vết tích còn lại, chúng ta nghĩ rằng vòng ngoài của thành Khu Túc là hai con sông thiên nhiên.

 Trên địa bàn Thừa Thiên Huế hiện nay còn có sự hiện diện rõ nét của 2 thành lũy Champa, đó là thành Lồi và thành Hóa Châu. Nằm trong thực trạng chung của các tòa thành Champa ở miền Trung, thành lũy Champa ở Thừa Thiên Huế đều ở dạng phế tích và được tái sử dụng, tu sửa nhiều lần khi người Việt vào chiếm lĩnh vùng đất này. Chính vì vậy, các thành cổ Champa ở khu vực này đều không còn nguyên dạng như xưa, nhất là việc tìm ra quy mô thật sự của tòa thành Champa dưới lớp văn hóa Đại Việt không phải là chuyện dễ dàng. Tuy vậy, dựa vào những gì còn lại, vẫn cho phép chúng ta nhận dạng được quy mô cấu trúc cơ bản của chúng [39, tr.117].

Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Quảng: các thành lũy Champa ở Thừa Thiên Huế tận dụng một cách triệt để đặc điểm địa hình tự nhiên của khu vực để xây dựng, bao quanh các lũy thành đều có các hào nước/con sông tạo thành một vòng thành khép kín, hiểm trở. Các hào nước/con sông này được gắn kết với hệ thống sông lớn, nối thông ra biển. Do tận dụng tối đa địa hình tự nhiên nên các thành lũy ở khu vực này có hình dáng không rõ ràng nhưng nó vẫn có xu hướng hướng đến một sự chỉnh chu trong hình dáng. Thành ngoại của thành Hóa Châu thì có dạng gần với hình chữ nhật, thành nội thì có hình chữ nhật; thành Lồi thì có dạng gần vuông.

Về cấu trúc, thành Hóa Châu không chỉ có 2 vòng lũy thành, thành ngoại và thành nội mà còn có mấy lũy thành ngắn ở chỗ góc thành hoặc khu giáp phía đông - bắc?.

Căn cứ vào dấu vết còn lại cũng như dựa vào yếu tố dòng chảy của các hào nước Nguyễn Văn Quảng cho rằng, ở phía đông của thành Hóa Châu nối với thành ngoại còn có một thành nhỏ. Bao quanh là khu vực đồng bằng rộng lớn và chiêm trũng, chỉ cao hơn so với mực nước biển từ 1-1.5m. Như vậy, cấu trúc và cấu tạo các lũy của thành Hóa Châu có đặc trưng riêng của thành cổ Champa, không giống các thành cổ ở ngoài Bắc [39, tr.118].

Thành Lồi có cấu trúc đơn giản hơn thành Hóa Châu, chỉ có một vòng lũy, tận dụng tối đa địa hình tự nhiên đó là sông sâu (sông Hương) và khu vực đồi thấp (Long Thọ) làm thế phòng thủ.

Các thành lũy Champa ở Thừa Thiên Huế có quy mô tương đối lớn, trong đó kích thước thành cổ Hóa Châu được xem là lớn nhất so với các thành lũy Champa khác ở miền Trung.

Các thành lũy ở Thừa Thiên Huế đều nằm gần các con sông, trong đó sông Hương được xem là trục giao lộ quan trọng nhất, nối kết các tòa thành với các cửa/cảng biển. Đây là yếu tố quan trọng đối với một quốc gia có ưu thế về thủy binh. Sông cũng được xem là một ngoại hào hiểm trở trong phòng thủ quân sự. Mặc dù vậy, vì nằm ở những vị trí khác nhau nên giữa thành Hóa Châu và thành Lồi cũng có những khác biệt nhất định. Thành Lồi nằm ở khu vực bán sơn địa ở phía nam sông Hương, lấy Long Thọ Cương làm điểm tựa vững chãi. Lũy phía bắc của thành giáp với giới hạn xâm thực của sông Hương. Đối diện với thành ở phía bờ Bắc của sông Hương là đồi Hà Khê, nơi có chùa Linh Mụ tọa lạc, hơi chếch về phía tây là Điện Hòn Chén. Theo các nhà địa lý học, Long Thọ Cương – Hà Khê là tỏa khẩu thứ nhất của sông Hương – đoạn chảy qua Thành phố Huế. Khác với thành Lồi, thành Hóa Châu nằm xa sông Hương hơn, nối kết thành với sông Hương là một hệ thống sông nhỏ (sông Bồ, sông đào Thành Trung), bao quanh thành là vùng đồng bằng chiêm trũng, ngoại hào bao quanh 4 phía tạo nên sự hiểm trở của tòa thành, phù hợp với sở trường thủy chiến của Champa. Do nằm gần ngã ba Sình – nơi hợp nhau giữa sông Hương và sông Bồ nên thành Hóa Châu được xem là nằm ở vị trí tỏa khẩu thứ hai của sông Hương. Mặt khác, tòa thành này nằm ở phía bắc sông Bồ, cách phá Tam Giang khoảng từ 2.5 đến 3km, nối liền với biển nên tòa thành này có vai trò rất lớn trong việc trấn nhậm vùng biển [39, tr.118].

