Thực trạng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Tiên Phong giai đoạn 2017 – 2019

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TP Bank) (Trang 61 - 64)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG

2.4. Thực trạng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Tiên Phong giai đoạn 2017 – 2019

2.4.1. Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp vừa vả nhỏ

Dư nợ cho vay chính là tổng tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng trong một thời gian nhất định. Tổng dư nợ cho vay chính là chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền ngân hàng cấp cho nền kinh tế trong một thời điểm. Kết hợp với doanh số cho vay, dư nợ cho vay phản ánh tình hình hoạt động của ngân hàng. Dư nợ cho vay càng lớn, tốc độ tăng dư nợ càng nhanh, chứng tỏ ngân hàng có uy tín và dịch vụ cho khách hàng đa dạng, phong phú. Nhưng tổng dư nợ cho vay cao không đồng nghĩa với hiệu quả cho vay tốt vì bên cạnh những khoản vay đó là những RRTD mà ngân hàng sẽ gặp phải. Nếu số tiền ngân hàng huy động được cao và doanh số cho vay cao, chứng tỏ ngân hàng đang sử dụng được nguồn tiền huy động một cách có hiệu quả, với mục đích mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Nhưng dư nợ cho vay cao không đồng nghĩa với hiệu quả cho vay tốt mà nó còn phụ thuộc vào doanh số thu nợ trong kỳ.

Trong giai đoạn 2017 – 2019, dư nợ cho vay DNVVN của TPBank tăng trưởng tương đối nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong dư cho vay của toàn hàng.

Bảng 2.4. Dư nợ cho vay DNVVN tại TPBank giai đoạn 2017 – 2019 Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2017

Năm 2018

Năm 2019

Chênh lệch năm 2017 - 2018

Chênh lệch năm 2018 - 2019

Số tiền Tỷ trọng (%)

Số tiền Tỷ trọng (%) Dư nợ cho vay

DNVVN 34.243 36.718 41.858 2.474 7,2 5.140 14,0 Tổng dư nợ

64.007 78.458 95.643 14.451 22,5 18.236 23,2 Tỷ trọng dự nợ

cho vay DNVVN

(%) 53,5 46,8 43,2 - - - -

Nguồn: Báo cáo thường niên TPBank 2017, 2018, 2019

Năm 2017, dư nợ cho vay DNVVN là 34.243 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 53,5%

trong tổng số cho vay toàn ngân hàng. Năm 2017, khi nền kinh tế ổn định, lạm phát được kiềm chế, các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cho nên dư nợ DNVVN duy trì ở mức tương đối cao trong tổng dư nợ . Trong khi các ngân hàng khác chạy đua với lãi suất huy động khiến cho lãi suất cho vay tăng cao, thì TPBank với nguồn vốn dồi dào đã đưa ra mức lãi suất hợp lý nhằm thu hút các doanh nghiệp mới hơn thay vì khách hàng chủ yếu là khách hàng quen thuộc và các tập đoàn cổ đông, có lịch sử tín dụng tốt.

Đến năm 2018, dư nợ DNVVN tăng lên 78.458 tỷ đồng chiếm 46,8% tổng dư nợ của toàn ngân hàng. Tăng tương đối 22,5% so với năm 2017 tương ứng với 14.451 tỷ đồng. Tỷ trọng cho vay DNVVN đang có xu hướng giảm, năm 2019 tỉ trọng cho vay DNVVN chỉ chiếm 43,2%. Nhưng xét về quy mô, dư nợ vẫn duy trì tốt ở mức tăng 14% từ năm 2018 đến năm 2019. Do sự phát triển và đi đầu trong công nghệ ngân hàng mà TPBank đã đạt mốc 3 triệu khách hàng cá nhân, đây cũng

là nguyên nhân chính làm cho tỷ trọng cho vay DNVVN giảm đi một cách tương đối trong dư nợ toàn ngân hàng.

2.4.2. Chất lượng dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các nguyên tắc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng: Ngân hàng áp dụng việc phân loại nợ, trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi và xử lý rủi ro theo các hướng dẫn tại Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thông tư số 09/2014/TT- NHNN ngày 18 tháng 03 năm 2014 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam về sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư trên. Theo đó, các khoản cho vay khách hàng được phân loại theo mức độ rủi ro như sau: Nợ đủ tiêu chuẩn, Nợ cần chú ý, Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ và Nợ có khả năng mất vốn dựa vào tình trạng quá hạn.

Bảng 2.5. Phân loại dư nợ của DNVVN 2018 - 2019

Nguồn: Báo cáo tài chính TPBank năm 2019

Chất lượng dư nợ được phân loại rất cụ thể tại TPBank. Cụ thể, năm 2019, nợ đủ tiêu chuẩn của DNVVN giảm 0,02% so với năm 2018, điều này dễ hiểu bởi vì lượng dư nợ sau 1 năm tăng lên 17.748 tỷ đồng, một số dư nợ khá lên không tránh khỏi những khoản cho vay dưới tiêu chuẩn hoặc nghi ngờ.

Phân tích dư nợ theo thời hạn cho vay gốc, dư nợ cho vay DNVVN ngắn hạn chiếm tỷ trọng khoảng 25% và có xu hướng tăng nhưng không đáng kể trong giai đoạn 2017 – 2019. Mặc dù giảm về tỷ trọng dư nợ song dư nợ cho vay DNVVN ngắn hạn vẫn tăng về mặt giá trị. DNVVN chủ yếu là vay vốn ngắn hạn nhằm mục

đích đáp ứng nhu cầu bổ sung lưu động thiếu hụt, các điều kiện, quy trình cho vay ngắn hạn cũng đơn giản và nhanh chóng hơn, chính vì vậy nguồn vốn vay ngắn hạn tăng qua các năm.

Bảng 2.6. Chất lượng dư nợ theo thời gian cho vay gốc 2018 – 2019

Nguồn: Báo cáo tài chính TPBank năm 2019

Bên cạnh đó, dư nợ cho vay DNVVN trung và dài hạn trong giai đoạn năm 2017 - 2019 chiếm tỷ trọng khá lớn tuy nhiên tỷ trọng lại giảm dần qua các năm.

Năm 2018, dư nợ cho vay DNVVN trung và dài hạn từ 59.816 tỷ đồng (năm 2018) tăng lên đến 71.553 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 19,6% so với năm 2018. Trong năm 2018 và năm 2019, khách hàng DNVVN đã vay vốn để đầu tư dây chuyền sản xuất mới nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Qua đó, dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng trưởng qua các năm. Và hầu hết các khoản vay trên đều có quy mô khá lớn nên dư nợ cho vay DNVVN trung và dài hạn cũng vì vậy mà chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay DNVVN. Mặc dù việc cho vay trung và dài hạn sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng do lãi suất trong cho vay cao hơn, tuy nhiên cho vay trung và dài hạn cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro do đầu tư lâu dài, biến động thị trường lớn đòi hỏi nguồn vốn vay lớn, vì vậy cần xem xét trong cho vay trung và dài hạn, đẩy mạnh cho vay ngắn hạn.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TP Bank) (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)