Một số kiến nghị đối với cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TP Bank) (Trang 97 - 102)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG

3.3. Một số kiến nghị đối với cơ quan nhà nước

Qua phân tích thực trạng hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Tiên Phong trong những năm qua có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh của ngân hàng vẫn gặp nhiều khó khăn. Một mặt, ngân hàng phải giải quyết tốt vấn đề tăng khối lượng

cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của các DNNVV trên một số địa bàn. Mặt khác, ngân hàng phải có những biện pháp sử dụng vốn thích hợp, có hiệu quả cao, tạo cơ cấu đầu từ vốn hợp lý. Như vậy, muốn nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNVV đòi hỏi phải có những biện pháp hữu hiệu từ phía Nhà nước, NHNN, các DNNVV và các cơ quan có liên quan.

3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước

Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và của ngân hàng TMCP Tiên Phong nói riêng, đồng thời nâng cao hiệu quả cho vay đối với các DNNVV.

- Chính phủ cần duy trì các chính sách ổn định về kinh tế, chính trị: Để tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, đặc biệt là các DNNVV và NHTM thì môi trường kinh tế-chính trị ổn định sẽ là nền tảng để các DNNVV phát triển sản xuất kinh doanh, giảm khả năng không thu hồi được nợ vay của các NHTM.

- Nhà nước và Chính phủ cần tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi:

Môi trường kinh doanh trong đó có môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ, là điều kiện thuận lợi để người đi vay và cho vay thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Kiện toàn các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của các DNNVV cũng như các NHTM để DNNVV và NHTM hoạt động an toàn hơn, góp phần nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNVV. Luật kế toán, kiểm toán, chế độ công bố thông tin của DNNVV cần được ban hành và hoàn thiện, tư vấn và kiểm tra tình hình áp dụng các chế độ kế toán hiện hành của các DNNVV để nâng cao tính xác thực, độ tin cậy của thông tin kế toán do doanh nghiệp cung cấp.

- Đẩy mạnh hơn nữa các công tác hỗ trợ các DNNVV: Do những quy định hiện hành về việc tiếp cận các nguồn vốn cho vay trung và dài hạn còn nhiều phân biệt đối với DNNVV, ưu tiên các doanh nghiệp quốc doanh nên Chính phủ cần đẩy mạnh hơn nữa các công tác hỗ trợ các DNNVV phát triển, tạo sự công bằng giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế để các DNNVV có thể tiếp cận vốn ngân hàng dễ dàng hơn.

- Nhà nước cần tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động ngân hàng, thường xuyên phân tích đánh giá chất lượng hoạt động của từng NHTM. Ngoài ra Chính phủ cần thiết lập hệ thống cảnh báo sớm các nguy cơ có thể xảy ra và hoàn thiện các hệ thống giải pháp giải quyết, tháo gỡ các vấn đề phát sinh trong hoạt động của NHTM. Các cơ quan chức năng như tòa án, viện kiểm sát, thanh tra nhà nước...có sự quan tâm hỗ trợ ngân hàng trong việc xử lý thu hồi nợ, nhất là các khoản vay cố ý chây ỳ, trốn tránh trách nhiệm trả nợ và lừa đảo.

- Có chính sách hỗ trợ toàn diện cho ngân hàng TMCP Tiên Phong để giúp ngân hàng có đủ nguồn lực nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ nặng nề trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao hiệu quả cho vay, giảm thấp rủi ro, ổn định đời sống cán bộ... Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ toàn diện về nguồn vốn kinh doanh, trang bị hoạt động, xử lý rủi ro, hỗ trợ chi phí, có chính sách cán bộ phù hợp.

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Phát huy vai trò là kênh thông tin quan trọng, là nhà tư vấn cho Chính phủ ra những quyết định, chính sách hỗ trợ DNNVV. Ban hành các văn bản, quy chế, hướng dẫn chi tiết các văn bản pháp quy giúp DNNVV hiểu đủ và đúng các quy định về cho vay và dịch vụ của ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước cần có quy định nhằm hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng, đảm bảo cho hoạt động tín dụng minh bạch an toàn.

