Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH Ở BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN TỈNH ĐẮK LẮK
2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk
2.3.3. Huy động và sử dụng nguồn kinh phí, cở vật chất và trang thiết bị cho dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện
Nguồn kinh phí, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế cho dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện được huy động từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu khác.
Đảm bảo thực hiện Thông tƣ liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC về ban hành khung giá tối đa một số dịch vụ y tế một cách công khai, minh bạch, [9]. Nhờ vậy nhiều bệnh viện đã có thêm kinh phí để cải tạo, nâng cấp khoa khám bệnh và bệnh nhân không phải mua thêm thuốc hay vật tƣ sử dụng cho việc KCB.
Chấn chỉnh việc quản lý giá thuốc, đấu thầu thuốc bệnh viện, giảm giá thuốc và tăng sử dụng thuốc nội.
Thực hiện Nghị định 85/2012/NĐ-CP về đổi mới cơ chế tài chính của các cơ sở y tế công lập trong đó có bệnh viện tuyến huyện [13]. Tập trung và tăng cường hiệu quả sử dụng ngân sách và các nguồn thu để nâng cao chất lƣợng các dịch vụ KCB, có các giải pháp để sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ
55
tầng, trang thiết bị của các cơ sở y tế, đặc biệt là các bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện khu vực đã và đang đƣợc đầu tƣ trong thời gian vừa qua.
Vận hành sáng tạo các cơ chế, chính sách về tài chính bệnh viện trong khuôn khổ hành lang pháp lý về cơ chế tài chính, trên tinh thần đặt người bệnh lên trên hết, chú trọng quy chế dân chủ.
Qua nghiên cứu cho thấy, tại các bệnh viện, các tiêu chí hướng dẫn người bệnh đảm bảo khá tốt, các nội dung đạt mức cao như:
Phòng khám bệnh, phòng chờ, phòng lưu bệnh, phòng điều trị nội trú… đƣợc bố trí sạch, gọn gàng, thoáng mát. Có sơ đồ chỉ dẫn các quy trình KCB cho người bệnh có và không có bảo hiểm y tế, bàn thông tin có nhân viên trực thường xuyên để hướng dẫn và giải đáp cho người bệnh. Có bố trí bàn, buồng khám bệnh dự phòng tăng cường trong những thời gian cao điểm, có ô, cửa dành cho đối tƣợng ƣu tiên.
Các bệnh viện có công viên/vườn hoa, bãi cỏ, được cắt dọn sạch sẽ.
Các vỉa hè, lối đi được thiết kế có đường dành cho xe lăn, thiết kế bảo đảm an toàn thuận lợi khi vận chuyển.
Bệnh viện trang bị quần áo người bệnh, được thay cách nhật/hàng ngày và khi cần. Tất cả người bệnh được nằm mỗi người một giường bệnh kê trong buồng bệnh. Số giường bệnh được kê không vượt quá công xuất thiết kế ban đầu của buồng bệnh.
Phần hoạt động cải tiến chất lƣợng. Tại các bệnh viện tuyến huyện, các tiêu chí về cải tiến chất lƣợng bệnh viện vẫn thực hiện chƣa tốt. Các bệnh viện bước đầu đã xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng nhằm đánh giá và theo dõi các hoạt động tại đơn vị. Thành lập đƣợc hội đồng, tổ và mạng lưới quản lý chất lượng bệnh viên. Tuy nhiên việc xây dựng kế hoạch và hoạt động của hệ thống quản lý chất lƣợng vẫn còn chƣa tốt.
56
Kết quả công tác quản lý chất lƣợng dịch vụ KCB của các bệnh viện tuyến huyện. Công tác quản lý chất lƣợng dịch vụ KCB tại các bệnh viện tuyến huyện thuộc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đa số chỉ ở mức trung bình, chỉ có 2 bệnh viện đạt mức khá. Tuy nhiên, các bệnh viện đã ngày một quan tâm hơn đến công tác quản lý chất lƣợng dịch vụ KCB vì vậy chất lƣợng dịch vụ KCB đã đƣợc cải thiện dần theo từng năm.
Chất lượng dịch vụ KCB tại các bệnh viện tuyến huyện còn một số tồn tại như sau:
- Cơ sở hạ tầng một số đơn vị xuống cấp (Bệnh viện Y học cổ truyển, Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh)
- Hệ thống quản lý chất lƣợng, Các bệnh viện chƣa triển khai tốt hệ thống quản lý chất lƣợng. Các bệnh viện tuy đã thành lập đơn vị hoặc tổ chức quản lý chất lƣợng bệnh viện nhƣng chƣa thực sự hoạt động hiệu quả.
Do vậy trong quá trình hoạt động chƣa triển khai đánh giá chính xác thực trạng và chƣa chú trọng đúng mức kế hoạch giám sát cải tiến chất lƣợng bệnh viện.
- Đa số các bệnh viện đều có công suất sử dụng giường bệnh tính theo giường kế hoạch trên 100% đơn vị bố trí thêm buồng bệnh, giường bệnh. Do đó nhân viên y tế làm việc quá công suất.
- Công tác dinh dƣỡng nội viện, nhiều đơn vị chƣa tổ chức dinh dƣỡng nội viện. Người phụ trách khoa dinh dưỡng chưa có bằng chuyên khoa/chuyên khoa sở bộ về chuyên ngành dinh dƣỡng hoặc đƣợc tập huấn kiến thức về chuyên ngành dinh dƣỡng và có chứng chỉ theo quy định của Bộ Y tế.
- Các đơn vị chƣa có bộ phận công nghệ thông tin đủ mạnh để đáp ứng đƣợc nhu cầu quản lý toàn bộ hoạt động bệnh viện. Trong điều kiện hiện nay, chƣa thể có đƣợc một phần mềm dùng chung toàn bệnh viện, nhƣng tổ/nhóm công nghệ thông tin vẫn chƣa kết nối đƣợc một cách hiệu
57
quả, khoa học các phần mềm độc lập đang triển khai ( phần mềm bảo hiểm y tế, phần mềm dƣợc, phần mềm kế toàn).
- Công tác nghiên cứu khoa học, việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào hoạt động của bệnh viện chƣa thực sự hiệu quả.