Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH Ở BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN TỈNH ĐẮK LẮK
3.1. Quan điểm và định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về dịch vụ khám, chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk
3.1.3. Định hướng của tỉnh Đăk Lăk về CSSK và phát triển dịch vụ KCB cho nhân dân
Quyết định số 2973/2008/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2008 - 2020 với các muc tiêu nhƣ sau:
- Xây dựng, phát triển tỉnh Đắk Lắk trở thành trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực Tây Nguyên, có cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại,
74
tiên tiến, là trung tâm khoa học, công nghệ cao về y học, ngang tầm các trung tâm y tế lớn của cả nước và khu vực.
- Giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh, giảm tỷ lệ mức bệnh và chất, nâng cá thể lực, tăng tuổi thọ của người dân, xây dựng được tập quán tốt về vệ sinh phòng bệnh, mọi người đều được sống trong môi trường và cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần.
- Xây dựng, phát triển ngành Y tế trở thành ngành dịch vụ chất lƣợng cao, đóng góp lớn vào quá trình phát triển toàn diện con người, nâng cao mức sống, đẩy nhanh tăng cường kinh tế và phát triển xã hội bền vững.
- Xây dựng, phát triển hệ thống tổ chức y tế trên địa bàn theo hướng Đắk Lắk là trung tâm dịch vụ y tế chất lƣợng cao của vùng Tây Nguyên, [29].
Định hướng QLNN đối với dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk từ nay đến năm 2025 cần đảm bảo một số quan điểm chủ đạo sau:
Một là, đề ra chiến lƣợc về QLNN đối với chất lƣợng dịch vụ KCB ở các bệnh viện phù hợp với tiềm năng, lợi thế của các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy và tăng cường chất lượng, hiệu quả góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân, đồng thời gớp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk.
Hai là, ban hành các văn bản pháp luật, xây dựng chính sách, chiến lƣợc, quy định, kế hoạch cải tiến và nâng cao chất lƣợng dịch vụ KCB cho các bệnh viện theo hướng hiện đại, đảm bảo chất lượng dịch vụ KCB của các bệnh viện hội nhập với khu vực và quốc tế.
Ba là, các cấp QLNN cần tập trung huy động nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế để phát triển các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk trở thành
75
các bệnh viện chuyên khoa có chất lƣợng cao, đáp ứng nhu cầu KCB của nhân dân trong tỉnh và trong khu vực.
Từ cơ sở lý luận đã được nghiên cứu tại chương 1, từ thực trạng QLNN về dịch vụ KCB tại các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk đã đƣợc tác giả nghiên cứu tại chương 2, mục tiêu và định hướng hoàn thiện QLNN về dịch vụ KCB tại các bệnh viện tuyến huyện đƣợc xác định:
Mục tiêu tổng quát là cải thiện và nâng cao chất lƣợng dịch vụ KCB tại các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk.
Mục tiêu cụ thể cần đạt đƣợc nhƣ sau:
Một là, nâng cao nhận thức cho lãnh đạo và toàn thể cán bộ viên chức, người lao động trong các bệnh viện về chất lượng dịch vụ KCB và QLNN về chất lƣợng dịch vụ KCB tại các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk.
Hai là, xây dựng cơ chế chính sách để thu hút nguồn lực để phát triển dịch vụ KCB có chất lƣợng cao tại các bệnh viện tuyến huyện.
Ba là, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chất lƣợng KCB.
Bốn là, tăng cường hệ thống thông tin quản lý bệnh viện.
Năm là, thực hiện đẩy đủ các quy định, phương phướng quản lý chất lƣợng.
Để đảm bảo cho hoạt động cải tiến và nâng cao chất lƣợng dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk cần xây dựng phương hướng cụ thể như sau:
Môt là, xây dựng cơ chế, tổ chức, tổ chức và nguồn lực thực hiện quản lý chất lƣợng tại bệnh viện
- Xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án tổng thể về cải tiến chất lƣợng bệnh viện.
76
- Lập đề án hỗ trợ thành lập tổ chức chứng nhận chất lƣợng theo quy định của Luật KCB.
