Chương 2. Thực trạng nông nghiệp Tp.HCM giai đoạn 2001-2006
2.1. Đánh giá thực trạng nông nghiệp Tp.HCM giai đoạn 2001-2006
2.1.3. Đánh giá theo sự phát triển vùng
2.1.4.1. Cơ sở hạ tầng
Theo kết quả điều tra nông nghiệp-nông thôn và thủy sản năm 2006, giai đoạn 2001-2006 cở sở hạ tầng nông thôn thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân khu vực nông thôn đã từng bước cải thiện, nâng cao. Cụ thể như sau:
Kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư mới, nâng cấp:
Sau khi chia tách huyện Bình Chánh (cũ) thành quận Bình Tân và huyện Bình Chánh từ năm 2002, hiện nay khu vực nông thôn của thành phố bao gồm 58 xã thuộc 5 huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ. Tình hình kết cấu hạ tầng của khu vực nông thôn thành phố qua các năm đã được cải thiện rõ rệt.
Điện khí hoá nông thôn ở thành phố đã hoàn thành, nếu năm 1994 còn xã Phước Lộc, huyện Nhà Bè chưa có điện thì đến năm nay 100% xã và ấp của thành phố đã có điện. Tỷ lệ hộ nông thôn dùng điện năm 2001 là 97,5% và năm 2006 là 99,7%.
luan van, khoa luan 61 of 66. 60
Nếu năm 1994 thành phố còn 7 xã vùng sâu, cách sông rạch chưa có đường ô tô đến xã bao gồm Cần Giờ (4 xã), Bình Chánh (2 xã), Thủ Đức (1 xã) thì đến nay trừ xã đảo Thạnh An ở huyện Cần Giờ, toàn bộ các xã của thành phố đều có đường ô tô đến xã, đạt tỷ lệ đã có đường ô tô đến xã là 99%. Đáng chú ý là cùng với việc mở rộng và nâng cấp đường giao thông đến trung tâm xã, hệ thống đường giao thông nội bộ xã – liên thôn đã được nâng cấp đáng kể: có 56 xã (chiếm 96,6%) đường liên thôn được nhựa, bê tông hoá trên 50%.
Hệ thống trường học, nhà trẻ, mẫu giáo tiếp tục được mở rộng. Tỷ lệ xã có các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông qua các kỳ tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp đều tăng lên. Năm 2006, thành phố có 100% xã có trường tiểu học;
94,8% xã có trường trung học cơ sở và 25,9% xã có trường trung học phổ thông. Các tỷ lệ tuần tự của năm 2001 là: 100%, 92% và 21,3%; năm 1994 là: 100%, 76,8% và 7,3%.
Kết cấu hạ tầng của xã
Bảng 2.9. Kết cấu hạ tầng của xã qua các năm 2001-2006
Đơn vị tính (%)
TT Các khoản mục 1994 2001 2006
1 Tỷ lệ xã có điện 99,0 100 100
2 Tỷ lệ thôn có điện 96,3 100 100
3 Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trụ sở UBND xã 94,0 98,3 98,3 4 Tỷ lệ xã có trường mẫu giáo/mầm non 94,7 83,6 100
5 Tỷ lệ xã có trường tiểu học 100 100 100
6 Tỷ lệ xã có trường trung học cơ sở 76,8 92,0 94,8
7 Tỷ lệ xã có trường trung học phổ thông 7,3 21,3 25,9
8 Tỷ lệ xã có điểm bưu điện văn hoá 33,6 45,9 77,6
9 Tỷ lệ xã có hệ thống loa truyền thanh 92,6 95,1 100
10 Tỷ lệ xã có trạm y tế 96,8 100 100
11 Tỷ lệ xã có chợ 77,0 75,4 81,0
12 Tỷ lệ xã có máy điện thoại tại trụ sở xã … 100 100
13 Tỷ lệ xã có máy vi tính tại trụ sở xã … … 100
14 Tỷ lệ xã có máy vi tính kết nối Internet … … 50,0 Nguồn : Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tp.HCM 6
6. Một số chính sách đối với nông dân, nông thôn tại thành phố Hồ Chí Minh (giai đoạn 2000-2006)
luan van, khoa luan 62 of 66. 61
Về chăm sóc sức khoẻ, mạng lưới trạm y tế đã phủ kín hết các xã trên địa bàn Thành phố từ năm 2001. Hệ thống y tế cũng được chú ý và nhanh chóng mở rộng đến ấp. Đến năm 2006, có 176/367 ấp (chiếm 48%) có cán bộ y tế ấp. Ngoài hệ thống y tế Nhà nước, hệ thống khám chữa bệnh tư nhân cũng phát triển trên địa bàn nông thôn góp phần đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Có 54/58 xã (chiếm 93.1%) có phòng khám y tế tư nhân.
