Các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TP Bank) (Trang 67 - 74)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG

2.5. Đánh giá hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong giai đoạn 2017 – 2019

2.5.2. Các chỉ tiêu định lượng

Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay DNVVN phản ánh số vòng chu chuyển vốn cho vay của NHTM đối với khách hàng của hoạt động cho vay DNVVN, cho biết thời gian thu nợ vay nhanh hay chậm. Thông thường vòng quay càng lớn thể hiện việc thu hồi nợ càng tốt và ngược lại.

Bảng 2.7. Chỉ tiêu quay vòng vốn cho vay DNVVN của TPBank giai đoạn 2017 – 2019

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Doanh số thu nợ cho vay DNVVN 6.506 6.242 10.464 Dư nợ bình quân cho vay DNVVN 34.243 36.718 41.858 Vòng quay vốn cho vay DNVVN 0,19 0,17 0,25

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động cho vay DNVVN tại TPBank năm 2017, 2018, 2019

Nhìn vào bảng trên, có thể thấy vòng quay vốn cho vay DNVVN của TPBank đều nhỏ hơn 1 và tăng giảm không đồng đều. Vòng quay vốn của năm 2017 đạt 0,19 vòng và số vòng quay giảm xuống trong năm tiếp theo. Năm 2018 vòng quay

vốn đạt 0,17 vòng; giảm 0,02 vòng so với năm 2017. Sang đến năm 2019, vòng quay vốn tín dụng tăng 0,08 vòng so với năm 2018, đạt 0,25 vòng. Đây là vòng quay vốn cho vay rất thấp, chứng tỏ hoạt động cho vay DNVVN chưa thực sự hiệu quả, đặt ra tình trạng đáng lo ngại đối với hoạt động của TPBank. Mặc dù trong những năm 2017-2019 các chi nhánh đã cố gắng hết sức xong trong việc thu nợ cho vay DNVVN còn tồn tại những yếu kém, các doanh nghiệp gặp khó khăn khiến cho việc thu nợ không đạt hiệu quả. Để tiếp có thể tăng vòng quay vốn tín dụng trong thời gian tới, TPBank cần áp dụng các biện pháp linh hoạt hơn đối với từng khoản nợ quá hạn, nợ xấu như đôn đốc, nhắc nhở các DNVVN trả nợ, nhờ cơ quan chức năng địa phương can thiệp cưỡng chế đòi nợ hoặc nghiêm trọng hơn có thể kiện ra tòa. Từ đó ngân hàng có thể sử dụng vốn thu hồi được để tăng doanh thu, nâng cao chỉ tiêu lợi nhuận của mình.

Nợ quá hạn cho vay DNVVN

Nợ quá hạn cho vay DNVVN là chỉ tiêu biểu thị quan hệ tín dụng của ngân hàng không hoàn hảo, khi các DNVVN vay vốn không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Nợ quá hạn gia tăng sẽ làm phát sinh thêm nhiều loại chi phí gây ra tổn thất cho ngân hàng. Nợ quá hạn bao gồm các nhóm nợ 2,3,4 và 5.

Từ bảng số liệu, có thể thấy tỷ lệ NQH cho vay DNVVN của TPBank tăng giảm không đồng đều trong những năm gần đây. Năm 2017 nợ quá hạn là 1.219 tỷ đồng. Năm 2018 nợ quá hạn là 1.733 tỷ đồng tăng 514 tỷ đồng so với năm 2017.

Nền kinh tế năm 2017 và 2018 gặp nhiều khó khăn kéo theo các doanh nghiệp sản xuất cũng như xây dựng, bất động sản đều yếu kém, trì trệ trọng hoạt động, sản lượng hàng tồn kho cao, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến nguồn trả nợ không được đảm bảo. Các hoạt động đầu tư công trong năm qua đã hạn chế trong bối cảnh thắt chặt chi tiêu đã ảnh hưởng trực tiếp đến các DNVVN thuộc ngành công nghiệp – xây dựng. Ngoài ra, do chủ quan nên các CBTD của các chi nhánh đã lơ là trong công tác thẩm định, dẫn đến việc thu thập thông tin của khách hàng không được đầy đủ, hoạt động kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay chưa thực sự tốt, khiến cho tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao. NQH cho vay DNVVN tăng cao khiến

cho tỷ lệ NQH cho vay DNVVN trên dư nợ cho vay DNVVN của TPBank tăng từ 3,56% trong năm 2017 cũng lên 4,72% trong năm 2018.

