Một số mô hình từ các quốc gia trên thế giới

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp TPHCM theo hướng bền vững trong tiến trình 2 (Trang 25 - 31)

Chương 1. Cơ sở lý thuyết, bằng chứng và kinh nghiệm thực tiễn

1.2. Thương mại quốc tế ứng dụng cho nông nghiệp

1.3.2. Một số mô hình từ các quốc gia trên thế giới

Đã đề ra 6 mô hình nông nghiệp đô thị, riêng tại thành phố Thượng Hải đã thực hiện khá thành công, đó là :

- Nông nghiệp xanh: duy trì và phát triển cây xanh, thảm cỏ trong thành phố.

- Nông nghiệp phục vụ khách sạn: sản xuất hoa, cây cảnh, rau quả, thịt, trứng, sữa cho khách sạn trong thành phố.

- Nông nghiệp thu ngoại tệ: sản xuất các nông đặc sản xuất khẩu.

- Nông nghiệp du lịch: phục vụ cho khách trong nước và nước ngoài ở ngoại ô thành phố.

- Nông nghiệp an dưỡng: ở những vùng nông thôn ngoại thành có cảnh quan đẹp.

- Nông nghiệp sinh thái: là nông nghiệp sản xuất sản phẩm sạch không độc hại, không ô nhiễm môi trường.

Tại tỉnh Sungiao là địa phương đầu tiên thực hiện mô hình du lịch công nghiệp mới kết hợp yếu tố nông nghiệp và du lịch thông qua việc phát triển vườn du lịch.

Trước đây, mô hình này chỉ được các doanh nghiệp lớn triển khai và thuê nông dân làm nhân công. Song nhận thấy giá trị kinh tế từ ngành nghề mới này là rất cao nên nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư để xây vườn.

Diện tích tối thiểu của mỗi vườn du lịch là 3ha và phải bảo đảm vệ sinh môi trường. Đất trồng, phân bón và hệ thống tưới tiêu sử dụng trong các vườn du lịch này cũng đươc quy định hết sức nghiêm ngặt. Khách tham quan sẽ được thưởng thức sản phẩm sạch miễn phí. Tuy nhiên, các khoản phí này đã được tính vào giá vé và không được phép mang sản phẩm về nhà.

Mỗi vườn đều được trang bị máy vi tính nối mạng Internet để kiểm tra thời tiết, khí hậu, ẩm độ và các yếu tố khác như phân bón, nước tưới. Các loại cây trồng chủ yếu là rau xanh và nhiều loại trái cây, có vườn có đến trên 300 loại trái cây được trồng, phần lớn trong só đó là các loại cây được nhập khẩu.

Chính quyền địa phương cho hay, mỗi hộ gia đình hay tập thể muốn xây dựng vườn du lịch phải đăng ký tiêu chuẩn ISO 14.000 về chất lượng môi trường theo quy định của Chính phủ. Bộ Nông nghiệp đã phối hợp với Bộ Du lịch để triển khai các khoá đào tạo nhằm giúp cho nông dân học hỏi kinh nghiệm và tiếp cận với khoa học kỹ thuật.

luan van, khoa luan 25 of 66. 24

1.3.2.2. Hng Kông

Với dân số 5 triệu người trong một vùng diện tích nhỏ hẹp (1.060km2), nông nghiệp đô thị của Hồng Kông sử dụng chỉ 10% tổng diện tích đất để sản xuất 45% rau tươi, 15% thịt heo, 68% gà sống để dân tiêu dùng. Phát triển rau và hồ cá chiếm 31,1%

và 18,2% diện tích đất nông nghiệp sử dụng năm 1979. Hơn 60 loại rau được trồng quanh năm. Sự cơ khí hóa và thâm dụng vốn trong nông nghiệp thông qua hình ảnh của 2.400 máy xới quay vòng, 1.350 đơn vị tưới nước được dùng trong nông trại rau vào năm 1977. Trái ngược lại, diện tích canh tác lúa đã bị thu nhỏ nhanh tới mức : từ 9.450 hecta, chiếm 70,3% đất nông nghiệp trong năm 1954 xuống chỉ còn 40 hecta tức 0,4% vào năm 1979. Sự canh tác lúa nếu được biểu thị trên đồ thị cho thấy mức độ giảm thẳng đứng do liên quan tới lợi nhuận thấp và thiếu lao động trong sản xuất- dân làng liên tục di cư ra vùng đô thị của Hồng Kông hoặc ra nước ngoài.

