Chương 3. Gợi ý một số giải pháp theo hướng phát triển nông
3.1. Bối cảnh và yêu cầu phát triển
3.1.1. Bối cảnh trong nước và thế giới
- Quy mô nền kinh tế nước ta ngày càng lớn, đạt tới đỉnh cao của phát triển theo chiều rộng, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Nguồn nhân lực trong và ngoài nước đưa vào nền kinh tế đang tăng.
- Nền kinh tế nước ta có thị trường mở rộng trong và ngoài nước, ngày càng nhiều đối tác có tầm cỡ quốc tế.
- Cạnh tranh hàng hóa dựa trên lao động rẻ và chất lượng thấp ngày càng bất lợi – nhất là do giá cả nguyên nhiên vật liệu và trả giá về môi trường, trong khi thị trường ngày càng bão hòa về mặt hàng này.
- Trong thời gian qua, nhất là giai đoạn 2001-2006, quá trình đô thị hóa tại Tp.HCM diễn ra mạnh mẽ; lượng sinh viên, dân nhập cư, lao động từ các tỉnh thành lên TP để học tập và làm ăn tăng vọt đã gây áp lực cho TP về giải quyết vấn đề kinh tế và xã hội.
- Đời sống kinh tế người dân ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng cao, nhu cầu sản phẩm, dịch vụ có chất lượng và độ an toàn cao là một vấn đề bứt thiết, đáng được quan tâm không chỉ của chính quyền, người dân và cả mọi tầng lớp.
- Quan trọng hơn, Nước ta đã hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt là việc tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), WTO, APEC:
+ Đòi hỏi nước ta phải vươn lên tăng cường và mở rộng hợp tác bình đẳng với các nước, mặt khác phải chấp nhận và điều chỉnh những lĩnh vực và hoạt động có liên quan theo những ràng buộc và các chuẩn mực quốc tế. Đây là những vấn đề rất mới mẻ và quan trọng, phải sớm chuẩn bị. Cạnh tranh thu hút vốn đầu tư cũng đang diễn ra quyết liệt giữa nước ta với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, nhất là các nước khu vực Đông và Nam Âu, khu vực Đông Nam Á với hoàn cảnh tương tự, nhưng có một số mặt lợi thế hơn ta.
luan van, khoa luan 78 of 66. 77
+ Cơ hội để TP tận dụng, khai thác trong việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH. Nhiều chương trình và dự án hợp tác quốc tế phát triển vùng Đông Nam Á, khối ASEAN và tiểu vùng sông Mê Kông về thương mại, du lịch, cơ sở hạ tầng, văn hóa, khoa học công nghệ..., mà nước ta tham gia sẽ có quan hệ và tác động trực tiếp đến TP.
- Nền kinh tế hướng về xuất khẩu cần phải có thị trường, trong khi khả năng mở rộng thị trường hàng hóa của nước ta, của TP ra khu vực và thế giới còn hạn chế và phải đối đầu, cạnh tranh gay gắt với các nước có trình độ phát triển cao hơn ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là với các nước ASEAN và Trung Quốc.
3.1.2. Yêu cầu của nông nghiệp Tp.HCM trong quá trình phát triển bền vững và hội nhập.
Trước bối cảnh mới của tình hình phát triển kinh tế xã hội và quá trình hội nhập của Tp.HCM trong giai đoạn 2001-2006 đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cho nông nghiệp TP phát triển phải vừa đảm bảo về mặt kinh tế, bảo vệ môi trường, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả trong sản xuất để đi đến kết quả cuối cùng là hội nhập được với kinh tế thế giới. Hạn chế đến mức tối đa tình trạng tụt hậu so với các vùng và các nước nhất là các nước trong khối ASEAN và WTO.
Yêu cầu nông nghiệp TP:
- Phải chuyển đổi mạnh mẽ phát triển kinh tế từ lợi thế so sánh chủ yếu dựa vào lao động rẻ, khai thác tài nguyên môi trường- gọi là phát triển theo chiều rộng, sang thời kỳ tạo ra lợi thế so sánh mới chủ yếu dựa trên phát huy nguồn nhân lực, khoa học kỹ thuật và khai thác hội nhập vào quá trình toàn cầu hóa – thời kỳ phát triển chiều sâu.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, đi vào những sản phẩm mới với hàm lượng công nghệ và dịch vụ cao, với giá trị gia tăng lớn hơn.
- Hình thành các vùng chuyên canh, tập trung chuyên môn hóa, đảm bảo chất lượng sản phẩm và năng suất.
- Quỹ đất giành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, trong khi nhu cầu lương thực, thực phẩm, du lịch sinh thái nghĩ dưỡng, … ngày càng tăng. Điều này đặt ra yêu cầu nông nghiệp nông thôn phải phát triển những sản phẩm chất lượng và năng suất cao đáp ứng nhu cầu thị trường.
luan van, khoa luan 79 of 66. 78
- Phát triển nông nghiệp phải đi đôi với bảo vệ môi trường, xã hội.
- Phải có một lực lượng lao động đủ trình độ phục vụ cho công cuộc chuyển đổi kinh tế nông nghiệp.
