Đánh giá về mặt xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp TPHCM theo hướng bền vững trong tiến trình 2 (Trang 66 - 69)

Chương 2. Thực trạng nông nghiệp Tp.HCM giai đoạn 2001-2006

2.1. Đánh giá thực trạng nông nghiệp Tp.HCM giai đoạn 2001-2006

2.1.5. Đánh giá về mặt xã hội

2.1.5.1. Điều kiện xã hội:

- Về dân số lao động:

Tp.HCM có quy mô dân số lớn nhất nước, chiếm 7,6% dân số cả nước với tốc độ phát triển dân số trung bình trong giai đoạn 2001-2006 là 3,43%/ năm, trong khi đó trung bình chung của cả nước là 1,34%. Đến năm 2006, dân số của toàn thành phố trên 6,4 triệu dân, tăng 17,9% so với năm 2001. Trong đó, tập trung chủ yếu là ở thành thị với tỷ lệ 85%, và nữ chiếm tỷ lệ cao hơn 52%. Tình hình dân số tập trung từ các nơi về thành phố để học và làm việc ngày càng tăng, gây áp lực cho thành phố trong việc giải quyết việc làm, môi trường và tệ nạn xã hội.

Bảng 2.12. Tình hình dân số Tp.HCM giai đoạn 2001-2006

Đơn vị tính: nghìn người

2001 2006 Chỉ số phát triển (01-06) (%)

Cả nước 77.635,40 84.108,10 1,34

Tp.HCM 5.449,20 6.424,52 3,43

+ Nam 2.626,67 3.081,80 3,36

+ Nữ 2.822,54 3.342,72 3,49

- Thành thị 4.474,15 5.463,48 3,86

- Nông thôn 975.049 961.038 1,20

Nguồn: Niên giám thống kê Tp.HCM năm 2006

Phân bố dân số: dân số tập trung chủ yếu ở 19 quận của TP (84%) và nhiều ở các quận ngoại thành: quận 8 (5,8%), Gò Vấp (7,7%), Tân Bình (6%), Tân Phú (5,9%), Bình Thạnh (7%), Bình Tân (7%). Còn ở các huyện tập trung nhiều nhất ở quận Bình Chánh (5,1%). Đây là những quận tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất nên dân cư tập trung rất đông.

Xét dân số trong phạm vi nông nghiệp và phi nông nghiệp thì dân số Tp.HCM tập trung chủ yếu vào lĩnh vực phi nông nghiệp với số lượng 6,17 triệu người chiếm 96,1% tổng dân số toàn TP, còn lĩnh vự nông nghiệp rất thấp 3,9% dân số.

luan van, khoa luan 66 of 66. 65

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn thành phố trong giai đoạn 2001-2006 giảm đáng kể từ 1,3% năm 2001 xuống còn 1,07% năm 2006, giảm chủ yếu là các quận của Tp từ 1,29% xuống còn 1,04%.

- Về lao động, với cơ cấu phát triển kinh tế dịch vụ và công nghiệp đóng vai trò quan trọng hàng đầu và chiếm tỷ lệ cao nhất thì lao động của TP phố cũng theo xu hướng đó. Lao động của TP tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp, các công ty và đơn vị hành chính sự nghiệp.

Số người trong độ tuổi lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7/2006 là 2,78 triệu người, tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực công nghiệp chế biến (36,8%), thương mại (15%), xây dựng (7,4%), hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản (7,3%), vận tải kho bãi thông tin liên lạc (6,4%). Còn lĩnh vực nông lâm nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối cao (4,6%) so với nhiều ngành kinh tế còn lại. kết quả trên cho thấy, nông nghiệp Tp.HCM vẫn còn sức hút khá lớn đối với người lao động.

- Mức sống dân cư: Số liệu thống kê Tp.HCM đến năm 2006, chỉ tiêu bình quân 1 người 1 tháng là 1,025 triệu đồng, bằng 1,54 lần so với năm 2002, các khoản chi tiêu chủ yếu: ăn uống 46,19%, đi lại và bưu điện 13,87%, thiết bị đồ dùng 9,04%

và nhà ở điện nước vệ sinh 6,64%.

Thu nhập bình quân đầu người toàn thành phố năm 2002 là 0,904 triệu đồng/người/tháng lên 1,465 triệu đồng/người/tháng vào năm 2006.

- Về đời sống văn hóa cơ sở: đã có những chuyển biến thiết thực các nhiệm vụ phát triển văn hóa gắn liền các phong trào, chương trình hành động phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Số gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa và gương người tốt việc tốt xuất hiện ngày càng nhiều.