Bảng 2.8. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của TPBank trong cho vay DNNVVN giai đoạn 2017 – 2019

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

NQH cho vay DNVVN 1.219 1.733 791,1

Nợ xấu cho vay DNVVN 547,9 837,1 397,6

Dư nợ cho vay DNVVN 34.243 36.718 41.858

NQH cho vay DNVVN/Tổng dư nợ cho

vay DNVVN(%) 3,56 4,72 1,89

Nợ xấu cho vay DNVVN/Tổng dư nợ

cho vay DNVVN(%) 1,6 2,28 0,95

Nợ xấu cho vay DNVVN/NQH cho vay

DNVVN(%) 44,96 48,29 49,88

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động cho vay DNVVN tại TPBank năm 2017, 2018, 2019.

Nợ xấu của cho vay DNVVN cũng có xu hướng tăng mạnh, từ 547,9 tỷ đồng trong năm 2017 tăng lên đến 837,1 tỷ đồng vào năm 2018. Trong năm 2018, khi một số DNVVN không có khả năng trả nợ cho ngân hàng, hàng tiến hành xử lý tài sản đảm bảo là bất động sản, nhưng tại thời điểm ngân hàng cho các DNVVN này vay, thị trường bất động sản đang rất “nóng”, khiến cho giá của tài sản đảm bảo khi ngân hàng tiến hành thẩm định là rất cao. Đến nay, thị trường bất động sản bị

“đóng băng”, giá nhà đất sụt giảm mạnh, thì có trường hợp giá bất động sản mà khách hàng thế chấp giảm giá trị từ 50 tỷ xuống chỉ còn 5 tỷ, ngân hàng thiệt hại nặng nề, mà nhu cầu mua lại bất động sản đó cũng không nhiều. Cũng có nhiều trường hợp CBTD thân quen với DNVVN nên khi tiến hành thẩm định tài sản đảm bảo lơ là, chủ quan dẫn đến khi khách hàng không trả được nợ, ngân hàng xử lý

tài sản đảm bảo thì giấy tờ của TSĐB đó không minh bạch, chính xác khiến cho việc phát mãi TSĐB không thể thực hiện được. Đó chính là nguyên nhân khiến cho nợ xấu của TPBank tăng cao. Tỷ trọng nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay DNVVN cũng vì thế mà tăng theo, năm 2017 chiếm 1,6%, năm 2018 chiếm đến 2,28% trong tổng dư nợ cho vay DNVVN.

Sang đến năm 2019, dư nợ cho vay DNVVN có tốc độ tăng trưởng khá tốt và bên cạnh đó NQH cho vay DNVVN cũng giảm đáng kể. Để đạt được kết quả khả quan trên, ngân hàng đã chú trọng hơn vào công tác thẩm định cũng như giám sát khoản vay, thành lập khối pháp chế để hạn chế rủi ro trong hoạt động, đưa ra các biện pháp khắc phục, ngăn ngừa và tìm mọi biện pháp xử lý và thu hồi nợ quá hạn, như xử lý TSĐB, yêu cầu người đứng ra đảm bảo cho vay trả nợ, nếu cần thiết có thể xử lý bằng pháp luật… cũng như đưa ra các biện pháp thắt chặt cho vay, kiểm soát cho vay chặt chẽ hơn với những lĩnh vực có nhiều rủi ro như: bất động sản, xây dựng, chứng khoán… Chính vì vậy, NQH cho vay DNVVN năm 2019 giảm xuống còn 791,1 tỷ đồng, tỷ lệ NQH cho vay DNVVN trong tổng dư nợ cho vay DNVVN chỉ còn là 1,89%. Nợ xấu cũng giảm xuống chỉ còn 397,6 tỷ đồng trong năm 2019, giảm 439,5 tỷ đồng so với năm 2018, chiếm 0,95% trong tổng dư nợ cho vay DNVVN.

Tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn của ngân hàng tăng trong giai đoạn 2017 - 2019 lần lượt là 44,96% (năm 2017), 48,29% (năm 2018) và 49,88% (năm 2019). Năm 2018 tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn tăng cao do tốc độ tăng trưởng của nợ xấu (168,49%) tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng của nợ quá hạn (149,96%) và công tác thu hồi nợ, phát mãi TSĐB gặp nhiều khó khăn. Các khoản nợ từ nhóm 3 – 5 tăng cao là tín hiệu đáng lo ngại đối với TPBank. Nếu tỷ lệ nợ xấu chiếm phần lớn nợ quá hạn sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngoài những nguyên nhân khách quan và tình hình khó khăn của nền kinh tế, còn tồn tại những nguyên nhân chủ quan đáng lo ngại còn tồn tại ở các chi nhánh, đặc biệt là vấn đề đạo đức, nguyên tắc nghề nghiệp của cán bộ nhân viên. Trong hai năm 2018 và 2019, ngân hàng đã sử dụng mọi biện pháp để thu hồi nợ quá hạn. Ban đầu là đôn đốc nhắc nhở khách hàng trong việc trả nợ, tiếp theo là sử dụng các biện pháp cứng

