Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH Ở BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Đắk Lắk
Đắk Lắk có diện tích 13.125,37 km2, dân số toàn tỉnh tính đến năm 2012 đạt 1.796.666 người, mật độ dân số đạt hơn 137 người/km². Trong đó, dân số sống tại thành thị đạt 432.458 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.364.208 người. Dân số nam đạt 906.619 người, dân số nữ đạt 890.047 người. Cộng đồng dân cư Đắk Lắk gồm 47 dân tộc. Trong đó, người Kinh chiếm trên 70%, các dân tộc thiểu số nhƣ Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng, chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh.
Tính đến năm 2015, dân số toàn tỉnh Đắk Lắk đạt gần 1.834.800 người, mật độ dân số đạt 135 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 426.000 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.345.800 người. Dân số nam đạt 894.200 người, trong khi đó nữ đạt 877.600 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 12,9 ‰ [28].
Dân số tỉnh phân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn, và ven các trục Quốc lộ 14, 26, 27 chạy qua nhƣ Krông Búk, Krông Pắk, Ea Kar, Krông Ana. Các huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là các huyện đặc biệt khó khăn nhƣ Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông, M’Đrắk, Ea Hleo.
Trên địa bàn tỉnh, ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có số đông khác dân di cƣ từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Đắk Lắk sinh cơ lập nghiệp. Trong những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu là di dân tự do, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về
38
giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trường sinh thái, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe.
2.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế tỉnh Đắk Lắk
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở độ cao từ 400m - 600m so với mặt biển, có vùng đất bazan rộng lớn, tương đối bằng phẳng và rất màu mỡ, thích hợp với các loại cây công nghiệp, hiện có 210.000 ha cà phê với sản lƣợng 350.000 tấn nhân, nhiều nhất cả nước. Sản phẩm cà phê của tỉnh chiếm tỷ trọng 70% tổng giá trị kinh tế của ngành Nông nghiệp. Diện tích cao su khoảng 25.000 nghìn ha với sản lƣợng mủ khai thác 17.000 tấn mủ khô/năm. Diện tích cây bông vải đạt trên 12.000 ha, cao nhất cả nước. Ngành Công nghiệp của tỉnh phát triển chủ yếu ở các lĩnh vực chế biến nông sản với quy mô vừa và nhỏ, trên địa bàn có Nhà máy Thuỷ điện Đray H'linh với công suất 12 MW. Hiện nay, Nhà nước đang đầu tư xây dựng công trình thuỷ điện Buôn Kuốp công suất 260 MW và công trình thuỷ điện Đray H'linh 2 với công suất 18 MW trên dòng sông Sêrêpốc. Là một tỉnh có tiềm năng lớn về kinh tế, tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng, phong phú, đặc biệt có diện tích đất và rừng khá lớn, có lợi thế trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
Giai đoạn 2010 - 2015, tình hình kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và Đắk Lắk nói riêng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đó là tình trạng suy thoái kinh tế của nhiều nước và khu vực trên thế giới, những vấn đề mới phát sinh do các tranh chấp trên Biển Đông, doanh nghiệp hoạt động đình trệ, thua lỗ, giải thể, khô hạn diễn ra khốc liệt. Tất cả các yếu tố trên đan xen tác động đến quá trình phát triển của tỉnh. Song với quyết tâm chính trị cao, toàn Đảng bộ đã nỗ lực khắc phục khó khăn, tích cực thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XV của Đảng bộ tỉnh đề ra và đạt nhiều kết quả quan trọng.
39
Quy mô, chất lƣợng nền kinh tế tiếp tục đƣợc nâng lên: trong bối cảnh có nhiều yếu tố không thuận lợi, giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn (theo giá so sánh năm 1994) vẫn đạt mức tăng khá, bình quân 8%/năm. So với năm 2010, quy mô nền kinh tế năm 2015 gấp gần 1,5 lần, thu nhập bình quân đầu người đạt 34,9 triệu đồng, gấp 2,2 lần. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tiến bộ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp. Năm 2015, ƣớc tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 47%, giảm 2,4%, công nghiệp - xây dựng chiếm 16,2%, tăng 0,5%, dịch vụ chiếm 36,7%, tăng 2,7% so với năm 2010.