- Đất nông nghiệp: toàn bộ diện tích TP.HCM là hơn 200.000ha. Đất nông nghiệp và có khả năng phát triển nông nghiệp là 122.000 ha, tức là chiếm 58% đất đai TP. Dân số ngoại thành hiện nay, cả lực lượng lao động khoảng một triệu, tức là chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu dân số TP

luan van, khoa luan 67 of 66. 66

2.1.5.2. Tác động của các khu công nghiệp đến nông nghiệp của Tp.HCM Về mặt tích cực:

Trong những năm qua, TP.HCM đã xuất hiện nhiều khu CN, khu chế xuất, cụm công nghiệp. . . đã thu hút nhiều công ty trong và ngoài nước đầu tư, đăng ký hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm phục vụ nông nghiệp hoặc sử dụng sản phẩm nông nghiệp như công nghiệp thực phẩm , nông lâm thuỷ sản, sản xuất phân bón, nông dược, thức ăn gia súc,…

Các doanh nghiệp trên đã đóng góp tích cực, có tác động thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng. Các dự án nói trên không chỉ đem đến cho nông nghiệp nguồn vốn phát triển, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý mà còn gián tiếp, thông qua các mối quan hệ sản xuất , kinh doanh gây ra những tác động lan truyền, thúc đẩy năng suất lao động và hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đã đem đến cho nông dân nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế, tạo ra những mô hình làm ăn kiểu mới, có hiệu quả cao để nông dân noi theo.

- Tạo việc làm, thu nhập: các khu công nghiệp mở ra đã tạo việc làm cho không ít bộ phận người dân lao động nông nghiệp chuyển sang làm việc trong các khu công nghiệp, lao động thất nghiệp ở nông thôn có công việc ổn định, đời sống kinh tế ngày càng phát triển hơn.

- Đầu mối tiêu thụ sản phẩm: trong các khu công nghiệp đã xuất hiện nhiều công ty, danh nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp (công ty sữa, công ty chế chế biến thuỷ sản, nước ép trái cây, công ty rau quả, . . . ) là nơi tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với nhu cầu rất lớn. đây là động lực kích thích người dân đầu tư mạnh vào sản xuất, có định hướng phát triển và chuyển dịch được cơ cấu kinh tế và nộ bộ trong nông nghiệp.

- Cung cấp đầu vào cho nông nghiệp: bên cạnh việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, các công ty, DN trong các KCN, KCX, … đóng vai trò rất quan trọng việc cung cấp đầu vào cho nông nghiệp: nhiều DN đã mạnh dạn hỗ trợ vốn, đầu từ khoa học kỹ thuật và con giống cho nông dân nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Các khu công nghiệp Tp.HCM hình thành bên cạnh việc giải quyết một lượng lớn công ăn việc làm cho nhiều hộ ở nông

luan van, khoa luan 68 of 66. 67

thôn, tạo điều kiện cho gia đình có nguồn vốn để có thể đầu tư phát triển nông nghiệp theo cả chiều sâu và chiều rộng.

- Tạo điều kiện cho người dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế: khi lao động trong gia đình hạn chế có xu hướng thiếu hụt thì nhu cầu sử máy móc và các công cụ hỗ trợ nông nghiệp ngày càng tăng. Một số diện tích sản xuất không hiệu quả, người dân mạnh dạn chuyển đổi sang các hình thức khác hiệu quả hơn.

Về mặt tiêu cực:

- Khi hình thành các khu công nghiệp dẫn đến tình trạng người dân mất đất sản xuất chuyển từ hình thức sống nông thôn, vườn rộng, chăn nuôi được sang sống trong khu tái định cư, sống tập thể, đất hẹp không thể chăn nuôi hay trồng trọt thêm như lúc trước. Xuất phát từ việc đền bù đất cho dân của các cấp chính quyền, tổ chức khi phát triển khu công nghiệp mà không quan tâm đến việc người dân sẽ sống và làm việc gì? như thế nào? sau khi nhận được một khoản tiền tương đối khá. Nhiều hộ có khả năng chuyển đổi đúng hướng, kinh tế ngày càng phát triển, nhiều hộ không biết cách chuyển đổi hay ko chuyển đổi đã dùng tiền để tiêu dùng, mua sắm, khi hết tiền thì không biết làm gì để sống. Kết quả đã tạo ra một bộ phận dân cư nghèo sau việc phát triển công nghiệp, khoảng cách giàu nghèo trong xã hội ngày càng tăng.

- Ô nhiễm môi trường: chất thải công nghiệp phần lớn chưa qua sử lý đã gây tác động xấu đến môi trường, tình trạng ô nhiễm ngày càng nặng nhất là nguồn nước, môi sinh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân thành phố mà còn ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp của người dân nông thôn.

- Khi phát triển công nghiệp, một lượng lớn đất nông ngiệp chuyển đổi sang đất để đầu tư xây dựng nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư đã làm cho diện tích đất dùng cho sản xuất nông nghiệp vốn đã hẹp ngày càng hẹp hơn.=> diện tích sản xuất nông nghiệp của thành phố giảm qua các năm.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp TPHCM theo hướng bền vững trong tiến trình 2 (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)