Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TP Bank) (Trang 34 - 39)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với

1.4.2. Các nhân tố chủ quan

- Quy mô vốn và năng lực tài chính của DNVVN:

Đây là điều kiện hàng đầu mà ngân hàng cần xem xét, đánh giá trước khi cho doanh nghiệp vay vốn (Dũng, 2009). Các DNVVN thường có quy mô vốn nhỏ và

năng lực tài chính không lớn nên không có nhiều khả năng tăng quy mô vốn chủ sở hữu. Cũng do sự hạn hẹp về vốn nên DNVVN thường không có sự đầu tư hợp lý, có xu hướng đầu tư vào tài sản cố định nên thiếu vốn lưu động để tiến hành sản xuất kinh doanh. Việc đánh giá khả năng tài chính đối với các DNVVN khi cho vay là quy trình tất yếu, tuy nhiên, nó sẽ khiến các DNVVN có năng lực tài chính yếu kém khó khăn hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn cho vay. Hay nếu ngân hàng cấp vốn thì cũng sẽ gặp nhiều rủi ro.

Tuy nhiên, việc các DNVVN có quy mô sản xuất nhỏ thường giúp họ dễ thích nghi với những biến động thị trường hơn các doanh nghiệp lớn. Các DNVVN thuận lợi hơn trong việc chuyển đổi sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường.

Nhìn chung, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính của DNVVN đủ lớn sẽ tạo ra điều kiện chắc chắn hơn giúp các DNVVN tránh được nguy cơ phá sản do mất khả năng thanh toán các khoản nợ của ngân hàng, hạn chế mức thấp nhất tổn thất với ngân hàng khi doanh nghiệp không có khả năng trả nợ, góp phần nâng cao hiệu quả cho vay với các DNVVN.

- Phương án sản xuất kinh doanh:

Cùng với tài sản đảm bảo thì dự án, phương án sản xuất kinh doanh là một trong những nhân tố giúp ngân hàng đưa ra quyết định có cho DNNVV vay vốn hay không và lượng vay là bao nhiêu? Chính vì vậy ngay từ khi lập hồ sơ vay vốn, doanh nghiệp đã phải lập và trình cho ngân hàng một phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi, phù hợp với khả năng tài chính, năng lực lãnh đạo của mình.

Đây là bước đầu tiên để thiết lập quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, tuy nhiên, hoạt động cho vay lại được quyết định phần lớn ở việc khách hàng đó sử dụng đồng vốn đó như thế nào, họ có tiến hành sản xuất kinh doanh đúng với dự án, phương án đã nêu hay không, hay họ lại sử dụng vốn đó vào việc khác. Thực tế có rất nhiều DNNVV cố tình tạo ra những dự án, phương án sản xuất kinh doanh giả với mục đích xin được vay vốn nhưng khi vay vốn được thì lại sử dụng đồng vốn vào hoạt động kinh doanh khác hay mục đích khác gây ra rất nhiều khó khăn cho ngân hàng trong việc đánh giá, lượng hóa khả năng trả nợ cũng như rủi ro của

khoản vay. Muốn quản lý được việc này, các cán bộ tín dụng cần phải thường xuyên kiểm tra đối với các DNNVV đã nhận các món vay của ngân hàng, cảnh cáo và xử lý nghiêm khắc những trường hợp làm trái các cam kết trong hợp đồng. Có như vậy ngân hàng mới giảm được rủi ro cho ngân hàng và nâng cao chất lượng cho vay.

- Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ:

Một doanh nghiệp có đội ngũ quản lý với trình độ chuyên môn cao ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là một tiêu chí quan trọng để ngân hàng đưa ra quyết định có cho DNVVN vay vốn hay không và nếu vay thì với hạn mức là bao nhiêu.

- Đạo đức kinh doanh của chủ doanh nghiệp:

Một trong những rủi ro mà ngân hàng rất hay gặp trong hoạt động cho vay, đặc biệt trong cho vay DNVVN là vấn đề đạo đức của khách hàng. Việc thu thập thông tin, đánh giá đạo đức của khách hàng là rất khó khăn với ngân hàng. Ngân hàng thường hạn chế số lượng tiền cho vay đối với những khách hàng mới, chưa có quan hệ với ngân hàng. Nếu các DNVVN báo cáo một cách đầy đủ, minh bạch, sử dụng vốn đúng mục đích kinh doanh, thực hiện vay và trả tốt thì có thể tiếp cận được nhiều hơn đối với nguồn vốn, từ đó góp phần đẩy mạnh hoạt động cho vay.

