Đánh giá tình hình chung

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp TPHCM theo hướng bền vững trong tiến trình 2 (Trang 43 - 51)

Chương 2. Thực trạng nông nghiệp Tp.HCM giai đoạn 2001-2006

2.1. Đánh giá thực trạng nông nghiệp Tp.HCM giai đoạn 2001-2006

2.1.2. Đánh giá theo ngành và sản phẩm

2.1.2.1. Đánh giá tình hình chung

Trong giai đoạn 2001- 2006, nông lâm ngư nghiệp của Tp.HCM có những bước phát triển đáng kể, đánh dấu một giai đoạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế khá mạnh, đời sống người dân được cải thiện, kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng chuyên canh theo vùng, phát huy lợi thế của từng ngành, từng vùng và từng loại vật nuôi cây trồng, mang tính chất ổn định và bền vững.

Từ năm 2001 đến nay, tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp duy trì ở mức trung bình 4,7%/ năm, cao hơn mức trung bình chung của cả nước 3,8%. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho khu vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ của Tp.HCM. Bình quân giai đoạn 2001 - 2006, giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tăng 5,58%/năm, trong đó trồng trọt tăng 2,73%/năm, chăn nuôi bao gồm cả nuôi trồng thuỷ sản tăng 17,6%/năm.

Tuy nhiên, tốc độ phát triển giá trị sản xuất tập trung chủ yếu vào chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản tăng, còn trồng trọt có tốc độ phát triển ngày càng chậm lại.

Bảng 2.2. Tốc độ phát triển giá trị sản xuất của nông nghiệp chia theo ngành Đơn vị tính : %

Năm 2001 2004 2005 2006

Nông nghiệp 0,6 1,2 0,9 4,6

-3,7 0,6 -5,9 -1,6

+ Trồng trọt

+ Chăn nuôi 3,4 -4,9 9,5 10,8

Thuỷ sản 60,0 5,6 5,2 7,3

+ Nuôi trồng thuỷ sản 144,9 8,5 7,7 7,7

Nguồn: Niên giám thống kê Tp.HCM năm 2006

Giá trị sản xuất ( theo giá thực tế) của cả hai ngành trồng trọt và chăn nuôi (cả thuỷ sản) đều tăng trong giai đoạn 2001-2006. Trong đó, chăn nuôi tăng mạnh nhất, cụ thể là nuôi trồng thuỷ sản từ 260 tỷ đồng năm 2001 lên 1.073 tỷ đồng năm 2006, góp phần đưa ngành chăn nuôi vượt qua ngành trồng trọt.

luan van, khoa luan 43 of 66. 42

Bảng 2.3. Giá trị sản xuất theo ngành giai đoạn 2001-2006 ( giá thực tế) Đơn vị tính: triệu đồng

năm 2001 2004 2005 2006

Nông nghiệp 2.169.226 2.365.222 2.583.264 2.977.484 + Trồng trọt 1.003.443 996.437 1.017.770 1.192.345 + Chăn nuôi 916.783 1.093.545 1.283.238 1474639

Thuỷ sản 527.770 1.009.140 1.146.657 1.337.392

+ Nuôi trồng thuỷ sản 260.101 780.345 916.607 1.073.277 Nguồn: Niên giám thống kê Tp.HCM năm 2006

Cơ cấu kinh tế nông lâm - ngư - nghiệp có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỉ trọng của thủy sản và chăn nuôi, giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt.

Bảng 2.4. Chuyển dịch cơ cấu ngành trong tổng giá trị sản xuất 2001-2006 Đơn vị tính: %

năm 2001 2004 2005 2006

Nông nghiệp 77,7 68,4 67,5 67,8

+ Trồng trọt 46,3 42,1 39,4 40,0

+ Chăn nuôi 42,3 46,2 49,7 49,5

Thuỷ sản 18,9 29,2 30,0 30,5

+ Nuôi trồng thuỷ sản 49,3 77,3 79,9 80,3

Nguồn: Niên giám thống kê Tp.HCM năm 2006

Cơ cấu lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn ngoại thành có sự chuyển dịch khá nhanh sang các ngành công nghiệp và dịch vụ, hiện chỉ còn chiếm 6,3%/ tổng số lao động đang làm việc trên địa bàn thành phố.