rắn hơn như phối hợp với với các cơ quan chức năng địa phương can thiệp và cưỡng chế và cuối cùng nếu doanh nghiệp vẫn cố tình không trả nợ, các chi nhánh buộc phải tiến hành khởi kiện các khách hàng đó. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần phải có những biện pháp tích cực hơn nữa như nâng cao hiệu quả thẩm định vốn, phân tích đánh giá phương án SXKD một cách sát sao hơn nữa, kiểm tra giám sát các khoản vay để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay DNVVN.

Tỷ lệ trích lập DPRR cho vay DNVVN

Tỷ lệ trích lập DPRR cho vay DNVVN cho biết dự phòng RRTD trong cho vay DNVVN được trích lập bao nhiêu so với tổng dư nợ cho vay DNVVN. Tỷ lệ này cao chứng tỏ hoạt động cho vay DNVVN chưa thực sự tốt, ngân hàng vẫn phải trích lập dự phòng nhiều.

Bảng 2.9. Tỷ lệ trích lập DPRR cho vay DNVVN tại TPBank giai đoạn 2017 – 2019

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 DPRR cho vay DNVVN được trích 578,7 1.233,7 862,2

Dư nợ cho vay DNVVN 34.243 36.718 41.858

Tỷ lệ trích DPRR cho vay

DNVVN(%) 1,69 3,36 2,06

Nguồn: Báo cáo kết quả cho vay DNVVN tại TPBank năm 2017, 2018, 2019 Năm 2017, mặc dù nền kinh tế khó khăn nhưng ít biến động, cùng với chính sách và biện pháp tín dụng hợp lý, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của toàn hàng chỉ là 1,69% và khoản DPRR được trích là 578,7 tỷ đồng. Sang đến năm 2018, tỷ lệ trích lập là 3,36% và khoản DPRR được trích là 1.233,7 tỷ đồng, tăng 655 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng 213,18%. Nguyên nhân của sự gia tăng mạnh này là do việc trích lập DPRR luôn song song với sự tăng trưởng của dư nợ cho vay DNVVN. Hơn nữa trong năm 2018, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn khiến

cho rủi ro trong công tác cho vay DNVVN nhiều hơn, nợ xấu tăng cao khiến TPBank càng chú trọng hơn đến công tác đảm bảo an toàn nguồn vốn vay, khả năng bù đắp khi xảy ra rủi ro cho vay DNVVN cũng vì thế cần được nâng cao hơn. DPRR cho vay DNVVN được trích lập trong năm 2018 khá tương xứng với mức tăng của dư nợ cho vay DNVVN và NQH cho vay DNVVN, nợ xấu cho vay DNVVN. Đây cũng chính là nguyên nhân lý giải DPRR năm 2019 giảm 371,5 tỷ đồng tương ứng 30,1% so với năm 2018. Do vậy, tỷ lệ trích lập DPRR trên dư nợ cho vay DNVVN trong năm 2019 giảm xuống còn 2,06%, do toàn hàng đã nỗ lực hoàn thiện công tác thẩm định cho vay, giúp khoản vay được đảm bảo an toàn hơn ngay từ ban đầu, rủi ro gặp phải sẽ ít hơn, tỷ lệ dự phòng giảm xuống so với năm 2018. Mặc dù vậy, khoản trích lập dự phòng cho vay DNVVN năm 2019 vẫn còn khá cao là 862,2 tỷ đồng, trong khi nợ quá hạn và nợ xấu trong cho vay DNVVN của TPBank giảm mạnh trong năm 2019. Sự gia tăng của DPRR sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng, thể hiện chất lượng cho vay chưa tốt; vì vậy Chi nhánh cần chú ý hơn đến chỉ tiêu này làm sao để giảm tỷ lệ trích lập DPRR xuống mức thấp nhất có thể.

Lợi nhuận từ hoạt động cho vay DNVVN

Kết quả từ bảng dưới cho thấy hoạt động cho vay luôn mang lại lợi nhuận cao cho TPBank với tốc độ tăng trưởng qua các năm là trên 100%. Ta thấy được năm 2017, lợi nhuận từ hoạt động cho vay đạt 386,3 tỷ đồng, đến năm 2018 lợi nhuận tăng lên 81,6 tỷ đồng so với năm 2017, ứng với tỷ lệ tăng trưởng 121,12%.

