Điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp TPHCM theo hướng bền vững trong tiến trình 2 (Trang 37 - 43)

Chương 2. Thực trạng nông nghiệp Tp.HCM giai đoạn 2001-2006

2.1. Đánh giá thực trạng nông nghiệp Tp.HCM giai đoạn 2001-2006

2.1.1.3. Điều kiện kinh tế

a. Tổng sản phẩm trong nước trên địa bàn Tp.HCM:

Tp.HCM là trung tâm kinh tế năng động nhất của cả nước, GDP trung bình chung năm 2006 là 191.011 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ ( 97.486 tỷ đồng). Nông nghiệp đóng vai trò ngày càng quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế thành phố theo hướng đô thị sinh thái, nông nghiệp bền vững trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng theo từng năm, trung bình mỗi năm tăng hơn 300 tỷ đồng, mặc dù quỹ đất cho nông nghiệp ngày càng giảm do quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu dân cư. Năm 2001, GDP nông nghiệp Tp.HCM là 1.595 tỷ đồng thì đến năm 2006 tăng lên là 2.421 tỷ đồng. Điều này phản ánh một thực trạng, nông nghiệp TP đang trong quá trình phát triển với năng suất cao và mang tính ổn định.

Hình 2.1: GDP trên địa bàn Tp.HCM phân theo khu vực (giá thực tế ) Đvt: tỷ đồng

Nguồn: Niên giám thống kê Tp.HCM năm 2006

So sánh với tình hình chung của cả nước, GDP chung của TP chiếm tỷ lệ theo xu hướng ngày càng cao vào tổng GDP chung của cả nước: 84.852 tỷ đồng trong tổng số 481.295 tỷ đồng năm 2001, đến năm 2006 GDP chung của thành phố là 191.011 tỷ

luan van, khoa luan 37 of 66. 36

đồng trong tổng GDP của cả nước. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp đóng góp rất ít nhưng cũng tăng đáng kể, năm 2006 tăng 1,52 lần so với năm 2001.

Xét về tỷ lệ đóng góp vào GDP chung của cả nước thì GDP của thành phố tăng từ 17,6% năm 2001 lên 19,6% năm 2006; tuy nhiên, riêng lĩnh vực nông nghiệp mặc dù giá trị đóng góp vào GDP của nước tăng theo từng năm nhưng tỷ lệ đóng góp có xu hướng ngày càng giảm từ 1,43% năm 2001 xuống 1,22% năm 2006.

Hình 2.2: Thay đổi tỷ trọng GDP của Tp.HCM so với cả nước qua các năm Đơn vị tính: %

Nguồn: Niên giám thống kê Tp.HCM năm 2006

Kết quả trên cho thấy, nếu xét riêng về giá trị đóng góp vào GDP thì nông nghiệp của thành phố tăng theo thời gian nhưng xét về tỷ lệ thì lĩnh vực nông nghiệp của thành phố phát triển chậm hơn mức chung của cả nước nhưng nông nghiệp Tp.HCM vẫn có vai trò quan trọng về xã hội và môi trường để Tp.HCM phát triển bền vững.

b. Cơ cấu kinh tế Tp.HCM:

Cơ cấu kinh tế của thành phố trong giai đoạn 2001-2006 vẫn là dịch vụ - công nghiệp, xây dựng- nông nghiệp; trong đó, dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng trên 50%, nông lâm ngư nghiệp chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng cơ cấu GDP của thành phố chỉ có 1,27% năm 2006.

Giai đoạn 2001-2005 là thời kỳ trỗi dậy mạnh mẽ của thủy sản, đây là lĩnh vực có tính đột phá cao và ngoạn mục nhất của ngành nông nghiệp TP đóng vai trò đầu tàu trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp TP 5 năm qua. Phát triển thủy sản,

luan van, khoa luan 38 of 66. 37

chủ yếu là con tôm sú, nghêu… với mức tăng bình quân 22,7%/năm, tập trung nhiều ở huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ.

Hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong giai đoạn 2001-2006 là giảm dần tỷ trọng từ 1,88% xuống 1,27%. Điều này làm cho tỷ trọng ngành nông nghiệp đã thấp trong cơ cấu kinh tế của TP lại ngày càng thấp hơn.

Hình 2.3: Chuyển dịch cơ cấu GDP theo năm và khu vực (Đvt: %)

Nguồn: Niên giám thống kê Tp.HCM năm 2006 Về cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp năm 2006:

- Trồng trọt đạt 1.192 tỉ đồng, chiếm 27,1 %.

- Chăn nuôi đạt 1.474 tỉ đồng, chiếm 33,5 %.

- Lâm nghiệp đạt 73,8 tỉ đồng, chiếm 1,6 %.

- Thủy sản đạt 1.279,6 tỉ đồng, chiếm 29,2 %.

- Dịch vụ nông nghiệp đạt 368,3 tỉ đồng, chiếm 8,4 %.

Hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của TP phù hợp với tình hình chung của cả nước, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp; tuy nhiên, tỷ trọng nông nghiệp so với mức trung bình chung của cả nước rất thấp; năm 2006, nông nghiệp của thành phố chỉ chiếm 1,27% trong tổng cơ cấu GDP của thành phố, trong khi nông nghiệp của cả nước chiếm 20,4 % trong tổng cơ cấu GDP của cả nước. Vì vậy, nếu nông nghiệp TP tiếp tục giảm sẽ ảnh hưởng đến tình hình phát triển chung, quá trình phát triển đô thị sinh thái, nông nghiệp bền vững.

luan van, khoa luan 39 of 66. 38

c. Tốc độ phát triển kinh tế của Tp.HCM

Tp.HCM là trung tâm kinh tế của cả nước, dịch vụ và công nghiệp phát triển rất mạnh, đóng góp rất lớn vào tình hình phát triển kinh tế của cả nước nói chung và thành phố nói riêng. Nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ và có tốc độ phát triển ngày càng chậm lại trong giai đoạn 2001-2006 xét trong tổng thể 3 lĩnh vực. Năm 2001, tốc độ phát triển của nông nghiệp là 5,5% thì đến năm 2006 giảm xuống chỉ còn 3,1%. Điều này cho thấy, nếu xét riêng về giá trị sản xuất nông nghiệp và đóng góp vào GDP tăng về số lượng nhưng tỷ trọng và tốc độ ngày càng giảm so với 2 lĩnh cực còn lại.

Hình 2.4: Tốc độ tăng GDP của thành phố chia theo lĩnh vực qua các năm Đơn vị tính: %

Nguồn: Niên giám thống kê Tp.HCM năm 2006

Mặc dù vậy, tình hình sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong giai đoạn 2001 – 2006 của Thành phố đã đạt được một số kết quả khả quan, cơ cấu cây trồng, vật nuôi có bước chuyển đổi; các hoạt động hỗ trợ, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được chỉ đạo, tăng cường như khuyến nông xây dựng mô hình, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hướng dẫn thực hiện hồ sơ, thủ tục vay vốn theo Quyết định 105/2006/QĐ-UBND, xúc tiến thương mại, hợp đồng tiêu thụ nông sản,…Kết quả giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp:

*Năm 2005: Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp đạt 3.780 tỉ (giá thực tế), trong đó:

nông nghiệp 2.256 tỉ (chiếm 67,4%), lâm nghiệp 79,4 tỉ (2,1%), thủy sản 1.152,9 tỉ (30,5%).

* Năm 2006: Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp đạt 4.388 tỉ đồng (giá thực tế), tăng 5% so năm 2005, trong đó:

- Trồng trọt: giảm 1,6 %.

luan van, khoa luan 40 of 66. 39

- Chăn nuôi: tăng 10,8 %.

- Lâm nghiệp: giảm 33,0 %.

- Thủy sản: tăng 6,5 %.