Mt s sn phm ca chương trình chuyn đổi cơ cu cây trng, vt nuôi đã có bước phát triển mạnh và chiếm tỉ trọng đáng kể trong cơ cấu nông nghiệp thành phố. Điểm nổi bật là sự chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo mô hình sản xuất hiệu quả với sự phát triển của các ngành chăn nuôi, thủy sản, rau an toàn, cây kiểng, cá cảnh, . . .

luan van, khoa luan 44 of 66. 43

Bảng 2.5. Diện tích chuyển đổi qua các năm qua 2000-2006

STT Chỉ tiêu ĐVT 2000 2005 2006

1 Diện tích Rau an toàn Ha 82 8.200 8.773 Sản lượng Tấn 1.533 155.144 167.306 2 Cây Hoa kiểng Ha 665 848 1.005 3 Đồng cỏ chăn nuôi Ha 169 1.889 1.970 Sản lượng Tấn 25.350 340.020 394.000 4 Tổng đàn Bò sữa Con 25.089 56.162 67.537 Sữa Bò tươi Tấn 45.828 130.054 157.500 5 Sản lượng tôm sú Tấn 760 8.507 8.566 6 Cá cảnh triệu con 10 34 36 7 Cây ăn trái Ha 8.000 8.950 9.800 Sản lượng Tấn 75.000 89.000 90.000

Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn 3

Sản phẩm nông nghiệp thuộc chương trình “ 2 cây, 2 con” ( trừ dứa Cayene ) đã có bước phát triển mạnh và chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu nông nghiệp thành phố. Điểm nhấn nổi bật là sự chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo mô hình sản xuất hiệu quả hơn đối với quỹ đất nông nghiệp với sự phát triển của ngành chăn nuôi, thủy sản, cây rau, hoa kiểng …đã góp phần tích cực trong việc giữ được tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất trong điều kiện giảm diện tích đất canh tác và những thiệt hại to lớn do dịch cúm gia cầm, đồng thời thúc đẩy tiến độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.

Nông dân sản xuất giỏi ở ngoại thành ngày càng tăng về số lượng và hiệu quả;

nhiều hộ đã phát triển qui mô sản xuất dạng trang trại kinh tế hộ. Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển mạnh, năng động, nhất là trong lĩnh vực nuôi tôm sú, bò sữa, rau an toàn, hoa, cây kiểng, cá cảnh, ba ba, cá sấu, sản xuất và dịch vụ giống cây, giống con, thủy sản.

Nhng tn ti, hn chế:

S dng tài nguyên con người và đất đai còn rt bt hp lý: Tốc độ tăng trưởng tuy đạt khá nhưng chưa thật sự bền vững. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế

3. Đề án: Phát triển nông nghiệp sinh thái đô thị gắn với du lịch trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ngoại thành Tp.HCM tháng 10 năm 2007, trang 19.

luan van, khoa luan 45 of 66. 44

nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi vẫn còn chậm; thể hiện ở một số loại cây trồng có giá trị sản xuất thấp nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao về diện tích và ngược lại.

Bảng 2.6. Phân bố các loại cây trồng năm 2006

Loại cây trồng DT gieo trồng (ha) Cơ cấu (%) GTSX bình quân (triệu đồng/ha)

Hoa, kiểng 848 1,6 70 – 100

Cây TĂGS 1.889 3,6 60

Rau 8.524 16,4 50

Lúa 40.439 78,2 6,7

Nguồn : Sở NN và PTNT 4

Năng sut lao động còn thp: Giá trị sản xuất và GDP tính trên 1 lao động nông nghiệp và trên 1 ha tuy đạt cao so với bình quân chung cả nước nhưng còn thấp so với mục tiêu đạt 50 –100 triệu đồng/ha.

Năng suất lao động còn kém hơn 3 lần so với bình quân chung toàn thành phố (8,9 triệu đồng so với 27,2 triệu đồng).

Chưa to được li thế v th trường: Chưa tạo khởi sắc về lợi thế so sánh, khả năng cạnh tranh, khả năng tổ chức sản xuất, cung ứng quy mô lớn về số lượng, chất lượng, đa dạng về chủng loại cho nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của đô thị lớn. Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất ở nông thôn và trong nông nghiệp phát triển chậm, nhất là kinh tế tập thể.

