Chương 1: KHÁI QUÁT NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG NGÔI CHÙA TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TỈNH SÓC TRĂNG
1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN; KINH TẾ – XÃ HỘI – VĂN HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG VĂN HÓA DÂN TỘC KHMER Ở TỈNH SÓC TRĂNG
1.2.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế – xã hội tỉnh Sóc Trăng
phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu và phía Đông Nam giáp với Biển Đông.
Địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao trung bình từ 0,5m - 1m so với mực nước biển, có dạng lồng chảo, hướng dốc chính từ Sông Hậu thấp dần vào phía trong, từ Biển Đông và từ kênh Quản lộ thấp dần vào đất liền.
Theo số liệu thống kê, đến năm 2015, Sóc Trăng có diện tích 331.165 ha, dân số 1.307.749 người [92, tr. 1], bao gồm 11 huyện, thành phố Sóc Trăng và 109 đơn vị xã.
Tỉnh Sóc Trăng chiếm vị trí địa lý ở hữu ngạn cửa sông Hậu có hệ thống sông rạch chằng chịt len lỏi tới mọi vùng ở Đồng bằng sông Cửu Long, ngược dòng sông Hậu có thể buôn bán với Cambodia và Lào. Xuôi dòng sông Hậu ra biển có thể giao lưu quốc tế, có các cửa biển thông ra biển Đông. Sóc Trăng nằm trong vùng biển Đông với các nước Philippin, Indonesia, Malaysia, Singapore. Có thể nói, sông ngòi chính là mạch máu của miền đồng bằng này. Những lợi ích của nó đối với sản xuất, sinh hoạt là hết sức quan trọng. Sóc Trăng nằm cuối vùng hạ lưu sông Mê Kông, được phù sa bồi lắng khá mạnh. Hàng năm theo rừng cây ngập mặn (cây sú, cây vẹt, cây mắm, cây đước…) lấn dần ra biển Đông, có nơi dài hàng trăm mét, tạo thành những bãi cát – bùn ven biển rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy – hải sản nước mặn.
Sông Hậu là nhánh sông lớn thứ hai của hệ thống Mê Kông, do một đứt gãy Bắc – Nam chạy từ Châu Đốc ra biển. Nó chia gần 50% lượng nước của hệ thống, và một lượng gần như thế của phù sa, xuôi về nam, bồi đắp ở của sông và ven biển. Những thế kỷ trước con sông chảy mạnh, phù sa bị đẩy ra xa, nhưng vào cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI, vận tốc nước chậm lại, sự bồi đắp gia tăng, đến độ những bãi cát dài mênh mông đã hiện ra dưới Cù Lao Dung, cửa Trần Đề, Mỹ Thanh đến tận bãi biển Lai Hòa và Lịch Hội Thượng. Cửa Trần Đề lại mới nổi lên những cù lao to rộng, thu
nhỏ dòng chảy của sông Hậu cả chiều ngang lẫn chiều sâu, ảnh hưởng đến giao thông đường thủy. Tỉnh có thêm một cù lao bên ngoài Cù Lao Dung và một của sông đã chết dần vì bồi tụ tự nhiên phù sa, sông Ba Thắc (Bassac).
Điều kiện kinh tế – xã hội tỉnh Sóc Trăng: Trong giai đoạn 2011 – 2015, kinh tế của tỉnh tăng trưởng trung bình 9,71%/ năm. Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người đạt 34,3 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2014, cơ cấu ba khu vực kinh tế như sau: khu vực I chiếm 37,73%, khu vực II chiếm 14,44% và khu vực III chiếm 47,83%. [91, tr. 1] Đến năm 2015 tỷ lệ ấy lần lượt của ba khu vực là 33,85%, 15,93% và 50,22%. [94, tr. 2] Tức là sau một năm, khu vực I giảm 3,88%, khu vực II tăng 1,49% và khu vực III tăng 2,39%.
