Chương 2. Thực trạng nông nghiệp Tp.HCM giai đoạn 2001-2006
2.1. Đánh giá thực trạng nông nghiệp Tp.HCM giai đoạn 2001-2006
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên Tp.HCM - những thuận lợi và khó khăn
luan van, khoa luan 31 of 66. 30
a. Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý khoảng 10 0 10’ – 10 0 38 vĩ độ bắc và 106 0 22’ – 106 054 ’ kinh độ đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
Thành phố Hồ Chí Minh cách Thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ đông sang tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế. Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn /năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km.
b. Địa hình:
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ và ĐBSCL. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðông sang Tây.
Phần diện tích thấp, trũng, có độ cao dưới 2 m và mặt nước chiếm đến 61%
diện tích tự nhiên, lại nằm ở vùng cửa sông với nhiều công trình điều tiết lớn ở thượng nguồn nên nguy cơ ngập, úng rất lớn. Đồng thời, những khu vực có địa hình thấp dưới 2 m có độ dốc nhỏ lại chịu ảnh hưởng khá nặng nề của chế độ bán nhật triều nên thường xuyên gây khó khăn cho việc tiêu thoát nước trong mùa mưa, gây ra hiện tượng ngập úng, mặn và chua phèn. Hiện tượng giáp nước (nơi dòng chảy đổi chiều, tốc độ dòng chảy bằng 0) tạo điều kiện cho quá trình lắng tụ các chất rắn trong nước, đặc biệt là các chất ô nhiễm, gây khó khăn cho quá trình vận chuyển, hòa tan vật chất và làm tăng mức độ ô nhiễm tại các vùng giáp nước này.
Nhìn chung, các vùng đồi gò thích hợp cho việc trồng các cây CN ngắn ngày và dài ngày. Các vùng thấp hơn thường được sử dụng vào mục đích phát triển NN là chủ yếu.
c. Khí hậu, thời tiết
TP nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo.
Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng trong năm thấp là điều kiện thuận lợi cho việc tăng trưởng và phát triển quanh năm của động thực vật. Ngoài ra, TP có thuận lợi là luan van, khoa luan 32 of 66. 31
không trực tiếp chịu tác động của bão lụt nên việc phát triển nông nghiệp có phần dễ dàng hơn so với các tỉnh Miền Trung hay ĐBSCL. Nhìn chung, đặc điểm khí hậu TP.HCM là khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây trồng đặc sản nhiệt đới có năng suất cao.
Về mặt môi trường, sự phân bố nhiệt độ và ánh sáng trong năm như vậy thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại cây trồng và vật nuôi đạt năng suất sinh học cao, đồng thời đã tạo điều kiện dễ dàng cho các quá trình hoạt động sinh hóa xảy ra, dẫn đến hiện tượng phân hủy nhanh các chất hữu cơ chứa trong các chất thải (rắn và lỏng) góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường TP.
Lượng mưa thay đổi theo từng khu vực, phân bố không đều, ít hay không có trong mùa khô và nhiều trong mùa mưa đã ảnh hưởng đến lưu lượng dòng chảy, sự phân bố mặn, gây ra khó khăn cho sản xuất NN và chi phối việc bố trí thời vụ và cây trồng. Trong mùa mưa, độ ẩm thường cao nên dễ gây bệnh tật cho gia súc và gây ẩm thấp trong chuồng trại.
Lượng mưa phân bố nhiều trong mùa mưa cũng ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường TP: nước mưa làm quá tải khả năng thu nước của hệ thống cống rãnh và thoát nước, gây ra hiện tượng ngập lụt trong một số khu vực sau những cơn mưa dài, gia tăng mức độ ô nhiễm nước do việc nước mưa hòa lẫn với nước thải từ các cống thoát nước
d. Đặc trưng thổ nhưỡng, quỹ đất nông -ngư - lâm nghiệp và đô thị.
Tiềm năng đất đai trên phạm vi địa bàn TP có nhiều hạn chế về diện tích và phẩm chất. Ngoại trừ phần nội thành, phần ngoại thành có thể chia ra thành các nhóm đất chính sau đây:
- Nhóm đất phèn trung bình và phèn nhiều, chiếm 27,5% trên tổng số diện tích, phân bố ở các vùng thấp trũng, tiêu thoát nước kém ở Nam Bình Chánh, Nhà Bè, ven sông Đồng Nai, Sài Gòn và Bắc Cần Giờ. Đối với loại đất phèn trung bình hiện đang phát triển cây lúa, còn đất phèn có thành phần cơ giới khá giàu mùn, chất dinh dưỡng trung bình, hàm lượng các ion độc tố cao nên không thích hợp với trồng lúa. Tuy nhiên, tăng cường biện pháp thủy lợi tưới tiêu tự chảy để rửa phèn, có thể chuyển đất canh tác từ một vụ sang hai vụ lúa. Ngoài ra, đất phèn rất phù hợp với các cây khóm, mía, điều và các cây lâm nghiệp như tràm, bạch đàn và một số loài keo Acasia.
luan van, khoa luan 33 of 66. 32
- Nhóm đất phù sa không hoặc ít bị nhiễm phèn chiếm 12,6%, phân bố chủ yếu ở vùng giữa của Nam Bình Chánh và một số nơi ở Củ Chi, Hóc Môn, độ cao khoảng 1,5 m. Đây là nhóm đất thuận lợi nhất cho việc phát triển cây lúa, trong đó có loại đất phù sa ngọt chỉ chiếm khoảng 2,5% (5.200 ha) cho năng suất lúa rất cao.
- Nhóm đất xám phát triển trên phù sa cổ, chiếm khoảng 19,3%, phân bố chủ yếu trên vùng đất cao, đồi gò ở Củ Chi, Hóc Môn, Thủ Đức và Bắc Bình Chánh.