Nuôi cá ao hồ là một nguồn thực phẩm quan trọng khác có sự phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây ở Hồng Kông cùng với phát triển đô thị. Hai dạng trại nuôi cá phổ biến là đa canh và độc canh (nuôi đa canh: cá chép, cá phèn, cá đối… kết hợp với chăn nuôi gia súc; nuôi độc canh: cá ăn thịt như rắn, cá lóc, cá trê). 300 nông trại nuôi độc canh hoạt động ở Hồng Kông với sản lượng 60-74 tấn/hecta cùng với 1.000 nông trại đa canh sản xuất 25 tấn cá/hecta. Các trại cá có thể phát triển được bởi vì tỉ lệ sản lượng luôn được cải thiện và giới hạn giá phải trả cho cá nước ngọt tươi sống.

Các trang trại nuôi gia súc tập trung cho thấy khả năng hiện đại hóa tiếp tục của khu vực nông nghiệp ở Hồng Kông. Chăn nuôi gà có sự thay đổi hoàn toàn từ sản xuất cầm chừng (năm 1949) đến một qui mô thương mại với tổng đàn gà lên đến 6,7 triệu con vào năm 1979. Hiện nay hơn một phần tư các trại nuôi gà kết hợp nuôi hơn 10.000 chim/trại. Những sự tiến bộ công nghệ, sự phát triển của đàn gia súc địa phương và sự cung cấp thực phẩm với giá hợp lý cùng đóng góp cho sự tăng trưởng của công nghiệp chăn nuôi gà.

Tương tự, trang trại nuôi heo trở nên hiện đại và qui mô rộng lớn hơn với một xu hướng đã được xác định là số lượng trại ít hơn nhưng số đầu heo lớn hơn. Số các trại heo giảm hơn 60% trong 11 năm qua, từ 13.700 trại năm 1968 xuống còn 5.238 trại vào năm 1979. Theo tính toán của các nghiên cứu khoa học ước lượng 130.000 tấn thức ăn thừa từ các nhà hàng và nhà máy chế biến thực phẩm được sử dụng hiệu quả mỗi năm để nuôi heo. Đây là việc sử dụng chất thải, thức ăn dư thừa tái chế đáng lưu ý luan van, khoa luan 26 of 66. 25

và hiệu quả nhất, mặt khác nếu không tái tận dụng thì chính địa phương sẽ gặp khó khăn để vứt bỏ. Ý nghĩa của việc chăn nuôi gia cầm và heo của Hồng Kông hiệu quả đó là duy trì năng lực tái chế thực phẩm dư thừa để chăn nuôi gia súc gia cầm.

1.3.2.3. Thái Lan

Thái Lan có trình độ phát triển kinh tế đi trước Việt Nam khoảng 30 năm. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Bangkok cho phép nông nghiệp ở đây hình thành các vùng sản xuất vệ tinh chuyên môn hóa xen kẽ các khu công nghiệp và dân cư, cách thủ đô từ 40 -100km các sản phẩm sạch và có giá trị kinh tế cao được chú trọng phát triển.

Tại những vùng nông nghiệp gần Bangkok, nông dân phát triển sản xuất rau quả an toàn trên liếp. Tại các vùng cách xa thủ đô hàng trăm km, nông dân phát triển các mô hình nông nghiệp tổng hợp, với các trang trại chăn nuôi kết hợp trồng cây ăn quả, hoặc phát triển sản xuất lương thực kết hợp với nuôi thả cá để giải quyết vấn đề môi trường và an toàn lương thực.