Khu vực I có sự chuyển dịch theo xu hướng giảm tỷ trọng (từ 37,73%
năm 2014 xuống còn 33,85% năm 2015). Trong nội bộ ngành có sự thay đổi cơ cấu, đặc biệt là ngành thủy sản. Các mô hình nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh phát triển mạnh, tạo ra sản lượng cao, góp phần tăng trưởng nhanh cho ngành thủy sản và khu vực I. Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng vật nuôi được bố trí phù hợp hơn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
Việc chuyển đổi mô hình độc canh cây lúa sang mô hình tôm – lúa, cá – lúa, lúa – màu, VAC,... được thực hiện và mang lại hiệu quả.
Khu vực II: tỷ trọng tăng nhẹ (từ 14,44% năm 2014 xuống còn 15,93%
năm 2015) Ngành công nghiệp địa phương tăng trưởng khá nhanh và đóng góp tích cực hơn trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh. Chuyển dịch sản xuất công nghiệp tỉnh theo hướng gắn với thị trường tiêu thụ, tập trung chế biến các sản phẩm từ thế mạnh của tỉnh như thủy sản, nông sản,... để nâng cao giá trị xuất khẩu. Chất lượng sản phẩm công nghiệp được cải thiện nhờ tăng cường ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, sản phẩm chế biến từ thủy sản và một số mặt hàng thực phẩm khác tạo được vị trí trên thị trường trong và ngoài nước.
Khu vực III: Đây cũng là khu vực phát triển, ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong nền kinh tế. Tỷ trọng khu vực III tăng 2,39% từ 47,83% năm 2014 lên 50,22% năm 2015 và tăng trưởng khá nhanh ở một số ngành như thương nghiệp, khách sạn – nhà hàng, tài chính – tín dụng, giao thông,…. Mặt khác, Nhà nước thực hiện chương trình cải cách tiền lương hàng năm, góp phần tăng thu nhập và tạo điều kiện phần nào cho một số ngành dịch vụ phát triển.
Nhìn chung, nền kinh tế của tỉnh có sự tăng trưởng nhưng tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh vẫn còn cao, nhất là trong cộng đồng dân tộc Khmer. Theo thống kê năm 2015, tổng số hộ Khmer nghèo trong toàn tỉnh là 14.870 hộ (chiếm 15,15% tổng số hộ Khmer, số hộ cận nghèo đạt 17.251 hộ (chiếm 17,65% tổng số hộ Khmer). [93, tr. 2] Trong giai đoạn 2011 – 2015, tỉnh Sóc Trăng đã có 48.900 hộ thoát nghèo; hàng năm giảm từ 2% - 3% hộ nghèo;
trong đó hộ nghèo Khmer giảm từ 3% đến 4%/năm, góp phần giảm hộ nghèo toàn tỉnh đến năm 2015 còn 30.200 hộ, chiếm 9,24% tổng số hộ. [94, tr. 30]
Tuy có sự suy giảm nhưng nhìn chung, số hộ nghèo trong tỉnh nhất là những hộ người Khmer vẫn còn ở tỷ lệ cao hàng đầu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Ðời sống kinh tế của người Khmer vẫn căn bản dựa vào sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Người Khmer vẫn còn khá chậm thích ứng với cơ chế thị trường, thiếu nguồn thông tin dẫn đến nhiều người Khmer chưa thoát được tập quán canh tác lạc hậu, phương thức sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng sản phẩm thấp nên việc tiêu thụ hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều người Khmer nghèo nhất là những người Khmer không có đất, mất đất hoặc ít đất sản xuất nên phải đi làm thuê kiếm sống; rời bỏ quê đi làm ăn xa ở các tỉnh khác, rất ít tham gia vào các hoạt động dịch vụ, công nghiệp trừ một số người làm công nhân ở các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh. Vì vậy, đòi hỏi nhiều cố gắng hơn nữa từ chính quyền và nhân dân trong việc khắc phục thực trạng kể trên.