Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk (Trang 29 - 34)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH Ở BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN

1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài luận văn

1.1.3. Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện

Khái niệm quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện

20

Hoạt động y tế nói chung và hoạt động cung cấp dịch vụ KCB nói riêng cũng như mọi hoạt động xã hội khác đều cần được Nhà nước điều chỉnh, quản lý. Dịch vụ KCB là một loại hình hoạt động rộng lớn mang tính xã hội cao, nhằm chăm sóc sức khỏe nhân dân - vốn quý nhất của con người và của toàn xã hội. Do vậy, vai trò quản lý của Nhà nước đối với dịch vụ KCB có ý nghĩa vô cùng quan trọng cần phải đƣợc quan tâm, điều chỉnh bởi nhà nước.

Sở dĩ nói dịch vụ KCB là hoạt động có tính xã hội cao vì đây là hoạt động rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa, ở đâu có con người tồn tại thì ở đó cần có cán bộ y tế để CSSK cho họ. Đối tượng được dịch vụ KCB và CSSK ở đủ mọi lứa tuổi, mọi thành phần, đứa trẻ từ khi mới đƣợc hình thành, là bào thai trong bụng mẹ đã đƣợc chăm sóc, rồi sinh ra, trưởng thành, già lão và chết, bất kể thành phần giàu, nghèo, cán bộ, công chức hay nông dân đều có thể là đối tƣợng của dịch vụ KCB. Việc KCB cho một đối tƣợng là nhân dân nên phạm vi rộng, nhu cầu ngày càng cao. Do đó, cung cấp dịch vụ này cho xã hội không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, mà của mọi cấp, mọi ngành trong đó, ngành Y tế giữa vai trò nòng cốt.

Muốn làm tốt công tác CSSKND, Nhà nước không thể không can thiệp vào hoạt động cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế, nguyên do:

Thứ nhất, dịch vụ KCB là hoạt động cần có sự tham gia đông đảo của các ngành, các cấp, các tổ chức quần chúng. Do vậy cần phải có một chủ thể thực hiện vai trò tập trung, tập hợp sức mạnh tổng hợp của cộng đồng, khai thác và phát huy năng lực vốn có của từng tổ chức, thành viên trong cộng đồng. Chủ thể đó không ai khác là Nhà nước.

21

Thứ hai, dịch vụ KCB là hoạt động y tế cần có sự đầu tƣ rất lớn trong khi ngân sách nhà nước cấp cho y tế có hạn. Do vậy cần phải có sự động viên, đóng góp về tài chính, vật lực của các lực lƣợng xã hội, các nhà hảo tâm, từ thiện, các tổ chức phi chính phủ, các nguồn viện trợ khác. Vấn đề này một ngành, một cá nhân không thể làm đƣợc mà cần phải có cơ chế, chính sách tức là cần sự can thiệp của Nhà nước.

Thứ ba, dịch vụ KCB là hoạt động thường xuyên, liên tục, là cả một quá trình nối tiếp nhau, kế thừa thành tựu của những thế hệ trước. Chính vì vậy, hoạt động KCB đòi hỏi sự nhất quán trong định hướng, chiến lược phù hợp với định hướng chiến lược của Nhà nước.

Cuối cùng, chỉ có Nhà nước với vai trò, vị trí, quyền uy của mình mới có thể giải quyết đƣợc vấn đề nảy sinh trong hoạt động KCB nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng phục vụ của dịch vụ KCB trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

QLNN về dịch vụ KCB là dạng quản lý mà trong đó, chủ thể quản lý chính là Nhà nước. Đó là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước và bộ máy HCNN để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người trong lĩnh vực hoạt động KCB.

Nhƣ vậy có thể thấy, QLNN về dịch vụ KCB đƣợc thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tác động lên các tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp vào hoạt động cung ứng dịch vụ KCB bằng pháp luật và chính sách nhằm đảm bảo cho các hoạt động này diễn ra đúng mục tiêu, định hướng của Đảng và Nhà nước.