2.1.2.2. Tình hình nuôi Bò sữa của Tp.HCM:

a. Tình hình phát triển đàn bò sữa qua các năm

Phát triển chăn nuôi bò sữa tại Tp.HCM là một mô hình điển hình trong việc phát triển đàn bò sữa của cả nước, kết quả của sự phối hợp giữa quản lý Nhà nước (Thành ủy, Uỷ ban Nhân dân và Sở NN và PTNT, Sở KHCN), sản xuất (Nông trường, Công ty Bò sữa, hộ chăn nuôi), Tiêu thụ (Công ty Vinamilk), Khoa học (Viện KHKTNNMN, Viện Chăn nuôi Quốc gia và Trường Đại học Nông Lâm) và Ngân hàng (cùng với các tổ chức tín dụng khác, các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ).

4. Báo cáo kế hoạch phát triển nông nghiệp-nông thôn 5 năm 2006 - 2010, tháng 1 năm 2006

luan van, khoa luan 46 of 66. 45

Số lượng đàn bò và năng xuất sữa tăng vọt, từ 27.589 con vào năm 2000 với sản lượng sữa tươi 45.928 tấn (hơn 125,8 tấn /ngày) tăng lên 56.162 con vào năm 2005 với sản lượng sữa đạt 130.054 tấn (hơn 365,3 tấn/ngày) với giá trị trên 500 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho hơn 15.000 lao động.

Do các nhu cầu, các yếu tố thuận lợi nên đàn bò sữa ở Tp. HCM đã phát triển rất nhanh chóng với tốc độ bình quân trên 16 %/năm. Đến 2006, tổng đàn bò sữa Thành phố là 67.537 con với trên 32.587 con đang cho sữa.

Bảng 2.7. Phát triển bò sữa Thành phố qua các năm

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng đàn (con) 30.893 36.547 45.513 49.190 56.162 67.537 Tỉ lệ tăng đàn (%) 112 118,3 124,5 159,2 114,2 120,3 Cái vắt sữa (con) 14.714 18.500 22.208 23.950 27.092 32.587 Năng suất bình quân (tấn/con/năm) 3,9 4,054 4,278 4,91 4,8 4,847 Sản lượng sữa tươi (tấn/năm) 57.385 75.000 95.000 117.595 130.054 157.957 Tỉ lệ tăng sản lượng sữa (%) 124,9 131,23 126,66 123,15 110,6 121,5 Tổng lượng thịt hàng hoá (tấn) 1.945 2.096 3.776 4.382 4.659 5.825

Nguồn: Niên giám thống kê Tp.HCM năm 2006

Nhờ đẩy mạnh chương trình quản lý bình tuyển giống, phối với các dòng tinh cao sản và áp dụng tiến bộ kỹ thuật về chăm sóc nuôi dưỡng, chuồng trại cải thiện năng suất chăn nuôi bò sữa nên năng suất sữa tại Tp.HCM không ngừng tăng lên, cá biệt hiện nay có những con đạt trên 6.000 kg/chu kỳ.

Mô hình đưa con bò sữa từ chăn nuôi quốc doanh sang chăn nuôi nông hộ, trong đó nông hộ chăn nuôi bò sữa là lực lượng chủ yếu sản xuất sữa hàng hóa, quốc doanh đáp ứng các dịch vụ (gieo tinh, thú y, cung cấp con giống), là một điển hình về sự sáng tạo chủ trương, chính sách để khai thác hết tiềm năng của người dân. Đàn bò sữa tại Tp.HCM được nuôi chủ yếu tại hộ gia đình. Từ năm 2000, nhiều trang trại bò sữa với quy mô trên 100 con đã được hình thành ở khu vực như trang trại ông Vũ Phương Bình (123 con, Củ Chi), trang trại Sao Mai (115 con, Củ Chi), trang trại Tân Phát Thịnh (106 con, Củ Chi) hoặc trại bò giống cao sản Delta (400 con, Hóc Môn).

Bằng các giải pháp và chính sách đồng bộ cho từng thời kỳ, thành phố đã cụ thể hoá bằng các giải pháp:

- Phát triển giống bò sữa từ chương trình sind hoá đàn bò để lai tạo ra các thế hệ bò sữa lai Hà lan F1, Hà lan F2.

luan van, khoa luan 47 of 66. 46

- Triển khai đồng bộ các chương trình chuyển giao các kỹ thuật cần thiết phù hợp cho nông dân chăn nuôi bò sữa.