Trong quá trình tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới và chính sách "mở cửa", các yếu tố nói trên sẽ tạo ra bối cảnh và yêu cầu mới, trong đó thuận lợi và khó khăn, triển vọng và thách thức đan xen và chúng ta phải tập trung giải quyết những mâu thuẫn rất lớn. Đó là, mâu thuẫn giữa đòi hỏi về nhiều mặt của thời kỳ phát triển mới trong khi nguồn lực có hạn, cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém, quản lý và điều hành còn bất cập trên nhiều mặt, đang có nguy cơ "tụt hậu" xa hơn; giữa nhịp độ tăng trưởng, phát triển kinh tế nhanh với đòi hỏi quá trình đổi mới.
Để vươn lên với tầm vóc mới thực hiện đầy đủ các chức năng nêu trên, phải phát huy lợi thế, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có, đẩy nhanh tăng trưởng, phát triển bền vững, cùng cả nước rút ngắn khoảng cách "tụt hậu", phấn đấu đuổi kịp và sánh vai với các nước, các TP lớn trong khu vực Đông Nam Á.
3.2. Mục tiêu phát triển nông nghiệp Tp.HCM.
3.2.1. Mục tiêu:
- Phát triển nền nông nghiệp Tp.HCM theo hướng bền vững, sinh thái. Tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, hàm lượng khoa học - công nghệ tiên tiến, xây dựng được thương hiệu vững mạnh, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong quá trình hội nhập.
- Đáp ứng ngày càng đa dạng và đầy đủ nhu cầu cho người dân TP về lương thực, thực phẩm, du lịch sinh thái và nghĩ dưỡng,… .
- Nâng cao nhận thức về tác động của hội nhập quốc tế đến cán bộ công nhân viên chức thuộc các đơn vị trong ngành nông nghiệp và các nông hộ, thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn TP.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng tự vệ của các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh nông sản trong bối cảnh VN gia nhập tồ chức thương mại thế giới
- Tạo hành lang pháp lý và các điều chỉnh về các chính sách áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp TP phù hợp với các qui định về tự do hóa thương mại của tổ chức thương mại thế giới.
luan van, khoa luan 80 of 66. 79
3.2.2. Nhiệm vụ
Tuy ngành nông nghiệp có tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu GDP của TP nhưng nhiệm vụ chính phải hoàn thành là tiếp tục thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, chuyển dịch cơ cấu sản xuất có hiệu quả, bền vững nhằm thu ngắn khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa khu vực ngoại thành với nội thành, giữa thu nhập khu vực I với các khu vực khác.
Trên cơ sở dự báo, đánh giá một số mặt thuận lợi, khó khăn. Nhiệm vụ phát triển nông nghiệp trong thời gian tới là:
- Xây dựng nền nông nghiệp gắn liền với đặc trưng của một đô thị lớn. Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy đặc sản; phát triển mạnh các cây con chủ lực theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Phát triển theo chiều sâu các mô hình và nhân rộng các mô hình tổ chức sản xuất có hiệu quả như kinh tế trang trại, kinh tế hộ kết hợp sản xuất với kinh doanh. Đa dạng hoá và gắn kết chặt các hình thức xây dựng thương hiệu, xuất xứ, chất lượng đủ sức cung ứng các đơn hàng nông sản khối lượng lớn.
- Tiếp tục đẩy mạnh chương trình giống cây, giống con chất lượng cao phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, xây dựng và định hình các vùng sản xuất giống, hình thành hệ thống sản xuất giống hợp lý với sự tham gia của các tổ chức và cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, gắn nghiên cứu với ứng dụng chuyển giao; gắn chọn giống, tạo giống, bình tuyển giống với thị trường tiêu thụ, thông qua hình thức kiểm định công nhận giá trị cá thể giống. Từng bước hình thành trung tâm giống của khu vực.
- Quy hoạch, quản lý sử dụng đất nông nghiệp, đầu tư đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng thiết yếu tạo điều kiện thực hiện chuyển đổi diện tích trồng lúa. Tiếp tục đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trung tâm thủy sản TP ở Nhà Bè, Khu nông nghiệp công nghệ cao, trung tâm Công nghệ sinh học, trung tâm giao dịch và triển lãm hoa, cây kiểng, rau an toàn ở Củ chi và các dự án thủy lợi trọng điểm.
- Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, hỗ trợ, xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản, mở rộng phạm vi hoạt động và tăng tỷ trọng tín dụng của hệ thống ngân hàng cho vùng nông thôn. Từng bước hình thành phương thức liên kết sản xuất, kinh
luan van, khoa luan 81 of 66. 80
doanh nông nghiệp – công nghiệp - dịch vụ - tiêu thụ trên địa bàn nông thôn.
Phát triển mạnh các làng nghề truyền thống ở khu vực nông thôn; đặc biệt là những làng nghề gắn du lịch và sản xuất hàng xuất khẩu.
- Nghiên cứu, thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhằm huy động các thành phần kinh tế, các chuyên gia thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển công nghệ sinh học, chương trình giống cây, giống con chất lượng cao và nông sản chủ lực của TP.
- Tăng năng suất lao động và thu nhập lao động nông nghiệp và nông thôn ngoại thành; nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên mỗi đơn vị sản xuất.
- Thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và VSMT nông thôn trên địa bàn TP.
- Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, dịch hại cây trồng. Chú trọng vấn đề xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu và các chất kháng sinh, kích thích tăng trưởng có hại trong nuôi trồng.
- Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc tốt rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, quản lý, bảo vệ tốt khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.