- Triển khai thông tư hướng dẫn về quản lý chất lượng tại các bệnh viện, trong đó thiết lập hội đồng quản lý chất lƣợng, phòng/tổ quản lý chất lƣợng để làm đầu mối thực thi các hoạt động cải tiến chất lƣợng bệnh viện.
- Tập trung ƣu tiên cải tiến khoa khám bệnh và khoa lâm sàng, triển khái các đề án cải tiến tập trung vào cải tiến quy trình và trọng tâm vào các mục tiêu giảm thời gian chờ, an toàn người bệnh, cải cách thủ tục hành chính, triển khai đề án thí điểm áp dụng phương pháp quản lý và cải tiến chất lượng. Xây dựng đề án đánh giá sự hài lòng của người bệnh và triển khai thí điểm.
- Đưa chủ đề quản lý chất lượng vào chương trình đào tạo quản lý bệnh viên, quản lý điều dưỡng. Tăng cường đào tạo cán bộ chuyên trách về kiểm soát nhiễm khuẩn. Tăng cường NNL và đầu tư cho công tác kiểm soát nhiền khuẩn. Tăng cường nhân lực về điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên bệnh viện. Nghiên cứu đề xuất cải tiến chế độ đãi ngộ đối với nhân viên y tế theo kinh nghiệm quốc tế.
Hai là, tăng cường xây dựng và cập nhật các hướng dẫn điều trị, hướng dẫn chuyên môn.
Nội dung nên tập trung vào nguyên tắc và giao các bệnh viện xây dựng quy trình chuẩn, hướng dẫn cụ thể và phù hợp. Tổ chức đào tạo/huấn luyện cách xây dựng hướng dẫn chuyên môn cho các bệnh viện.
Ba là, tiến hành thí điểm đánh giá chứng nhận chất lƣợng bệnh viện và rút kinh nghiệm.
- Nghiên cứu hợp nhất các hội đồng có liên quan đến chất lƣợng và an toàn thành hội đồng quản lý chất lƣợng với trách nhiệm thực thi các đề án
77
cải tiến chất lƣợng trong bệnh viện. Triển khai đánh giá sự hài lòng của người bệnh ở cấp quốc gia và cấp bệnh viện một cách có hệ thống.
- Nghiên cứu áp dụng các phương pháp và mô hình chất lượng phù hợp với từng loại hình bệnh viện, phổ biến việc áp dụng công cụ chất lƣợng tại các bệnh viện.
- Đào tạo quản lý chất lượng lồng ghép trong các trường y dược và đào tạo cán bộ quản lý bệnh viện, phổ biến việc áp dụng các loại hình đào tạo, đào tạo liên tục về quản lý chất lƣợng.
- Nghiên cứu điều chỉnh và giao nhiệm vụ xây dựng và cập nhật hướng dẫn chuyên môn cho các hội chuyên ngành trình Bộ Y tế phê chuẩn.
- Xây dựng cơ chế viễn chi phí có tính đến dinh dƣỡng bệnh viện là một biện pháp điều trị nhằm nâng cáo tính khả thi trong việc thực hiện chế độ ăn bệnh lý, cung cấp khẩu phần cho người bệnh và tăng cường công tác dinh dƣỡng bệnh viện.
Bốn là, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chất lƣợng KCB.
- Xây dựng đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong bệnh viện
- Xây dựng chuẩn công nghề thông tin trong ngành Y tế
- Nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo tin học ứng dụng trong y tế.
- Xây dựng cơ chế khuyến khích, hành lang pháp lý cho bệnh án điện tử.
- Triển khai các đề án ứng dụng công nghệ thông tin thông quản lý bệnh viện, bệnh án điện tử, telemecdicine, smartcard. Áp dụng thí điểm bệnh án điện tử, smartcard ở một số bệnh biện và rút kinh nghiệm, triển khai nhân rộng, tăng cường đào tạo nhân lực công nghệ thông tin chuyên về y tế.