Nông nghiệp, nông thôn có bước phát triển đi vào chiều sâu: tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp khá ổn định, bình quân tăng 4%/năm. Các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa cà phê, cao su, tiêu đều tăng diện tích và từng bước thực hiện tái canh, áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ về giống, quản lý dịch bệnh, tưới nước, thu hoạch, sơ chế, bảo quản sau thu hoạch, đã cải thiện năng suất, chất lƣợng sản phẩm, gia tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích. Ƣớc tính giá trị sản xuất bình quân/1 ha đất nông nghiệp năm 2015 đạt khoảng 72,3 triệu đồng, gấp 1,7 lần so với năm 2010. Chương trình xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo.
Đến tháng 9/2015, bình quân chung toàn tỉnh đã đạt 10,4 tiêu chí/xã và có 7 xã hoàn thành toàn bộ 19 tiêu chí nông thôn mới.
Từng bước cải thiện cơ sở hạ tầng: hệ thống các đô thị, điểm dân cư nông thôn tiếp tục đƣợc quy hoạch và phát triển. Đô thị trung tâm của tỉnh, thành phố Buôn Ma Thuột đã đƣợc công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh và đang xây dựng, phát triển thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên. Các tuyến giao thông đối ngoại nhƣ: Cảng hàng không Buôn Ma Thuột và các tuyến quốc lộ đã và đang đƣợc cải tạo mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới.
Giao thông đối nội đã kết nối thông suốt đến 100% trung tâm các xã trên
40
toàn tỉnh, trong đó nhựa hoá và bê tông hoá 95,5% đường tỉnh, 81% đường huyện và 42% đường xã.
Thương mại - dịch vụ phát triển cả về quy mô và chất lượng: khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 11,6%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 15,2%/năm, giá trị năm 2015 ƣớc đạt 47.686 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so với năm 2010. Nhiều siêu thị, trung tâm thương mại được đầu tư xây dựng và hoạt động khá tốt, góp phần cung ứng hàng hóa tiêu dùng đảm bảo chất lượng, giữ bình ổn giá và từng bước hình thành thói quen giao dịch văn minh, hiện đại trong dân cƣ. Đến cuối năm 2014, trên địa bàn tỉnh có 5.813 doanh nghiệp hoạt động, tổng vốn đăng ký gần 19.200 tỷ đồng.
2.1.3. Điều kiện phát triển xã hội tỉnh Đắk Lắk
Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hoá riêng. Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc ÊĐê, M'Nông, tày, nùng với những lễ hội cồng chiêng, đua voi vào những ngày trọng đại của tỉnh, kiến trúc nhà sàn, nhà Rông, các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn T'rưng, các bản trường ca Tây Nguyên là những sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá, trong đó Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã đƣợc tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Tất cả các truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của Đắk Lắk.
Dân tộc Ê Đê thuộc ngữ hệ Malayô - Pôlinêdiêng, địa bàn cƣ trú chủ yếu là các huyện phía Bắc và phía Nam: từ Ea Hleo, Buôn Hồ xuống M’Đrắk và kéo dài lên Buôn Ma Thuột. Dân tộc M'nông thuộc ngữ hệ Môn-Khơme, địa bàn cƣ trú chủ yếu là các huyện phía Nam và dọc biên giới Tây Nam.
41
Giáo dục đã có bước tiến trong kiên cố hóa, chuẩn hóa trường lớp học: cơ sở vật chất trường học tiếp tục được đầu tư, xây dựng theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, từng bước hiện đại hóa. So với năm 2010, năm 2015, đạt 95% thôn, buôn có điểm trường hoặc lớp mẫu giáo, tăng 10,7%, có 68,5% số phòng học đã được kiên cố hóa, tăng 10%, 31% số trường đạt chuẩn Quốc gia, tăng 19,4%. Quy mô chất lƣợng ở các bậc học có sự tiến bộ, duy trì đƣợc kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở toàn tỉnh. Đến nay có 50% lao động của tỉnh đã qua đào tạo, tăng 13%, trong đó có 40% qua đào tạo nghề, tăng 11% so với năm 2010.