Ngoài các hướng dẫn, khuyến cáo về kinh tế, kỹ thuật, Sở đã đề nghị với các Công ty sữa Việt Nam Vinamilk và Công ty Dutch Lady tăng giá thu mua sữa cho nông dân để người chăn nuôi giảm bớt khó khăn do giá thức ăn liên tục tăng.

b. Đánh giá kết quả chăn nuôi bò sữa:

Ngành chăn nuôi bò sữa Tp.HCM đã hình thành một nền sản xuất sữa hàng hóa bước đầu mang tính chuyên nghiệp, đáp ứng 15% nhu cầu tiêu thụ và chế biến sữa trong nước, tiết kiệm được ngoại tệ từ việc giảm nhập khẩu nguyên liệu sữa. Về mặt ứng dụng thực tiễn, phát triển thành công chăn nuôi bò sữa tại Tp.HCM đã giải đáp cả về mặt khoa học và thực tiễn sản xuất là con bò sữa được nuôi tốt trong điều kiện vùng nhiệt đới. Một Tp.HCM công nghiệp, đông dân, diện tích eo hẹp, không có những điều kiện để phát triển chăn nuôi bò sữa.

Trong nhiều năm qua điều kiện sống của dân cư ven đô và nông thôn ngoại thành đã cải thiện rõ rệt nhờ nhà nước có các chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, xoá đói giảm nghèo...mặc dù các đầu tư trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp vẫn còn thấp. TP đã tập trung phát triển theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt và tăng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp, trong đó chăn nuôi bò sữa đã góp phần đáng kể trong việc xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống người nông dân và tạo ra giá trị, sản lượng sữa hàng hóa, con giống tăng dần qua các năm.

Tuy nhiên, người chăn nuôi đã gặp nhiều khó khăn trong những tháng đầu năm 2004 và 2005. Trước đây khi giá con giống còn cao và TPHCM là nơi cung cấp giống bò sữa cho nhiều địa phương trong cả nước, người chăn nuôi thu lợi nhuận khá cao từ hoạt động này và chưa thật sự quan tâm nhiều đến các chi phí thức ăn, vắt sữa, cỏ…Do vậy khi giá con giống đã qua cơn sốt, giá thức ăn liên tục tăng cao dẫn đến giảm lợi nhuận hay lỗ tuỳ theo mức độ quản lý các chi phí trong chăn nuôi, gây ảnh hưởng biến động về số lượng đàn bò. Lợi nhuận chăn nuôi có bị ảnh hưởng nhưng các hộ tích cực loại thải những cá thể năng suất kém, chủ động được nguồn thức ăn thô xanh, tận dụng phụ phế phẩm, biết cách loại trừ những chi phí bất hợp lý, khai thác tốt các nguồn thu đã giúp tiếp tục duy trì sản xuất ổn định và có hiệu quả.

Từ những kết quả trên cho thấy, việc phát triển chăn nuôi bò sữa không thể chỉ trong một vài năm có thể đạt được kết quả mà đòi hỏi phải có thời gian lâu dài. Khi gia

luan van, khoa luan 48 of 66. 47

nhập WTO ngành chăn nuôi bò sữa không phải đối phó nhiều với những yêu cầu đòi hỏi giảm trợ cấp vì vậy nếu có hình thức tổ chức và trợ cấp phù hợp, ngành chăn nuôi bò sữa chắc chắn sẽ phát triển ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sữa trong nước, hiện còn đang quá thấp so với thế giới. Học tập và ứng dụng một cách khoa học, linh hoạt những kinh nghiệm của Tp.HCM sẽ giúp các địa phương phát triển chăn nuôi bò sữa một cách hiệu quả, ít rủi ro.

2.1.2.3. Tình hình nuôi Tôm sú tại Tp.HCM

Về nuôi trồng thủy sản: mặc dù TP có tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích nuôi ngày càng bị thu hẹp, việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo loại hình chuyên canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật, tăng cường công tác khuyến ngư, trong đó có lĩnh vực nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ và nước ngọt qua các mô hình chuyển đổi (tôm sú, lúa tôm, cá, nhuyễn thể...) đã thực hiện và mang lại hiệu quả, đặc biệt đối với nuôi tôm sú ở Cần giờ, Nhà bè từ chỉ vài trăm tấn tôm sú năm 2001, đến năm 2006 sản lượng tôm sú đã hơn 8.500 tấn với hàng ngàn hộ nuôi tôm hiệu quả, góp phần làm tăng giá trị cho ngành thủy sản TP nói riêng và ngành nông nghiệp TP nói chung.

