Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TP Bank) (Trang 74 - 78)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG

2.5. Đánh giá hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong giai đoạn 2017 – 2019

2.5.3. Những kết quả đạt được

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong đã thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách, quy định của Nhà nước, NHNN và tuân thủ các quy chế, quy định, mục tiêu định hướng phát triển của TPBank. Qua đó, các hoạt động tại ngân hàng đều đạt được những kết quả tăng trưởng khá tốt, nhất là trong hoạt động cho vay DNVVN.

Khách hàng ngày càng cảm thấy thoả mãn hơn khi đến giao dịch với Ngân hàng, uy tín của Ngân hàng không ngừng được nâng cao; duy trì được các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong cho vay. Ngân hàng cũng đã đưa ra các chính sách hỗ trợ là các gói tín dụng ưu đãi về lãi suất, về điều kiện cho vay, quy trình cho vay DNVVN qua đó giúp cho các DNVVN có thể tiếp cận với nguồn vốn dễ dàng hơn.

Ngân hàng cũng ngày càng chú trọng hơn đến việc thu hút thêm các khách hàng mới là cá nhân và doanh nghiệp đến vay vốn. Các sản phẩm dịch vụ được đa dạng hóa kết hợp với công nghệ cao tạo sự thuận tiện cho khách hàng cũng vì thế

nâng cao khả năng cạnh tranh của TPBank. Chất lượng phục vu ngày càng được cải thiện, phong cách phục vụ tận tình, chu đáo, nhanh chóng đã từng bước tạo niềm tin cho khách hàng. Hoạt động cho vay DNVVN đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như gia tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng.

Chiến lược Marketing đã được ngân hàng quan tâm trong giai đoạn 2017- 2019, ngân hàng đã xây dựng được một bộ phận chuyên đảm nhiệm công tác Marketing. Việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm của Ngân hàng, nhằm tăng uy tín cũng như thị phần của Ngân hàng thực hiện khá tốt, khá triệt để. Bộ nhận diện thương hiệu của TPBank được thay đổi với màu sắc bắt mắt và logo đơn giản, ý nghĩa tạo dấu ấn trong lòng khách hàng.

Doanh số cho vay và dư nợ cho vay đối với DNNVV vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá đều đặn trong cả ba năm từ 2017 đến 2019. Doanh số cho vay DNVVN tăng 14.575 tỷ đồng, dư nợ cho vay DNVVN tăng 41.858 tỷ đồng trong ba năm 2017 – 2019, với tốc độ tăng trưởng từ 40,72% đến 88,54%. Với phương châm lấy hiệu quả kinh tế lên hàng đầu, TPBank đã hướng đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực có tiềm năng, có khả năng sinh lời và ưu tiên cho những dự án đầu tư có chiều sâu của DNVVN, tránh hiện tượng đầu tư tràn lan, không hiệu quả.

Công tác thẩm định dự án và khách hàng được thực hiện ngày càng tốt, áp dụng nhiều phương pháp mang tính khoa học, kỹ thuật thẩm định hoàn chỉnh hơn.

Việc kiểm tra, giám sát quy trình cho vay, công tác thu hồi nợ ngoại bảng cũng được tiến hành một cách sát sao, nhịp nhàng giữa các phòng ban có liên quan.

Thu nhập từ hoạt động cho vay với DNNVV ngày càng tăng lên, đóng góp thêm tỷ trọng cho thu từ hoạt động cho vay trong tổng lợi nhuận của ngân hàng.

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, khi các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp lớn gặp phải nhiều vướng mắc trong sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn bị giảm sút, không tương xứng với các nguồn lực được đầu tư thì các DNNVV lại phát huy được ưu thế của mình về quy mô nhỏ gọn và tính chất linh hoạt, dễ thích nghi. Thu nhập từ cho vay với các DNNVV khá ổn định và có nhiều tiềm năng phát triển. Các mục tiêu về lợi nhuận và chất lượng luôn được đảm bảo. Với những

đổi mới không ngừng trong chất lượng quản lý và phục vụ khách hàng theo hướng thuận tiện, văn minh, hiện đại, Ngân hàng đã tạo lập và duy trì mối quan hệ tín dụng tốt đẹp với nhiều khách hàng. Gia tăng tỉ lệ số khách hàng thường xuyên và tỉ lệ số khách hàng quay trở lại giao dịch.

Ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp đảm bảo tiền vay linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng. Khách hàng có thể áp dụng nhiều biện pháp đảm bảo cũng một lúc, từ nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo cho món vay của mình. Ngân hàng cũng cho phép khách hàng đảm bảo tiền vay bằng một phần tài sản thế chấp, phần còn lại có thể dùng bão lãnh của bên thứ ba.

Tỷ trọng Nợ quá hạn cho vay DNVVN so với Nợ quá hạn của ngân hàng đã có chiều hướng giảm đáng kể, năm 2018 là 4,72% trên dư nợ cho vay giảm xuống còn 1,89% trong năm 2019, cho thấy công tác giám sát, thu hồi nợ của các chi nhánh đạt hiệu quả cao. Nợ xấu cũng giảm mạnh, năm 2018 là 1,28% nhưng đến năm 2019 đã giảm xuống 1,07%.

2.5.3.2. Những hạn chế trong hoạt động cho vay DNVVN

Hoạt động cho vay của Chi nhánh đã đạt được kết quả khả quan trong giai đoạn 2017 - 2019, mặc dù vậy vẫn còn có một số những hạn chế nhất định trong công tác cho vay DNVVN cần phải khắc phục, cụ thể:

Mặc dù Ngân hàng đã quan tâm hơn tới đối tượng cho vay là các DNVVN, nhưng với nhu cầu về tín dụng của các doanh nghiệp ngày càng tăng như hiện nay, đặc biệt là DNVVN thì hoạt động cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này vẫn chưa thực sự tương xứng với khả năng của Ngân hàng.

Trong quá trình cho vay vốn, do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan mà việc xác minh thông tin cũng như thẩm định khách hàng chưa thực sự hiệu quả. Nhất là trong thẩm định TSĐB, một số CBTD đã vì mối quan hệ với Doanh nghiệp mà lơ là trong công tác thẩm đinh, khiến cho các khoản nợ khó đòi và việc xử lý tài sản đảm bảo vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn khi khó phát mại tài sản hoặc chi phí phát mại lớn, giá trị thu về thường nhỏ hơn giá trị khoản vay.

Quy trình cho vay vẫn còn khá phức tạp, điều kiện cho vay DNVVN mặc dù đã linh hoạt hơn xong vẫn ngặt nghèo nên làm chậm quá trình vay vốn và làm cho nhiều DNVVN không thể tiếp cận vốn kịp thời nên làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Tỷ lệ NQH cho vay DNVVN và nợ xấu tăng cao trong giai đoạn 2017 - 2019, điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động cho vay giảm sút, chi nhánh có khả năng mất vốn rất cao. Nợ quá hạn và nợ xấu cho vay DNVVN vẫn ở mức cao trong năm 2018 (tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay DNVVN trên dư nợ cho vay DNVVN là 4,72%, tỷ lệ nợ xấu trong cho vay DNVVN trên dư nợ cho vay DNVVN là 2,28%).

Mặc dù trong năm 2019 tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu đã giảm xuống giới hạn cho phép (tỷ lệ NQH cho vay DNVVN là 1,89% và tỷ lệ nợ xấu cho vay DNVVN là 0,95%) xong nhiều khoản cho vay DNVVN phải xử lý gia hạn, cơ cấu lại nợ, thậm chí có những khoản vay phải gia hạn nhiều lần. Điều này làm ảnh hưởng đến an toàn nguồn vốn vay cũng như làm giảm vòng quay vốn của Ngân hàng. Do đó, TPBank cần có các biện pháp kiên quyết hơn nữa để hạn chế tối đa các khoản nợ quá hạn và nợ xấu phát sinh.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TP Bank) (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)