Tình hình phát triển vùng sản xuất rau an toàn

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp TPHCM theo hướng bền vững trong tiến trình 2 (Trang 51 - 55)

Chương 2. Thực trạng nông nghiệp Tp.HCM giai đoạn 2001-2006

2.1. Đánh giá thực trạng nông nghiệp Tp.HCM giai đoạn 2001-2006

2.1.2. Đánh giá theo ngành và sản phẩm

2.1.2.4. Tình hình phát triển vùng sản xuất rau an toàn

Tình hình sản xuất rau năm 2006:

Diện tích gieo trồng rau năm 2006 là 9.235 ha, so với năm 2005 đạt 108,34 %.

Trong đó diện tích gieo trồng rau an toàn là 8.773 ha, so với năm 2005 đạt 106,99 %.

Năng suất rau trung bình đạt 19,07 tấn/ha, so với năm 2005 đạt 100,80 %. Sản lượng rau đạt 176.146 tấn, so với năm 2005 đạt 109,21 %.

Tính đến cuối năm 2005, diện tích canh tác vùng rau an toàn đã được công nhận là 1.879,84 ha/ tổng số 2.235 ha canh tác rau hiện hữu, đạt 84, %.

Hiện nay, thành phố có 526 nhà lưới với diện tích là 85,8 ha tập trung ở xã Tân Phú Trung huyện Củ Chi, xã Xuân Thới Thượng, Tân Thới Nhì,…huyện Hóc Môn đã cho hiệu quả sản xuất cao, sản phẩm an toàn.

Với hơn 160 mô hình, điểm trình diễn rau an toàn, rau hữu cơ; tổ chức trên 700 lớp tập huấn và huấn luyện nông dân, trên 200 cuộc hội thảo, tổ chức 70 chuyến tham quan trong và ngoài thành phố, hơn 200 chương trình phát thanh và phát hình về rau an toàn, 9 pano và 6 lượt thông tin lưu động tuyên truyền cho sử dụng thuốc 4 đúng … và nhiều hoạt động khuyến nông khác đã tạo cho nông dân nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc sản xuất ra sản phẩm trồng trọt an toàn hơn, năng suất cao hơn, chất lượng mẫu mã đẹp hơn, chi phí giá thành thấp hơn do giảm số lần phun thuốc, đảm bảo thời gian cách ly và đặc biệt là những chuyển biến tích cực trong khâu sản xuất như sử dụng giống F1, phân bón, thuốc BVTV.

luan van, khoa luan 51 of 66. 50

Bên cạnh diện tích gieo trồng rau an toàn tăng từng năm, đã có nhiều mô hình sản xuất rau an toàn có hiệu quả cao. Hiệu quả sản xuất đã thể hiện rõ trong kết quả sản xuất của nông dân, chi phí sản xuất giảm rõ rệt, năng suất được cải thiện, thu nhập bình quân của nông dân trồng rau đạt 60-100 triệu đồng/ha/năm, nhiều mô hình sản xuất rau an toàn trong nhà lưới có thu nhập từ 150 – 180 triệu đồng/ha/năm.

Trên diện rộng, mức độ an toàn của sản phẩm rau sản xuất và lưu thông đã được nâng cao, tỷ lệ mẫu rau có dư lượng vượt mức cho phép đã giảm đáng kể, nhất là lượng rau có nguồn gốc từ ngoại thành. Tỉ lệ ô nhiễm về dư lượng thuốc trừ sâu trong rau từ 9,7 % (năm 2002) giảm còn 1,29 % (năm 2005).

Hiện có nhiều đơn vị đã tham gia vào việc ký hợp đồng thu mua sản phẩm rau an toàn và công bố chất lượng sản phẩm, làm cho người trồng rau phấn khởi và mạnh dạn tham gia trồng rau an toàn.

Đánh giá kết quả sản xuất rau an toàn.

Mt làm được:

1/ Mở rộng diện tích rau an toàn:

- Diện tích gieo trồng rau nói chung và rau an toàn nói riêng trong năm 2006 tăng so với năm 2005 là kết quả thực hiện các giải pháp đồng bộ của chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

- Đã có những mô hình sản xuất phù hợp với vùng đang trong quá trình đô thị hóa của thành phố như mô hình trồng rau mầm ở quận huyện Bình Tân, Bình Chánh, Nhà Bè, mô hình trồng nấm bào ngư.

2/ Góp phần thực hiện chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm của thành phố:

- Việc tổ chức thực hiện chương trình rau an toàn đã góp phần đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đối với rau quả: mở rộng vùng sản xuất rau an toàn, tăng cường kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu, kiểm soát dư lượng thuốc trừ sâu tại các chợ đầu mối, bước đầu triển khai sản xuất mô hình sản xuất rau theo hướng GAP thể hiện kết quả tỉ lệ rau có dư lượng thuốc trừ sâu vượt quy định ngày càng giảm từ 9,71%

năm 2002 còn 1,17% năm 2006.

