Nhu cầu về dịch vụ khám chữa bệnh ở tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk (Trang 54 - 57)

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH Ở BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN TỈNH ĐẮK LẮK

2.2. Thực trạng dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk

2.2.3. Nhu cầu về dịch vụ khám chữa bệnh ở tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk

Trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ công tác y tế đề ra, Đắk Lắk đã đạt đƣợc một số chỉ báo CSSK và KCB nhƣ bảng 2.2.

Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu về chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh ở tỉnh Đắk Lắk

Chỉ báo 2012 2013 2014 2015

Bác sĩ bình quân 1 vạn dân (Người)

5,50

5,70

5,73 6,61 Giường bệnh tính bình quân 1

vạn dân (Giường)

17,40

19,30

19,97 22,60 Tỷ lệ trạm y tế xã/phường/thị

trấn có bác sĩ (%)

87,50

94,00

99,45 100,00 Tỷ lệ tram y tế xã/phường/thị

trấn có nữ hộ sinh (%)

98,37

98,91

95,11 95,11

45

Số ca mắc các bệnh dịch (Ca) 77.064 58.032

52.320

46.839 Số người chết vì các bệnh dịch

(Người) 8 2 4 2 Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được

tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin (%)

87,30

89,10

83,08 82,61 Tỷ lệ trẻ sơ sinh có trọng lƣợng

dưới 2500 gram (%)

2,48

3,28

3,59 3,55 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy

dinh dƣỡng (%)

26,50

24,60

23,40 23,00 Số trẻ em dưới 15 tuổi mắc các

bệnh có vắc xin tiêm chủng (Trẻ)

24

32

28 118 Số trẻ em dưới 15 tuổi chết do

các bệnh có vắc xin tiêm chủng (Trẻ)

3 5 3 4

Nguồn: Niên giám thống kê của tỉnh Đắk Lắk năm 2016

Bên cạnh các thành quả đạt đƣợc trong công tác y tế, Đắk Lắk còn nhiều vấn đề tồn tại liên quan đến sức khỏe của những nhóm xã hội đặc biệt như người nghèo, người dân tộc và trẻ em. Ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk cũng đặt ra mục tiêu trọng tâm là tiếp tục củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế tuyến huyện như: chủ động phòng, chống dịch bệnh, phát hiện và xử lý kịp thời, không để dịch lớn xảy ra, thực hiện đồng bộ các biện pháp để nâng cao chất lƣợng dịch vụ khám chữa bệnh từ tuyến tỉnh đến tuyến xã, tăng cường quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các cơ sở y tế tuyến huyện, nâng cao tinh thần thái

46

độ phục vụ, y đức của y, bác sỹ đối với người bệnh và gia đình người bệnh.

Các chương trình mục tiêu quốc gia do ngành Y tế quản lý đã triển khai thực hiện đúng tiến độ, khá đồng bộ, thu đƣợc nhiều kết quả tốt ở tuyến huyện góp phần không nhỏ nâng cao chất lƣợng KCB ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk trong những năm gần đây.

Mặc dù người dân có những hiểu biết cơ bản về sức khỏe và bệnh tật song nhận thức của họ về vấn đề này chƣa đầy đủ, nhất là ý thức phòng bệnh truyền nhiễm. Số người có bệnh và cần được khám chữa bệnh gia tăng, đòi hỏi sự đáp ứng từ phía các cơ sở y tế đặc biệt là các bệnh viện tuyến huyện, số liệu về khám chữa bệnh giai đoạn từ 2012 - 2015, xem bảng 2.3.

Bảng 2.3: Số lượt người dân khám chữa bệnh ở Đắk Lắk giai đoạn 2012 - 2015

Công tác khám chữa bệnh

2012 2013 2014 2015

Lượt người đến khám 3.484.167 3.430.999 3.679.382 3.521.556 Lƣợt điều trị nội trú 252.276 238.848 248.542 272.762 Lƣợt phẫu thuật 52.742 49.912 57.438 60.701

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các Báo cáo tổng kết công tác y tế và kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế Đắk Lắk các năm 2012 - 2015, Sở Y tế Đắk Lắk, UBND tỉnh Đắk Lắk.

Tuy nhiên Đắk Lắk là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số với những phong tục tập quán sinh hoạt không còn phù hợp với yêu cầu về bảo đảm y tế hiện nay. Nhận thức về KCB ở người dân còn thấp là một nguyên nhân góp phần vào hậu quả là hầu hết các chỉ số sức khỏe, y tế trong vùng đều thấp hơn so với trung bình của cả nước. Người dân mặc dù lạc quan về tình trạng sức khỏe của bản thân và gia đình, nhƣng hiểu biết không rõ ràng và đầy đủ về sức khỏe, bệnh tật, khám chữa bệnh. Người dân tin

47

tưởng khu vực y học chuyên môn được nhà nước công nhận nhưng còn một bộ phận người dân tự ý chữa trị khi có bệnh hoặc vẫn tin vào cách chữa bệnh của ông lang vườn, bà mụ vườn, thầy mo, thầy cúng.

Đa số người dân do nhận thức chưa rõ về vấn đề sức khỏe dẫn đến việc thể hiện nhu cầu về sức khỏe cũng chƣa chính xác.

Khi có bệnh, người dân mong muốn tự chữa trị, khi triệu chứng nặng lên mới tìm đến các cơ sở y tế. Một số đối tƣợng dân tộc thiểu số, do nhận thức lạc hậu nên họ vẫn tin tưởng và mong muốn tìm kiếm hỗ trợ ở khu vực dân gian với các thầy mo, thầy cúng và bà mụ vườn không bằng cấp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)