Vấn đề tiêu thụ sản phẩm được giải quyết trên cơ sở phát triển quan hệ hợp đồng giữa các công ty chế biến nông sản của Bangkok và các hộ nông dân ở các vùng nông nghiệp vệ tinh. Đặc biệt, chính phủ Thái Lan rất quan tâm đến các chính sách tài chính, tín dụng, khuyến nông, xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết ô nhiễm… thúc đẩy các vùng sản xuất vệ tinh này phát triển. Nông nghiệp Bangkok đã được hỗ trợ bằng hệ thống kế cấu hạ tầng rất phát triển với các đường giao thông hiện đại thuận tiện cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa giữa thủ đô Bangkok với các vùng nông nghiệp cách xa thủ đô hàng trăm km.

Điều kiện cơ sở hạ tầng của Bangkok đã cho phép thủ đô này hình thành những vùng sản xuất nông nghiệp vệ tinh chuyên môn hóa, kết hợp với đa dạng hóa theo hướng sinh thái ở rất xa trung tâm (40 -100km), như đã đề cập ở trên. Việc quy hoạch các vùng nông nghiệp vệ tinh của Bangkok đã thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển nông nghiệp đô thị Bangkok theo hướng tập trung hóa kết hợp đa dạng hóa, đáp ứng khá tốt yêu cầu của nền nông nghiệp đô thị sinh thái.

Mt vài nhn định t kết qu nghiên cu nói trên:

Nông nghiệp ở các vùng đô thị theo hướng sinh thái đang trở thành xu hướng phát triển phổ biến của nông nghiệp ở các đô thị trên thế giới hiện nay. Tại các nước nói trên, Thái Lan có trình độ phát triển kinh tế đi trước Việt Nam khoảng 30 năm.

luan van, khoa luan 27 of 66. 26

Chính phủ thật sự quan tâm về chính sách tài chính, tín dụng, khuyến nông, xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết ô nhiễm… thúc đẩy các vùng sản xuất nông nghiệp truyền thống hay vệ tinh phát triển. Do vậy, có sự khác biệt lớn về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất với TP.HCM, mà trước hết là cơ sở hạ tầng nông nghiệp đã có một cơ cấu cải thiện đáng kể và hoàn chỉnh nhằm giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các thành phố lớn với các vùng nông nghiệp cách xa hàng trăm km.

Việc quy hoạch các vùng nông nghiệp vệ tinh xung quanh các thành phố lớn đã làm cho nông nghiệp đô thị phát triển theo hướng tập trung hóa kết hợp đa dạng hóa, đáp ứng khá tốt yêu cầu của nền nông nghiệp đô thị sinh thái. Trong khi đó, nông nghiệp TP.HCM đang phát triển theo kiểu hình thành một vành đai xanh dày đặc, cận kề quanh thành phố. Vành đai xanh này đang được cải tạo và xây dựng nền nông nghiệp thuần nông, sản xuất nhỏ, lạc hậu, manh mún trước đây thành những vùng nông nghiệp tập trung hoặc những mô hình nông nghiệp kết hợp để bảo vệ và cải tạo môi trường. Trình độ phát triển hiện tại của lực lượng sản xuất và các kiến trúc quy hoạch cũ chưa cho phép TP.HCM đổi mới ngay lập tức kiến trúc đô thị và việc phân bố các vùng nông nghiệp theo yêu cầu sinh thái giống như mô hình của các nước nói trên.

Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp đô thị ở các nước nói trên có thể được nghiên cứu vận dụng trong việc hình thành các vùng nông nghiệp đáp ứng yêu cầu sinh thái cho TP.HCM trong những năm sau này. Quá trình đô thị hóa tại Tp.HCM tiếp tục diễn ra nhanh chóng, tương lai đến sẽ được mở rộng tới tỉnh giáp ranh như Bình Dương, Long An, Bình Phước. . . .

Việc mở rộng theo vết dầu loang như hiện nay là không thực hiện được quy hoạch để xây dựng các khu công nghiệp hoặc đô thị ở trên những vị trí đó. Hơn thế nữa, vai trò lá phổi xanh điều hòa khí hậu, tạo cảnh quan môi trường, đáp ứng nhu cầu thực phẩm và du lịch cho người dân TP của vành đai xanh vẫn luôn luôn cần thiết.