Nghề nuôi tôm Sú khu vực Nhà Bè - Cần Giờ năm 2006 thuận lợi hơn do nông dân rút kinh nghiệm không thả giống sớm và mật độ thả thưa nên tỉ lệ nhiễm bệnh thấp (khoảng 10%), sản lượng tôm sú tăng 59 tấn so với năm 2005. Diện tích nuôi: 6.250 ha, tăng 85 ha. Giống tôm Sú: sản xuất và thuần dưỡng giống tôm sú 900 triệu con (Cần Giờ: 730 triệu con, Nhà Bè: 170 triệu con). Sản lượng tôm các loại 10.682 tấn (tăng 1.494 tấn so với cùng kỳ), trong đó tôm Sú: 8.566 tấn (Nhà Bè là 1.766 tấn; Cần Giờ: 6.800 tấn)

- Trong năm 2006 tập trung hoàn thành các cơ sở hạ tầng phục vụ chương trình phát triển tôm sú như xây dựng khu thuần dưỡng giống tôm sú tập trung, đưa vào vận hành trạm kiểm dịch thủy sản nhằm cung ứng giống chất lượng cho bà con nông dân tại chỗ; đầu tư các công trình thủy lợi trọng điểm.

Về sản xuất và cung cấp giống thủy sản : Trong năm 2006, trên địa bàn TP có 38 trại sản xuất và thuần dưỡng tôm sú giống, trong năm đã sản xuất 100 triệu con, thuần dưỡng 800 triệu con.

Công tác Khuyến ngư: Tập trung tập huấn kỹ thuật nuôi, phương pháp phòng và điều trị một số bệnh chủ yếu theo định hướng an toàn và bền vững.

luan van, khoa luan 49 of 66. 48

- Về nuôi tôm Sú, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với UBND xã, Phòng Kinh tế Huyện xây dựng các tổ hợp tác nuôi tôm, vùng nuôi tôm an toàn tại xã Hiệp Phước - Huyện Nhà Bè, xã An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Bình Khánh - Huyện Cần Giờ, bước đầu hiệu quả mang lại khá tốt, Trung tâm đang tiếp tục mở rộng mô hình.

Giá mt s loi thc ăn cho tôm sú:

- Loại có độ đạm thấp : giá từ 12.850 – 15.300đ/kg - Loại có độ đạm trung bình : giá từ 16.500 – 18.300đ/kg - Loại có độ đạm cao : giá từ 19.000 – 23.000đ/kg

Khu vực Cần Giờ, Nhà Bè người dân chủ yếu sử dụng loại thức ăn cho tôm sú có giá trung bình khoảng 17.500đ/kg – 19.000 đ/kg, chủ yếu là sản phẩm của các Công ty CP, Văn minh AB, Tomboy. So với năm 2005 giá thức ăn tôm sú biến động không đáng kể, tăng từ 300-500đ/kg vì có nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong mặt hàng này nên tính cạnh tranh cao, giá bán tăng không đáng kễ.

Với vị thế là một trong những trung tâm về KH-KT, là nơi tập trung nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học kỹ thuật, các nhà khoa học đầu ngành trong đó có lĩnh vực thủy sản, nếu biết tận dụng, tạo được sự gắn kết, tham gia phối hợp tốt sẽ là nguồn lực quan trọng góp phần không nhỏ đưa ngành thủy sản nói chung và con tôm sú nhanh chóng phát triển.

Trong những năm tiếp của tiến trình hội nhập quốc tế, con tôm sú của TP sẽ còn gặp phải những khó khăn và ngành sẽ vẫn phải tiếp tục phấn đấu nhiều hơn nữa, tuy nhiên nếu biết phát huy những lợi thế và với nội lực sẵn có, cùng với sự nỗ lực của toàn ngành, chắc chắn con tôm sú nói riêng và ngành thủy sản TP sẽ phát triển thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngang tầm là một trong những trung tâm thủy sản lớn của cả nuớc.

Đánh giá tình hình nuôi tôm sú:

Thuận lợi:

- Phát triển nuôi trồng thủy sản đa dạng, được chuyển hóa theo chiều sâu, có sự tham gia đóng góp của nhiều nhà khoa học nhất là lĩnh vực nuôi tôm sú nghiên cứu về bệnh, chế phẩm sinh học…góp phần làm tăng giá trị sản xuất chung của ngành nông nghiệp thành phố.

luan van, khoa luan 50 of 66. 49

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp TPHCM theo hướng bền vững trong tiến trình 2 (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)