Các chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TP Bank) (Trang 64 - 67)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG

2.5. Đánh giá hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong giai đoạn 2017 – 2019

2.5.1. Các chỉ tiêu định tính

Các hoạt động cho vay DNVVN của TPBank luôn được thực hiện dựa trên cơ sở pháp lý là tuân thủ pháp luật của Nhà Nước và các quy định của NHNN.

Ngoài ra, các hoạt động cho vay DNVVN của các chi nhánh còn được thực hiện dựa trên những nguyên tắc, những quy định chung của TPBank. Ngân hàng kinh doanh có hiệu quả cho thấy được sự đúng đắn, chính xác của cơ sở pháp lý.

Quy trình cho vay DNVVN

Các bước cơ bản trong quy trình cho vay DNVVN được các chi nhánh áp dụng theo đúng quy chế, sổ tay tín dụng của TPBank. Tùy theo từng phương thức vay và đối tượng cho vay mà các chi nhánh đưa ra quy trình cho vay, xác định quy mô cũng như thời hạn cho vay, mức lãi suất cho vay phù hợp. Để đảm bảo an toàn nguồn vốn quy trình cho vay của TPBank luôn được chú trọng trong khâu thẩm định, với đội ngũ cán bộ có năng lực cao luôn nắm vững chuyên môn cũng như nắm bắt được thị trường. Từ đó khách hàng nhận được sự hỗ trợ tận tình và hiệu quả nhất.

Uy tín của ngân hàng

Khi các ngân hàng thương mại có mặt ngày càng nhiều trên thị trường, sự cạnh tranh ngày càng cao đặt ra thách thức đối với chi nhánh là một ngân hàng còn non trẻ. Mặc dù vậy, dưới sự nỗ lực của toàn bộ nhân viên tại các chi nhánh hướng tới mục tiêu cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất với sự phục vụ nhanh chóng nhất, nhất là có sự giúp đỡ của hội đồng quản trị ngân hàng với những chính sách đúng đắn, những khó khăn ban đầu đã được khắc phục, TPBank đã từng bước tạo dựng được hình ảnh, lòng tin trong lòng của khách hàng.

Việc duy trì được lòng trung thành của khách hàng và số lượng các khách hàng thường xuyên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc gia tăng số lượng khách hàng và mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Chất lượng nhân sự của ngân hàng

Các chi nhánh của TPBank có đội ngũ nhân sự chất lượng cao, từ Ban lãnh đạo tới tất cả các chuyên viên tại các phòng ban trong ngân hàng. Phương án tái cơ cấu được thực hiện thành công với chính sách thu hút nhân sư, chính sách phúc lợi, đãi ngộ cạnh tranh, chính sách đánh giá, đào tạo phát triển nhân viên, đã tăng cường sự gắn kết của CBNV với Ngân hàng.

Trong năm giai đoạn năm 2017 - 2019, trung bình các chi nhánh của TPBank đã thực hiện 45 khóa đào tạo tương đương với 1.665 giờ cho 337 lượt CBNV tham gia, trong đó có 19 khóa đào tạo sản phẩm - nghiệp vụ, 12 khóa đào tạo kỹ năng, hội thảo và 14 khóa đào tạo bên ngoài. Chương trình đào tạo được tổ chức chuyên nghiệp, bài bản và toàn diện về các mặt định hướng cho nhân viên mới, đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành và đào tạo kỹ năng mềm.

TPBank cũng đã xây dựng được các Giá trị cốt lõi riêng, đó là: “Liêm - Sáng - Hoàn - Hợp - Bền” (Liêm chính, Sáng tạo, Hoàn hảo, Hợp lực và Bền bỉ) để truyền thông và giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho CBNV của Ngân hàng.

Ngoài ra, TPBank cũng chú trọng việc tuyển dụng nội bộ, tạo điều kiện cho CBNV có cơ hội được luân chuyển và phát triển nghề nghiệp. Cụ thể tại chi nhánh Hoàn Kiém, trong năm 2019 đã có 42 lượt CBNV được điều chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, trong đó có 24 trường hợp là Cán bộ quản lý. Có thể thấy tuyển dụng nội bộ được TPBank chú trọng tại các nhánh với mục tiêu đặt hiệu quả và uy tín lên hàng đầu.

Hệ thống Quản lý hiệu quả làm việc và lương thưởng là một trong những sáng kiến nhân sự trọng tâm, đã được truyền thông và triển khai rộng rãi trong năm 2019 tại tất cả các chi nhánh của TPBank. Điểm khác biệt lớn nhất của Hệ thống quản lý hiệu quả làm việc mới được triển khai là không chỉ tạo sự cam kết của mọi cá nhân với tổ chức thông qua việc xây dựng các mục tiêu chuẩn (KPIs/ Balance Scorecard), nó còn có liên hệ chặt chẽ với mục tiêu chiến lược của các đơn vị và toàn Ngân hàng, mà còn cho phép đánh giá hiệu quả làm việc đến từng cá nhân trong các chu kỳ hoạt động (giữa năm và cuối năm) một cách công bằng. Tất cả các cấp từ Tổng Giám đốc tới các Giao dịch viên (Tellers) đều đã có bản mô tả công việc (JDs) và bản mục tiêu công việc (KPIs). Qua đó các nhân viên ngân hàng làm việc có mục tiêu rõ ràng và trách nhiệm hơn, qua đó giúp nâng cao hiệu quả công việc.

Hoạt động kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro

Trong cho vay DNVV rủi ro là điều khó tránh khỏi vì đây là loại hình doanh nghiệp chịu nhiều sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như tình hình kinh tế, xã hội, chính trị… Nhận thức được tầm quan trọng của của vấn đề kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro, TPBank triển khai ban kiểm soát rủi ro tại tất cả chi nhánh, nhằm nhận diện những rủi ro và đề ra các giải pháp xử lý, song song với hoạt động nâng cao công tác kiểm toán nội bộ. Hệ thống thông tin được tận dụng tối đa nhằm nắm bắt chính xác thông tin của khách hàng qua đó kết hợp với các thông tin về tài sản đảm bảo, thông tin về phương án vay vốn,…. xác định nên hay không nên cấp tín dụng cho khách hàng. Từ đó hạn chế tối đa các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TP Bank) (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)