Xuất phát từ vị trí tọa lạc của từng tòa thành, đối chiếu với mô hình cấu trúc tổng thể của một Mandala do cố GS. Trần Quốc Vượng đề xướng [39, tr.118], chúng tôi thấy thành Lồi phù hợp hơn với vai trò của một Hoàng thành, theo đó Kim Phụng là núi thiêng; sông Hương là sông Thiêng; thành Lồi là thành phố thiêng/Hoàng thành;

đất thiêng/thánh địa thứ nhất là Nham Biều – Hòn Chén/Ngọc Trản – Thiên Mụ; Tư Dung/Tư Hiền là cửa biển thiêng mà cùng với nó là một khu thánh địa thứ hai gồm Linh Thái, Phú Diên/Mỹ Khánh. Chính vì thế, khi nhìn nhận vai trò, chức năng của

thành Lồi chúng ta cần xem xét nó trong mối tương quan với các thành tố khác trong cấu trúc tổng thể của một Mandala, đặc biệt cần phải quan tâm đến vai trò của thành Lồi trong việc kiểm soát con đường giao thương trao đổi đông – tây, mà điểm đầu là miền núi phía tây ở thượng nguồn và điểm cuối là các cảng cửa ở phía đông. Bởi lẽ, địa bàn cư trú của các tộc người thiểu số phía tây Thừa Thiên Huế án ngữ trên vùng đầu nguồn, nơi phát nguyên của hệ thủy lộ dẫn đến các cửa cảng và cũng là nơi phát nguyên của những dòng sông chảy về hướng tây, trên đất Lào. Cảng biển miền Trung được nhìn nhận là trung tâm của nhiều đầu mối kinh tế, nơi diễn ra nhiều hoạt động trao đổi tấp nập của cư dân bản địa với những đoàn hải thương nước ngoài, mà mặt hàng luôn được nhắm đến là lâm thổ sản. Trên mối tương quan đông – tây, con đường hàng hóa hay một mạng lưới trao đổi đã từng tồn tại, đấy là con đường của nhu yếu phẩm, sản phẩm thủ công miền đồng bằng đi đến thượng du và cũng là sinh lộ tạo nên sức sống cho các cảng cửa. Trên cơ sở đó, chúng tôi cho rằng, có thể thành Lồi là trung tâm quản lý một cấp độ con đường trao đổi dọc sông Hương [dẫn theo 39, tr.119] hay nói đúng hơn, thành Lồi chỉ có thể được xem là một trung tâm mà ở đó chức năng kinh tế - hành chính lấn át chức năng quân sự. Tuy nhiên, chức năng này, nhanh chóng bị xóa nhòa cùng với sự suy tàn của thành Lồi trước khi người Việt vào trấn nhậm vùng đất Thừa Thiên Huế.

Trong khi đó, thành Hóa Châu dường như có một vị trí khác và không phù hợp với cấu trúc của một Mandala. Cho đến ngày nay (kể cả đợt khai quật năm 1997, 2010), hiện vật thuộc thời Champa phát hiện được ở thành Hóa Châu có số lượng không nhiều, chúng tập trung chủ yếu ở khu vực thành nội và xung quanh. Trong đó, gốm sớm nhất là gốm sứ thuộc lò Việt Châu ở Trung Hoa (thế kỷ IX -X) và một số mảnh nồi thuộc gốm thô, pha cát, có thể có nguồn gốc bản địa, sau đấy là các loại gốm sứ thế kỷ XI–XII cũng có nguồn gốc Trung Hoa. Những đồ gốm đó có khả năng phản ánh về hoạt động trong thời Champa. Tóm lại, trong thời kỳ Champa sử dụng thành này, số lượng người ở chắc không nhiều và phạm vi sử dụng cũng không lớn. Điều này có thể liên quan đến chức năng của thành. Vì nếu không có vai trò như kinh đô, dân số trong thành không lớn, chúng ta bắt buộc phải suy nghĩ

Một phần của tài liệu Di tích thành hồ phú yên (qua tài liệu khai quật khảo cổ học) (Trang 108 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(314 trang)