Liên kết sản xuất và kỹ thuật nông nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp TPHCM theo hướng bền vững trong tiến trình 2 (Trang 87 - 90)

Chương 3. Gợi ý một số giải pháp theo hướng phát triển nông

3.3.4. Liên kết sản xuất và kỹ thuật nông nghiệp

- Khuyến khích các dự án liên kết các cụm thành vùng, các vùng thành liên vùng đa dạng trong du lịch sinh thái và sản xuất nông nghiệp, trong việc kết hợp sản xuất với du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng. Liên kết để phát huy lợi thế so sánh khai thác tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại các xã có được và chưa có. Nơi nào có nhiều tài nguyên thì mình liên kết khai thác. Hình thành vùng sản xuất tập trung với sự tham gia của nhiều nông dân theo hình thức cộng đồng (THT, HTX) cùng liên kết với nhau trong việc cải tạo vườn tạp cũng như chuyển đổi từ các cây trồng khác thành vườn cây ăn trái theo từng cụm vườn có như vậy mới giải quyết được các tồn tại hiện nay như hệ thống đê bao, hệ thống giao thông và hướng việc phát triển cây ăn trái kết hợp với du lịch sinh thái.

luan van, khoa luan 87 of 66. 86

Một trong những nét tiến bộ của sản xuất nông nghiệp sinh thái là triển khai theo dự án. Đây là nền tảng để TP đầu tư đồng bộ từ cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, thủy lợi… ) đến sản xuất, bố trí cây trồng, vật nuôi và thực hiện các mục tiêu kết hợp. Tuy nhiên, các dự án này thường nhỏ chỉ vài ba ha và gần như chưa thể hiện được sự gắn kết mang tính vùng, hoặc liên vùng để có thể phát huy tốt hơn phần hiệu quả do từng dự án riêng rẽ đem lại. Do vậy,

+ UBND các huyện và quận ven cần phối hợp với Sở NN-PTNT, Sở Quy hoạch kiến trúc thống nhất quy hoạch chi tiết lưu vực sông Sài Gòn, Đồng Nai và sông chợ Đệm nhằm phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp đô thị đặc trưng của từng địa phương phục vụ du lịch sinh thái.

+ Thống nhất đầu mối tổ chức thực hiện, quản lý. Nếu các dự án nằm gọn theo ranh giới hành chính, thì giao cho UBND quận, huyện triển khai. Nếu các dự án liên quan đến nhiều quận huyện thì giao cho huyện trọng điểm hoặc các ban ngành liên quan khác sẽ quản lý, tổ chức thực hiện.

+ Quy mô dự án không nên khống chế ở con số “vài trăm ha”, mà phụ thuộc vào địa bàn. Thí dụ, xã Tân Nhựt quy hoạch vùng cây ăn trái kết hợp du lịch nghỉ dưỡng ven sông chợ Đệm là 500 ha, thì không nên chia làm 3 – 4 dự án nhỏ, mà chỉ cần một dự án cho cả vùng Tân Nhựt.

+ Để giúp cho huyện xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp có hàng hoá chất lượng cao, các quận huyện nên hợp đồng với một Viện nghiên cứu, Trường đại học, Công ty tư vấn hoặc nhóm chuyên gia, để trước mắt họ có trách nhiệm tư vấn xây dựng dự án, hướng dẫn thực hiện dự án từ đầu vào đến đầu ra.

3.3.4.2. Kỹ thuật nông nghiệp

- Tăng cường công tác khuyến nông, xây dựng, chỉ đạo mô hình trình diễn sản xuất với công nghệ tiên tiến và tổ chức tham quan, học tập, làm theo mô hình về phát triển nông nghiệp sinh thái, bền vững để có thể chuyển giao có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân.

- Tập huấn các hình thức chế biến phù hợp nhất đối với nông hộ, trang trại. Chế biến thường là sơ chế, đóng gói nhằm kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm và bán sản phẩm có chất lượng cao.

luan van, khoa luan 88 of 66. 87

Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu sắp tới:

Thứ 1, xuất phát từ thời gian chuỗi dữ liệu nghiên cứu chỉ giới hạn trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2006, không gian chỉ tập trung chủ yếu vào 5 huyện ngoại thành Tp.HCM nên không thể phản ánh hết thực trạng phát triển kinh tế của toàn TP về kinh tế-xã hội-môi trường, cũng như tất cả những thuận lợi, yếu kém, cơ hội và thách thức của ngành nông nghiệp toàn thành phố.

Thư 2, còn nhiều nhân tố tác động đến phát triển nông nghiệp bền vững như DN, HTX, các tổ chức khác, nhưng nghiên cứu này không đưa vào phân tích.

Thư 3, do hạn chế về thời gian và kinh phí thực hiện nghiên cứu nên một số số liệu và tài liệu như số liệu tổng hợp kinh tế xã hội 3 vùng ngoại thành,…gây ra khiếm khuyết trong quá trình phân tích và đưa ra giải pháp.

Hơn nữa, nghiên cứu này cũng không đi nghiên cứu sâu hết tất cả các ngành ( như dịch nông nghiệp cũng đang phát triển), tất cả các cây, con để có hướng phát triển cho từng đối tượng cụ thể.

Vì vậy, hướng nghiên cứu sắp tới nếu có thể, chúng tôi sẽ mở rộng thêm để phân tích một cách đầy đủ và chính xác hơn những hạn chế trong nghiên cứu này. Có thể tiếp cận bằng cả hai phương pháp định lượng và định tính, sử dụng thêm số liệu sơ cấp để đánh giá một cách thực tế, khách quan và khoa học hơn những điều kiện phát triển kinh tế của Tp.HCM theo hướng bền vững và hội nhập.

luan van, khoa luan 89 of 66. 88

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp TPHCM theo hướng bền vững trong tiến trình 2 (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)