Việc cung cấp nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường ở nông thôn đã có nhiều tiến bộ, có 38/58 xã (chiếm 65,5%) có công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, 16/58 xã (27,6%) có xây hệ thống thoát nước thải chung và có 48/58 xã (82,8%) đã có tổ chức thu gom rác thải.
Về thông tin liên lạc, có 45/58 xã (77,6%) đã có trạm bưu điện hay bưu điện văn hóa; 100% UBND xã có điện thoại; 100% UBND xã có máy vi tính trong đó 50%
có nối mạng Internet.
Vốn xây dựng cơ bản: là nguồn vốn trợ cấp của Nhà nước địa phương cho ngành nông nghiệp thì tổng số vốn trợ cấp hàng năm khoảng gần 1% tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản của địa phương, tốc độ tăng vốn xây dựng cơ bản ngành nông nghiệp bình quân năm giai đoạn 2001-2005 là 14,6%, cao hơn tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản chung (9,7%); điều này chứng tỏ Thành phố đã chú ý, ưu đãi đầu tư cho phát triển ngành nông nghiệp. Tỷ trọng vốn đầu tư ngành nông nghiệp so với giá trị sản xuất ngành nông nghiệp có xu hướng tăng và 5,8% năm 2000 và 10,2% năm 2005 do tập trung đầu tư cho chương trình trọng điểm 2 cây, 2 con (bò sữa, tôm, dứa Cayene và rau an toàn). Mức đầu tư 10% so với giá trị sản xuất là mức hợp lý cần được tiếp tục duy trì trong phát triển ngành nông nghiệp
luan van, khoa luan 63 of 66. 62
Bảng 2.10. Thực trạng vốn đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2001 – 2005.
Đơn vị tính: Tỷ đồng
2001 2004 2005 Tốc độ tăng (%)
1- Tổng vốn ĐTXDCB 23185,9 35650,1 42021,8
Tổng vốn ĐTXDCB tính về giá 2005 29719,7 42375,1 42021,8 9,69
2- Trong đó nông nghiệp 176,8 404,2 384,6
Tỷ trọng nông nghiệp trong tổng số (%) 0,76 1,13 0,92
Vốn nông nghiệp tính về giá 2005 226,62 439,65 384,60 14,63 Tỷ trọng vốn nông nghiệp trong
Giá trị SX nông nghiệp (%) 6,34 11,69 10,20 Nguồn : Viện Nghiên cứu Kinh tế Tp.HCM7
Đối với vùng nông thôn ngoại thành:
Vùng nông thôn ngoại thành đã hoàn thành cơ bản chỉ tiêu nâng cấp, tăng khả năng khám chữa bệnh của mạng lưới y tế cơ sở và chương trình y tế cộng đồng; đã hoàn thành phổ cập giáo dục bật trung học cơ sở; đã có 100% xã - phường Thị trấn và 99,9% hộ dân ngoại thành được cấp điện từ lưới điện quốc gia, trên 91% số hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.
Kết quả cho thấy trong thời gian qua Thành phố đã đầu tư đáng kể cho việc xây dựng nông thôn mới ở ngoại thành. Qua đó đã góp phần nâng cao đáng kể điều kiện sống cho nhân dân ngoại thành.