- Có được sự thống nhất giữa ba ngành chủ yếu là Nông nghiệp, Y tế, Thương mại và các sở ngành liên quan cùng với sự phối hợp của Ban ngành đoàn thể trong

luan van, khoa luan 52 of 66. 51

việc đẩy mạnh chương trình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thực hiện chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố.

- Trong năm 2006, ngành nông nghiệp đã phối hợp với các ban ngành, quận huyện tập trung thực hiện xây dựng mô hình chuỗi sản xuất tiêu thụ rau an toàn, tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thụ, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm.

3/ Phát triển kinh tế hợp tác:

Đã xây dựng được các mô hình liên kết các hộ sản xuất rau an toàn thành tổ hợp tác, hợp tác xã tổ chức sản xuất, thu mua và tiêu thụ . Xu hướng hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm rau an toàn đang phát triển theo chiều hướng tích cực.

Một số hợp tác xã sản xuất kinh doanh rau an toàn mới được hình thành đã giải quyết được vấn đề tiêu thụ cho các xã viên và nông hộ sản xuất rau an toàn, tạo thuận lợi cho việc thu hút các nông hộ tham gia vào chuỗi liên kết, hợp tác. Nông dân sản xuất đã nhận thức được sự cần thiết của việc liên kết, hợp tác trong sản xuất, tiêu thụ rau an toàn.

4/ Công tác xúc tiến thương mại:

- Sự tham gia giới thiệu các sản phẩm rau an toàn trong các cuộc hội chợ triển lãm mang lại kết quả khả quan, điều này thể hiện qua doanh thu của các đơn vị sản xuất kinh doanh rau an toàn trong các kỳ hội chợ, cũng như các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm được ký kết sau hội chợ.

- Sự nhận thức của các hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh rau an toàn về nhu cầu xây dựng thương hiệu ngày càng tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển các thương hiệu rau an toàn trên địa bàn thành phố.

Mt hn chế:

- Công tác qui hoạch, tổ chức triển khai chuyển đổi sản xuất từ trồng lúa sang rau ở địa phương chưa tập trung đồng bộ, dẫn đến hiện tượng trên cùng cánh đồng vẫn còn những ruộng lúa xen kẽ với ruộng rau màu gây khó khăn cho công tác tưới tiêu, nămh suất và chất lượng.

- Việc chuyển đổi diện tích đất không đủ điều kiện sản xuất rau còn chậm chưa thể hiện tính đồng bộ và quyết liệt chuyển đổi của chính quyền địa phương các cấp

luan van, khoa luan 53 of 66. 52

trong việc thực hiện Chỉ thị 10/ 2002/ CT- UBND Thành phố về chuyển đổi rau muống nước ô nhiễm và diện tích rau không an toàn. Nguyên nhân có thể do tập quán nông dân chưa mạnh dạn chuyển đổi, do chưa có mô hình sản xuất dễ canh tác, quay vòng nhanh không cần chi phí thiết kế đồng ruộng trong điều kiện ruộng nước.

- Sản xuất rau chưa ổn định do chưa tạo ra vùng sản xuất rau chuyên canh tập trung có hợp đồng tiêu thụ. Sản xuất quy mô nhỏ lẻ nên khó áp dụng kỹ thuật sản xuất, không có sản phẩm hàng hóa đảm bảo cung cấp ổn định cho thị trường.

- Đã có mô hình tổ chức sản xuất gắn với hợp đồng tiêu thụ, tuy nhiên chưa nhân rộng được mô hình này do:

+ Người dân chưa nhận thức đầy đủ về chính sách của nhà nước về kinh tế tập thể nên chưa tự nguyện tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã.

+ Chính sách hỗ trợ hợp tác xã chưa được triển khai cụ thể, đặc biệt là giải quyết về cơ sở vật chất, đất đai, thuế. Do vậy, cơ sở vật chất, trang thiết bị của các hợp tác xã còn hạn chế.

+ Các tổ trưởng tổ hợp tác, ban chủ nhiệm hợp tác xã còn thiếu kiến thức về kinh tế thị trường, kỹ năng quản lý hợp tác xã, quản lý tài chính.

- Trong quản lý nhà nước thiếu biện pháp chế tài, chưa có văn bản qui định cụ thể về công tác kiểm tra chất lượng rau an toàn, xử lý vi phạm chất lượng rau an toàn.

- Giá thành sản xuất cao do trình độ của nông dân về kỹ thuật sử dụng phân bón, sử dụng thuốc BVTV còn hạn chế, bố trí luân canh cây trồng chưa hợp lý, chưa mạnh dạn chuyển đổi trồng loại rau có giá trị kinh tế cao.

- Lao động nông nghiệp cho ngành trồng rau cũng như các cây trồng khác rất thiếu do ảnh hưởng đô thị hóa…

luan van, khoa luan 54 of 66. 53

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp TPHCM theo hướng bền vững trong tiến trình 2 (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)