Vậy thì việc hình thành các vùng nông nghiệp phải phối hợp với mở rộng quy mô đô thị như thế nào trong tương lai để vừa tuân thủ tính khách quan của quá trình đô thị hóa, vừa tạo điều kiện cho nông nghiệp Tp.HCM làm tốt vai trò nông nghiệp đô thị sinh thái.

Nông nghiệp đô thị của Hồng Kông sử dụng chỉ 10% tổng diện tích đất để sản xuất 45% rau tươi, 15% thịt heo, 68% gà sống đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư.

Trong khi nông nghiệp trồng rau của TP sử dụng tỉ lệ diện tích đất nhiều hơn nhưng luan van, khoa luan 28 of 66. 27

mới chỉ đáp ứng gần 30% nhu cầu rau tươi của TP. Sự cơ khí hóa và thâm dụng vốn trong nông nghiệp, sự tiến bộ công nghệ, sự phát triển của đàn gia súc địa phương và sự cung cấp thực phẩm với giá hợp lý cùng đóng góp cho sự tăng trưởng của công nghiệp trồng trọt và chăn nuôi.

1.4. Tiêu chí Nông nghiệp bền vững của TP.HCM:

Từ những lý thuyết và kinh nghiệm thực tế của các quốc gia trên thế giới về phát triển, ta thấy rằng Thành phố Hồ Chí Minh tuy là một thành phố công nghiệp dịch vụ, tỷ lệ giá trị nông nghiệp đóng góp vào GDP của Thành phố có thể thấp hoặc không đáng kể nhưng để kinh tế Thành phố phát triển bền vững không thể không có đóng góp của ngành nông nghiệp, lúc này ý nghĩa đóng góp của ngành nông nghiệp không phải là giá trị lớn hay nhỏ mà là việc giải quyết các vấn đề về xã hội (lao động nông thôn, cơ sở vật chất tinh thần của nông nghiệp, nông thôn, an ninh trật tự, tệ nạn xã hội…); môi trường sinh thái (bảo vệ môi trường, hạn chế ô nhiễm…) và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Thành phố (thương hiệu, chất lượng giống cây con, du lịch sinh thái…), do đó tác giả khẳng định Thành phố Hồ Chí Minh để phát triển bền vững không thể thiếu ngành nông nghiệp và tác giả đề nghị những tiêu chí cụ thể cho ngành nông nghiệp của TPHCM là :

1. Năng suất nông nghiệp phát triển ổn định, không ô nhiễm môi trường và góp phần bảo tồn môi trường sinh thái cho Thành phố Hồ Chí Minh, giảm thiểu khả năng nông nghiệp bị tổn thương do các nguyên nhân bên ngòai như dịch bệnh, thiên tai...

2. Thành phố đầu tư xây dựng hòan chỉnh cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho người nông dân nói riêng và người dân nông thôn nói chung của TPHCM ổn định và cạnh tranh được với các khu vực khác vừa thu hút được lực lượng lao động có trình độ tham gia vào ngành sản xuất nông nghiệp và giữ chân được lực lượng lao động trong ngành, không để diễn ra tình trạng người dân bỏ nông nghiệp, nông thôn để vào chuyển qua các ngành khác.

3. Thành phố định hướng, quy họach và hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp hợp lý phù hợp với điều kiện và đặc điểm nông nghiệp của Thành phố: diện tích nông hộ nhỏ, diện tích đất manh mún, quá trình đô thị hóa, … để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp vừa nâng cao năng suất lao động trong lãnh vực nông nghiệp.

luan van, khoa luan 29 of 66. 28

4. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp và đóng góp tích cực và quá trình phát triển bền vững của kinh tế thành phố : Rau sạch, cây hoa kiểng, cá kiểng, cây phục vụ mảng xanh, nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái – nghĩ dưỡng….

5. Nông dân biết sản xuất cái gì, bao nhiêu, như thế nào. Xây dựng thương hiệu, chất lượng sản phẩm và quy mô sản phẩm ngành nông nghiệp đáp ứng các thị trường trên thế giới và cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

luan van, khoa luan 30 of 66. 29

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp TPHCM theo hướng bền vững trong tiến trình 2 (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)