Nhóm đất này thích hợp cho phát triển cây CN hàng năm, cây CN ngắn ngày và rau đậu...
- Nhóm đất mặn chiếm 12,2% phân bố ở Cần Giờ, chủ yếu dùng cho việc trồng rừng, đặc biệt là cây đước.
Ngoài ra còn các nhóm đất khác như đất đỏ vàng chiếm 1,5% phân bố trên vùng đồi gò ở Củ Chi và Thủ Đức dùng cho việc xây dựng cơ bản; nhóm đất cồn cát, đất cát biển chiếm 3,2% (trong đó có đất giồng rất thích hợp cho việc trồng cây ăn trái như mãng cầu dai, dưa hấu...) và các loại đất khác, sông suối chiếm 23,7%.
Nhìn chung, đất đai TP.HCM thuộc loại trung bình và xấu so với ĐBSCL và miền Đông Nam Bộ. Để đáp ứng cho yêu cầu sản xuất lớn NN, cần đầu tư cải tạo, bồi dưỡng đất. Khu vực ngập triều có khả năng đưa vào nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên cần có chính sách quản lý và hướng dẫn cụ thể, tránh tình trạng phá rừng bừa bãi và làm tổn hại đến môi sinh của vùng này.
Quỹ đất và sử dụng đất hợp lý của TP là một bài toán rất phức tạp. Với dân số 8,4 triệu người trong năm 2006 và tiếp tục tăng trong những năm sắp tới, mức độ đô thị hóa ngày càng gia tăng, đòi hỏi tăng diện tích cho đô thị và khoảng xanh để cải thiện môi trường. Trong thời gian qua đã diễn ra việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất từ NN sang các mục đích khác. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế sử dụng đất cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào đầy đủ về vấn đề này. Với chiều hướng như hiện nay, diện tích đất NN sẽ giảm trong thời gian tới, nhường chỗ cho các khu CN, khu chế xuất và khu dân cư mới. Phân bố như thế nào các khu vực mới hình thành này để phát huy tối đa hiệu quả sử dụng đất đồng thời bảo đảm môi trường trong sạch cho dân chúng là vấn đề được đặt ra cho lãnh đạo TP cũng như các nhà chuyên môn.
e. Nguồn nước
Về nguồn nước, TP.HCM nằm trong vùng hạ lưu của hệ sông Đồng Nai - Sài Gòn, giáp với biển Đông, nên nguồn nước ngọt của sông Đồng Nai đóng vai trò rất
luan van, khoa luan 34 of 66. 33
quan trọng đối với việc phát triển kinh tế của TP. Ngoài ra, đây cũng là con sông chủ yếu cung cấp nước sinh hoạt cho gần 5 triệu dân của TP và nói rộng ra cho trên 8 triệu dân ở vùng hạ lưu. Việc phát triển kinh tế trong những năm vừa qua đã cho thấy cung cấp nước ngọt cho các huyện Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh đã trở nên hết sức cấp bách. Việc xây dựng các công trình trên thượng nguồn cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến thay đổi cơ cấu, năng suất và sản lượng cây trồng - tại phía bắc huyện Cần Giờ, diện tích trồng lúa đã bị thu hẹp gần 1.000 ha, kèm theo đó là năng suất cũng bị giảm và rất bấp bênh. Ngược lại, tại vùng Bưng Sáu Xã của huyện Thủ Đức lại tăng được thêm một vụ do nước ở vùng này được ngọt hóa. Nhìn chung, sau khi các công trình đã hoạt động ổn định, nhân dân cũng dần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với hoàn cảnh và đã không làm ảnh hưởng lớn tới đời sống của họ.
Khi có hồ chứa lượng dòng chảy vào mùa kiệt tăng lên đã cung cấp đủ nước cho cây trồng cũng như sinh hoạt. Từ đó, có thể tính toán và dự báo cho việc bố trí cây trồng, mùa vụ thích hợp nhằm tăng năng suất, sản lượng cũng như nâng cao đời sống người dân. Ngoài ra việc xây dựng các hệ thống kênh đã làm nâng cao mực nước ngầm (tầng mặt) lên khoảng 2 - 3 m. Đối với mùa mưa, lượng nước được điều tiết giữ lại trên hồ sẽ làm giảm thiểu khả năng úng lụt. Đặc biệt đối với những vùng trũng thấp vào mùa này thường không canh tác, nay đã được sử dụng.
Tóm lại, nguồn nước mặt của TP khá dồi dào song việc sử dụng phải được nghiên cứu một cách có hệ thống theo quy hoạch và có sự quản lý chặt chẽ sao cho hợp lý và có hiệu quả nhất.
f. Thảm thực vật:
Trên cơ sở các yếu tố cơ bản của điều kiện tự nhiên ở TP.HCM, như đã trình bày; người ta đã khái quát hóa thành ba kiểu sinh thái cảnh-kiểu lập địa-mà, tương ứng với nó là ba hệ sinh thái thảm thực vật rừng tiêu biểu; rừng nhiệt đới ẩm mưa mùa, rừng úng phèn và rừng ngập mặn. Các thảm thực vật rừng nguyên sinh, hiện tại hầu như không còn; song sự tìm hiểu nó sẽ giúp ích cho việc đánh giá tiềm năng điều kiện lập địa, xác định phương hướng phục hồi và xây dựng các thảm thực vật đạt hiệu quả mong muốn, nhất là về cảnh quan, môi trường sinh thái ở một TP đông dân cư của vùng nhiệt đới.
• Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm mưa mùa Ðông Nam Bộ
• Hệ sinh thái rừng úng phèn
• Hệ sinh thái rừng ngập mặn luan van, khoa luan 35 of 66. 34