- Dịch vụ nông lâm ngư nghiệp: tăng 9,5 %.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất trung bình của ngành nông lâm ngư nghiệp giai đoạn 2001-2006 là 5,85%, trong đó:

- Trồng trọt: giảm 1,75%.

- Chăn nuôi: tăng 4,92%

- Lâm nghiệp: tăng 3,77%

- Thủy sản: tăng 15,27%

- Các hoạt động dịch vụ: tăng 2,83%

Một số sản phẩm của chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã có bước phát triển mạnh và chiếm tỉ trọng đáng kể trong cơ cấu giá trị nông nghiệp thành phố.

Tính ra, hiệu quả sản xuất thực tế bình quân trên 1 hecta diện tích đã được nâng cao đáng kể:

Bảng 2.1. Tổng quỹ đất và giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp 2000 - 2007

Chỉ tiêu 2000 2005 2006 2007

1. Không tính diện tích rừng, vườn tạp, đất đã chuyển mục đích sử dụng…

DT ( ha) 80.339 59.135 56.620 54.982

GTSX ( tỷ đồng) 2.524 3.825 4.388 6.536

Giá trị/ha ( triệu đồng ) 31,42 64,68 77,50 118,83

2. Tổng quỹ đất nông – lâm – ngư nghiệp

DT ( ha) 130.720 123.517 120.484 116.930

Giá trị/ha ( triệu đồng ) 19,31 30,97 36,42 55,90

Nguồn: Sở Tài Nguyên- Môi Trường

luan van, khoa luan 41 of 66. 40

Nhìn chung, kết quả hoạt động trong thời gian qua cho thấy có 4 xu hướng thể hiện khá rõ nét trong ngành nông nghiệp thành phố, phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố và phù hợp với xu thế phát nông nghiệp bền vững trong tiến trình hội nhập, đó là:

Xu hướng chuyn dn t sn xut sang dch v nông nghip: một số doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ khởi đầu tập trung vào sản xuất, sau đó đã chuyển sang lĩnh vực dịch vụ là chính, điển hình như cơ sở Lan chi Nấm của ông Lê Quốc Sử ở xã Nhơn Đức - Nhà Bè, HTX rau an toàn Ngã ba Giòng, cơ sở lan Mokara Gia Huy của ông Trần Văn Bạch ở Bình Chánh, làng nghề cá sấu Sài Gòn ở quận 12….

Xu hướng hp tác, liên kết t chc sn xut kinh doanh và thành lp hip hi chuyên ngành: để nâng cao năng lực cung ứng nông sản, hỗ trợ kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm. Thể hiện qua việc thành lập mới các hợp tác xã như: hợp tác xã rau an toàn Phước An, Thanh niên, Ba lúa Vàng; Thành Trung, hợp tác xã bánh tráng Phú Hòa Đông; hợp tác xã thỏ làng ven; hội cá cảnh, hội sinh vật cảnh, liên kết giữa các HTX sản xuất rau an toàn TP…

Xu hướng t xây dng thương hiu cho doanh nghip hoc cho sn phm ca doanh nghip: một số doanh nghiệp đã chủ động xây dựng thương hiệu nhằm tạo định vị trong tâm trí người tiêu dùng và tăng khả năng cạnh tranh cho nông sản. Xu hướng này thể hiện qua một số doanh nghiệp như cơ sở lan Mokara Gia Huy, Công ty cá sấu Hoa cà, Hợp tác xã thỏ Làng ven, Hợp tác xã bánh tráng Phú Hòa Đông…

Xu hướng đầu tư sn xut và kinh doanh các sn phm nông nghip đạt tiêu chun v sinh an toàn thc phm, nht là trong lĩnh vc rau và thc phm chế biến: số lượng các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực rau và thực phẩm chế biến tăng và đang triển khai áp dụng các tiến bộ công nghệ hoặc các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm vào trong hệ thống sản xuất kinh doanh nông sản.

luan van, khoa luan 42 of 66. 41

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp TPHCM theo hướng bền vững trong tiến trình 2 (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)