Ngân hàng Nhà nước cần hỗ trợ NHTM trong nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ tín dụng, thẩm định. Định kỳ tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ. Luôn củng cố, đổi mới và phát triển hệ thống thông tin tín dụng rộng khắp; xây dựng đội ngũ chuyên gia xử lý, phân tích kinh tế chuyên sâu có trình độ, trách nhiệm đảm bảo chất lượng thông tin được xử lý, cung cấp kịp thời, chính xác, có chiều sâu để thông tin thực sự mang tính dự báo, cảnh báo, ngăn ngừa rủi ro và kích thích thị trường tín dụng phát triển.

Nghiên cứu cập nhật các số liệu báo cáo thống kê từ các ngành, thành phần kinh tế, vùng, đưa ra các dự báo về xu hướng phát triển và rủi ro có thể gặp phải

của các ngành phục vụ cho hoạt động của DNNVV và công tác dự báo rủi ro của NHTM.

Xây dựng chế tài đối với các hành vi vi phạm quy trình xử lý, cung cấp, khai thác thông tin trái quy định của NHNN Việt Nam, xử lý kiên quyết, kịp thời các đơn vị vi phạm chế độ báo cáo TCTD, không cung cấp hoặc cung cấp thông tin không chính xác.

3.3.3. Đề xuất đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Để phát triển hoạt động cho vay giữa ngân hàng và các DNNVV thì không chỉ ngân hàng cần có những sự thay đổi mà bản thân doanh nghiệp cũng phải tự hoàn thiện và chủ động hơn để đáp ứng được những yêu cầu cho vay của ngân hàng.

- Tăng cường tính lành mạnh và minh bạch về tài chính:

Để nâng cao tính minh bạch trong hoạt động tài chính của mình, DNNVV có thể áp dụng rộng rãi một chế độ kế toán đơn giản, thống nhất và thực hiện nghiêm túc các chuẩn mực kế toán do Nhà nước ban hành. Điều này sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng tiếp cận các báo cáo tài chính của doanh nghiệp một cách dễ dàng hơn, từ đó tạo ra được niềm tin đối với ngân hàng. Bên cạnh đó, minh bạch tài chính chỉ có giá trị khi được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán uy tín. Vì vậy, DNNVV có thể mời các công ty kiểm toán độc lập định kỳ thực hiện kiểm tra tình hình tài chính và để hoạt động này trở thành một hoạt động thường niên của doanh nghiệp.

Chi phí của việc thuê công tý kiểm toán độc lập là khá cao và không nhiều DNNVV hiện nay sẵn sàng chi trả cho khoản phí này. Tuy nhiên, khi làm được điều này, hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trong mắt ngân hàng nói riêng và trong mắt các nhà đầu tư nói chung sẽ được cải thiện đáng kể. Môt vấn đề quan trọng nữa trong việc minh bạch tài chính là quyền lợi để tạo các mối quan hệ hợp tác, là điều kiện để tiếp cận rộng rãi với thị trường dịch vụ tài chính. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể hoạt động một cách chuyên nghiệp, hiệu quả và bền vững.

- Nghiên cứu kỹ việc lập dự án đầu tư:

Không chỉ thực hiện tốt việc minh bạch tài chính, các DNNVV còn cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng việc lập dự án đầu tư trước khi xin vay ngân hàng. Để có thể xin được tài trợ của ngân hàng, doanh nghiệp cần phải có một dự án đầu tư và một phương án hoàn trả nợ hiệu quả. Lập dự án đầu tư đầy đủ, kỹ càng và chuyên nghiệp sẽ chứng minh cho ngân hàng thấy được sự cần thiết, mục tiêu, hiệu quả đầu tư của dự án, làm cơ sở cho ngân hàng xem xét hiệu quả dự án và khả năng hoàn trả vốn. Thông qua dự án đầu tư, ngân hàng sẽ đưa ra quyết định có nên tài trợ cho dự án hay không và nếu tài trợ thì tài trợ đến mức độ nào để đảm bảo ít rủi ro nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TP Bank) (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)