Sang năm 2019 tăng lên 982,8 tỷ đồng, tăng 514,9 tỷ đồng tương ứng 210,04 % so với năm 2018. Đây là kết quả của sự chỉ đạo tận tình của ban giám đốc, cùng sự phối hợp hoạt động của các CBNV nên việc tìm kiếm các khách hàng của toàn ngân hàng mới diễn ra suôn sẻ, doanh số cho vay tăng đều qua các năm, lợi nhuận từ cho vay cũng tăng lên, hiệu quả cho vay được cải thiện và nâng cao hơn.

Bảng 2.10. Lợi nhuận từ hoạt động cho vay DNVVN tại TPBank giai đoạn 2017 – 2018

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Lợi nhuận từ hoạt động cho vay 386,3 467,9 982,8

Lợi nhuận từ cho vay DNVVN 194,1 243,0 517,0

Chi phí DPRR cho vay DNVVN 578,7 1.233,7 862,2

Tỷ lệ lợi nhuận cho vay DNVVN /Chi phí DPRR cho vay DNVVN (%)

33,54 19,68 59,95

Tỷ lệ lợi nhuận từ cho vay DNVVN

/Lợi nhuận hoạt động cho vay (%) 50,20 51,99 52,50 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của TPBank năm 2017, 2018, 2019

Trong hoạt động cho vay thì hoạt động cho vay DNVVN từ lâu đã là hoạt động cho vay chủ chốt và đang mang lại một nguồn thu nhập lớn cho TPBank hay các chi nhánh của TPBank. Tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động cho vay DNVVN trong lợi nhuận đạt được từ hoạt động cho vay của ngân hàng cũng không ngừng tăng qua các năm. Năm 2017, lợi nhuận từ cho vay DNVVN là 194,1 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 50,20% trong tổng lợi nhuận từ hoạt động cho vay của Chi nhánh;

sang năm 2018, lợi nhuận từ cho vay DNVVN tăng lên 243,0 tỷ đồng, chiếm 51,99% tỷ trọng trong tổng lợi nhuận từ hoạt động cho vay. Đến năm 2019 con số này là 517,0 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 52,50% trong tổng lợi nhuận từ hoạt động cho vay. So sánh với tỷ trọng doanh số cho vay DNVVN trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng thì tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động này mang lại là khá tương xứng.

Chứng tỏ hầu hết các khoản vay DNVVN của ngân hàng trong giai đoạn 2017 – 2019 đều mang lại lợi nhuận, chỉ có một số ít các khoản vay có vấn đề do vấn đề thẩm định chưa thực sự tốt hoặc do các yếu tố khách quan mà khách hàng chưa trả được nợ vay cho ngân hàng. Các khách hàng DNVVN đã trở thành đối tượng mục tiêu của các chi nhánh, số lượng khách hàng đến với TPBank ngày càng tăng.

Công tác tìm kiếm khách hàng, thẩm định, marketing, tư vấn cho khách hàng vay là các DNVVN ngày càng tốt và hiệu quả hơn.

Mặc dù vậy, xem xét tỷ lệ lợi nhuận cho vay DNVVN trên chi phí DPRR cho vay DNVVN của ngân hàng nhận thấy rằng chi phí DPRR trong cho vay DNVVN của chi nhánh là rất lớn. Năm 2017, tỷ lệ lợi nhuận cho vay DNVVN trên chi phí DPRR cho vay DNVVN là 33,54%, tức là ngân hàng bỏ ra một khoản gần gấp 3 lợi nhuận để DPRR. Năm 2018 do nợ xấu và nợ quá hạn cho vay DNVVN tăng cao khiến chi phí DPRR cũng tăng cao, tỷ lệ lợi nhuận cho vay DNVVN trên chi phí DPRR cho vay DNVVN chỉ đạt 19,68%, ngân hàng bỏ ra một khoản chi phí gấp hơn 5 lần lợi nhuận để DPRR. Chi phí DPRR quá lớn chứng tỏ hoạt động cho vay DNVVN của chi nhánh vẫn còn nhiều yếu kém, khiến cho thu nhập của ngân hàng giảm sút trong năm 2018. Sang đến năm 2019, tỷ lệ này tăng lên 59,95%, là do DPRR của TPBank tăng rất ít so với năm 2018, lợi nhuận của ngân hàng đạt được nhiều hơn. Mặc dù DPRR là cần thiết xong ngân hàng vẫn cần phải xem xét mức dự phòng hợp lý sao vẫn đảm bảo an toàn mà nguồn vốn của ngân hàng được sử dụng với hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TP Bank) (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)