Tuy nhiên, nếu các DNVVN cố tình báo cáo sai lệch các thông tin, sử dụng vốn sai mục đích, thì sẽ không thể tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng. Các ngân hàng sẽ mất dần niềm tin đối với các DNVVN từ đó sẽ thắt chặt các biện pháp đảm bảo tiền vay, khả năng tiếp cận nguồn vốn của các DNVVN ngày càng hạn chế.

1.4.2.2. Từ phía ngân hàng

- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng:

Trong nền kinh tế hiện nay, quá trình cạnh tranh càng ngày càng trở nên gay gắt, mỗi ngân hàng phải xây dựng cho mình một phương châm, chiến lược kinh doanh đúng đắn và hiệu quả. Đó là một điều kiện vô cùng quan trọng giúp cho ngân hàng có định hướng nhất quán trong việc khai thác tốt nhất tiềm lực hiện có

và có thể thích ứng tốt với những biến đổi của môi trường kinh doanh gay gắt hiện nay.

Khi mà chiến lược kinh doanh đặt ra không hiệu quả, không đúng đắn thì mọi hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay của ngân hàng nói riêng không thể phát triển được, thậm chí nó có thể gây nên những tổn thất khôn lường cho ngân hàng. Chiến lược phát triển sẽ tạo ra một định hướng chung về khách hàng mục tiêu của ngân hàng và từ đó xây dựng nên các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với đối tượng khách hàng đó.

Để phù hợp với xu thế hiện nay thì các NHTM đang ngày càng quan tâm đến các DNVVN và đang thúc đẩy việc thiết lập chiến lược kinh doanh hướng vào đối tượng này. Chính điều này đã có ảnh hưởng quyểt định đến họat động cho vay nói chung, doanh số cho vay cũng như đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với DNVVN nói riêng trong mỗi một ngân hàng.

Chính sách cho vay của một NHTM được xem như là kim chỉ nam trong hoạt động cho vay của ngân hàng đó. Chính sách cho vay đúng đắn, đồng bộ và hiệu quả sẽ giúp cho các CBTD cấp vốn đúng đối tượng, đúng mục đích, từ đó hoạt động cho vay được đẩy mạnh hơn. Tất cả những yếu tố như: chính sách chăm sóc khách hàng trước và sau khi cấp tín dụng; quy định về lãi suất và phí dịch vụ; thủ tục xin vay vốn; thời gian thẩm định vốn….đều ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến việc đẩy mạnh hoạt động cho vay.

- Chất lượng và tính đa dạng của các hình thức cho vay:

Đây là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung và cho vay DNVVN nói riêng. Trong điều kiện các ngân hàng cạnh tranh gay gắt như hiện nay đòi hỏi ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ và thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra tính khác biệt cho sản phẩm ngân hàng để củng cố và mở rộng thị phần, duy trì khả năng cạnh tranh của chính ngân hàng mình.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị và công nghệ của ngân hàng:

Cơ sở vật chất, trang thiết bị và công nghệ của ngân hàng cũng là yếu tố gây ảnh hưởng tới việc đẩy mạnh cho vay DNVVN nói riêng và các hoạt động khác của ngân hàng nói chung. Với trang thiết bị hiện đại có thể giúp ngân hàng thực hiện nghiệp vụ của mình một cách nhanh chóng, chính xác như việc ứng dụng tin học vào việc quản lý, theo dõi khách hàng, cập nhật thông tin về các DNVVN vay vốn. Hệ thống trang thiết bị hiện đại cũng giúp cho ngân hàng ghi được dấu ấn trong lòng khách hàng về sự khác biệt trong dịch vụ, giúp nâng cao uy tín của ngân hàng, khách hàng biết đến ngân hàng nhiều hơn, các hoạt động của ngân hàng cũng được đẩy mạnh trong đó có hoạt động cho vay DNVVN.

- Thông tin cho vay:

Thông tin tín dụng có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động tín dụng. Các quá trình trong quy trình cho vay đều cần có thông tin đầy đủ, chính xác để ngân hàng có thể ra quyết định, kiểm soát hoạt động sử dụng vốn của doanh nghiệp. Đối với các DNVVN, nguồn thông tin của họ thường khó tiếp cận hơn đối với các doanh nghiệp lớn, và có tiếp cận được thì không thể đảm bảo những thông tin đó là chính xác. Vì thế, ngân hàng cần chủ động xây dựng hệ thống thông tin của riêng mình, để có những đánh giá chính xác nhất về DNVVN vay vốn. Ngân hàng có đảm bảo được thông tin để đánh giá về DNVVN là chính xác và kịp thời thì mới có thể đảm bảo được an toàn nguồn vốn vay qua đó hoạt động cho vay cũng được đẩy mạnh.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TP Bank) (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)