78
Mở rộng triển khai ứng dụng các phần mềm hỗ trợ trong sử dụng thuốc, kê đơn điện tử, phần mềm tương tác thuốc.
Năm là, tăng cường hệ thống thông tin quản lý bệnh viện
- Thiết lập hệ thống và tìm hiểu nguyên nhân mang tính hệ thống để đƣa ra các giải pháp phòng ngừa.
- Xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lƣợng bệnh viện phù hợp với điều kiện nguồn lực của Việt Nam với sự cùng tham gia của các bệnh viên.
- Xây dựng bộ chỉ số chất lƣợng bệnh viện quốc gia làm cơ sở cho việc đánh giá chất lƣợng và triển khai các đề án cải tiến.
- Tiến hành đo lường chỉ số chất lượng bệnh viện và thực hiện các đề án cải tiến. Xây dựng bộ chỉ số chất lƣợng cho các cơ sở KCB khác. Triển khai báo cáo tổng kết thông qua báo cáo chất lƣợng.
Sáu là, thực hiện đầy đủ các quy định, phương pháp quản lý chất lƣợng:
- Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cáo chất lƣợng dịch vụ KCB theo chương trình được phê duyệt.
- Triển khai mở rộng chương trình an toàn người bệnh, áp dụng rộng rãi bảng kiểm an toàn phẫu thuật.
- Sửa đổi bổ sung quy chế truyền máu và tăng cường hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, giám sát.
- Kiểm tra việc thực hiện Thông tƣ 18/2009/TT-BYT ngày 14 tháng 10 năm 2009 của bộ y tế về kiểm soát nhiễm khuẩn. tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức về vai trò của công tác kiểm soát nhiễm khuẩn. Đào tạo chuyên khoa kiểm soát nhiễm khuẩn với các cấp độ khác nhau cho các đối tƣợng khác, đào tạo chuyên đề.
- Hoàn thiện văn bản quy định về quản lý chất lƣợng xét nghiệm (thông tư hướng dẫn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phòng xét nghiệm y
79
học). Tăng cường hoạt động của 3 trung tâm kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng xét nghiệm, xây dựng đề án labo tham chiếu.
- Tăng cường kiểm tra chuyên đề về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị.
- Xây dựng chương trình, tài liệu và đào tạo về tiêm truyền.
- Kiểm tra đánh giá về chăm sóc người bệnh với lộ trình và chỉ tiêu cụ thể. Tăng cường phương tiện chăm sóc người bệnh và nhân rộng mô hình chăm sóc người bệnh theo nhóm, đội chăm sóc. Nghiên cứu áp dụng thí điểm thƣ ký y khoa thực hiện các nhiệm vụ về hành chính, tài chính để cho điều dưỡng có thể thời gian chăm sóc người bệnh và làm đúng chức năng của điều dƣỡng.
- Tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên y tế, bao gồm cả học sinh, sinh viên các trường y, dược. Hướng dẫn thực hiện quy tắc ứng xử, kỹ năng giao tiếp.
- Xây dựng giáo trình đào tạo liên tục về an toàn người bệnh. Đưa nội dung an toàn người bệnh vào chương trình đào tạo các trường y dược (bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, KTV, dược sĩ…). Tăng cường kiểm tra thực hiện các quy định về an toàn truyền máu. Nghiên cứu áp dụng cấp chứng chỉ truyền dịch trị liệu. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng xét nghiệm quốc gia theo chương trình hành động quốc gia về nâng cao chất lượng xét nghiệm. Xây dựng và triển khai áp dụng hướng dẫn sử dụng kháng sinh dự phòng hợp lý. Áp dụng tiêu chuẩn chất lƣợng chăm sóc người bệnh, triển khai thực hiện thành công kế hoạch hành động quốc gia về điều dưỡng, hộ sinh giai đoạn 2012 - 2020. Xây dựng chương trình hành động quốc gia về dinh dưỡng bệnh viện với mục tiêu người bệnh được cung cấp dinh dƣỡng tại bệnh viện, không phải tự lo tìm hiểu chế độ dinh dƣỡng tùy tiện.
80