QLNN về dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện là một bộ phận trong tổng thể hoạt động của QLNN về y tế của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

22

Chủ thể quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện

Bệnh viện huyện thuộc tuyến y tế cơ sở với nhiệm vụ chủ yếu là KCB, xử trí ban đầu đối với tất cả các vấn đề sức khỏe của người dân trên địa bàn.

Theo Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng [11], Thông tƣ liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của sở y tế thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và phòng y tế thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [4], Quyết định số 3226/QĐ-UBND về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của sở y tế, ngày 28/10/2016 của UBND tỉnh Đắk Lắk thì:

Sở y tế là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế dự phòng, KCB, phục hồi chức năng, y dƣợc cổ truyền, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, mỹ phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế, dân số, bảo hiểm y tế. Sở y tế có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND tỉnh đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế.

Các phòng chức năng của sở y tế không có tƣ cách pháp nhân, hoạt động hoàn toàn phụ thuộc vào sự điều hành chung của lãnh đạo sở, do đó quan hệ giữa lãnh đạo sở và các phòng là quan hệ hành chính mang tính trực thuộc.

Trong quá trình thực thi hoạt động QLNN chúng cũng nhân danh quyền lực Nhà nước để buộc các đối tượng quản lý thực thi quyết định hành chính.

23

Phòng y tế là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dịch vụ KCB trên địa bàn huyện.

Phòng y tế có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của sở y tế.

- Theo sự chỉ đạo của UBND huyện, phòng y tế huyện trình UBND huyện dự thảo các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm, đề án, chương trình phát triển y tế, cải cách hành chính, xã hội hoá trong lĩnh vực y tế trên địa bàn huyện, dự thảo biện pháp huy động liên ngành trong quản lý, sử dụng các nguồn lực để thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh, dân số - kế hoạch hoá gia đình, an toàn vệ sinh thực phẩm, khắc phục hậu quả của dịch, bệnh, tai nạn thương tích, thiên tai thảm hoạ ảnh hưởng đến sức khoẻ nhân dân xảy ra trên địa bàn huyện.

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình phát triển y tế trên địa bàn huyện sau khi được phê duyệt.

- Giúp UBND cấp huyện thẩm định các điều kiện hành nghề y tế trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của UBND cấp tỉnh.

- Kiểm tra, thanh tra việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, kế hoạch, đề án, chương trình, dự án và hoạt động đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ về y tế trên địa bàn huyện.

24

- Hướng dẫn UBND cấp xã tổ chức thực hiện chương trình y tế cơ sở, dân số - kế hoạch hoá gia đình, vận động nhân dân gìn giữ vệ sinh, an toàn thực phẩm, phòng, chống các dịch bệnh.

- Quản lý tổ chức, biên chế, tài chính, tài sản đƣợc giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND cấp huyện.

- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao theo quy định.

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND cấp huyện giao và theo quy định của pháp luật [31].

Nhƣ vậy, chủ thể thực hiện hoạt động QLNN về dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện bao gồm cơ quan HCNN có thẩm quyền chung là UBND cấp tỉnh cấp huyện và cơ quan HCNN có thẩm quyền riêng là sở y tế và phòng y tế, các cơ quan này giúp cho UBND cùng cấp thực hiện hoạt động QLNN về dịch vụ KCB của các bệnh viện tuyến huyện.

Đối tượng quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện

Đối tƣợng QLNN về dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện là các cơ sở cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh ở tuyến huyện bao gồm các cơ sở cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh ở các bệnh viện, phòng khám, cơ sở hành nghề y, dƣợc tƣ nhân.

Các đối tƣợng này chịu sự QLNN của các chủ thể quản lý có thẩm quyền từ việc xem xét, phê duyệt cấp phép thành lập cho đến việc kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm đối với các hoạt động liên quan đến khám chữa bệnh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)