Hạn chế trong QLNN về dịch vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk (Trang 71 - 74)

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH Ở BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN TỈNH ĐẮK LẮK

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk

2.4.2. Hạn chế trong QLNN về dịch vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, QLNN về dịch vụ KCB ở các Bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk trực thuộc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk vẫn còn một số hạn chế đó là:

Một là, hạn chế về xây dựng kế hoạch, chương trình bảo đảm và cải tiến chất lƣợng trong bệnh viện.

Các bệnh viện tuy đã xây dựng, ban hành, phổ biến mục tiêu chất lượng để nhân viên y tế, người bệnh và cộng đồng được biết nhưng chất lƣợng vẫn còn thấp.

62

Các kế hoạch, chương trình bảo đảm, cải tiến chất lượng đang còn sơ sài, chƣa xác định đúng các vấn đề ƣu tiên

Hai là, hạn chế về duy trì quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bệnh viện.

Các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk đƣợc cấp giấy phép hoạt động nhƣng vẫn còn giữ lại Sở Y tế do chƣa có bệnh viện nào đáp ứng yêu cầu về xử lý chất thải y tế và chất thải sinh hoạt. Chƣa có bệnh viện nào triển khai và được cấp giấy chứng nhận chất lượng theo các tiêu chuẩn được Nhà nước thừa nhận.

Ba là, hạn chế về xây dựng chỉ số chất lƣợng, cơ ở dữ liệu và đo lường chất lượng bệnh viện.

- Việc thực hiện đo lường chỉ số chất lượng trong bệnh viện chưa theo định kỳ.

- Chƣa ứng dụng tốt công nghệ thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu, phan tích, xử lý thông tin liên quan đến quản lý chất lƣợng bệnh viện. Chƣa bệnh viên nào tuyển dụng cán bộ công nghệ thông tin.

Bốn là, hạn chế về tổ chức triển khai các quy định, hướng dẫn chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh.

- Chưa thường xuyên triển khai thực hiện các quy định, hướng dẫn chuyên môn do Bộ Y tế và bệnh viện ban hành, bao gồm hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, hướng dẫn quy trình kỹ thuật, hướng dẫn quy trình chăm sóc và các văn bản hướng dẫn chuyên môn khác.

- Chƣa tổ chức triển khai thực hiện kiểm định chất lƣợng đánh giá việc thực hiện các quy định, hướng dẫn chuyên môn của bênh viện, tiến hành phân tích có hệ thống chất lượng chuẩn đoán, điều trị, chăm sóc người bệnh, bao gồm các quy trình kỹ thuật lâm sàng, cận lâm sàng sử dụng trong chuẩn đoán, điều trị, chăm sóc người bệnh.

63

Năm là, hạn chế về triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn người bệnh và nhân viên y tế.

Môi trường làm việc an toàn cho người bệnh, khách thăm và nhân viên y tế chƣa cao do chƣa thực hiện đầy đủ các quy định về, an toàn bức xạ, quản lý chất thải, an ninh trật tự.

Sáu là, hạn chế trong thực hiện áp dụng bộ tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng bệnh viện.

Các bệnh viện chƣa có sự hiểu biết sâu sắc về bộ tiêu chí, tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng do Bộ Y tế ban hành nên triển khai áp dụng tại bệnh viện chƣa tốt.

Bảy là, hạn chế về chất lƣợng bệnh viện. Qua nghiên cứu thực trạng công tác QLNN về chất lƣợng dịch vụ KCB của các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk từ năm 2013 - 2015 cho thấy:

- Điểm trung bình đánh giá chất lƣợng dịch vụ KCB của các bệnh viện chủ yếu ở mức trung bình.

- Việc cải thiện, nâng cao chất lƣợng dịch vụ KCB của các bệnh viện vẫn còn chƣa cao.

- Việc thực hiện khảo sát sự hài lòng của người bệnh chưa thực hiện theo quy định.

- Những trở ngại hiện nay đang gặp phải đó là nhận thức về quản lý chất lƣợng dịch vụ KCB của lãnh đạo và nhân viên tại các bệnh viện còn hạn chế, chưa được quan tâm, chưa tích cực hưởng ứng.

- Tính trạng quá tải các bệnh viện. Đây là hệ quả của nhiều nguyên nhân đƣợc dồn nén trong một thời gian dài, đó là biểu hiện của sự mất cân bằng tổng hệ thống do những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó, nguyên nhân cơ bản vẫn là năng lực chuyên môn kỹ thuât của tuyến dưới còn yếu và không đồng đều, chất lượng KCB tuyến dưới còn hạn chế.

64

Vấn đề đạo đức nghề nghiệp, giao tiếp ứng xử của nhân viên y tế trong hệ thống y tế công lập cũng đang là vấn đề nổi cộm. Vẫn còn một số thầy thuộc có thái độ ứng xử, giao tiếp thiếu tính chuyên nghiệp, chƣa coi người bệnh là khách hàng, là trung tâm, có thái độ ban ơn.

Chất lƣợng NNL cũng là một vấn đề đặt ra hiện nay, khả năng lực quản lý của đội ngũ quản lý bệnh viện còn hạn chế, phần nhiều có chuyên môn tốt nhƣng chƣa đƣợc đào tạo quan lý một cách bài bản, chuyên nghiệp, chất lƣợng nhân lực y tế không đồng đều, một số đối tƣợng đào tạo chủ yếu là đáp ứng về số lƣợng chất lƣợng còn hạn chế.

Vấn đề tài chính cho KCB còn có nhiều bất cập, nhất là viện phí các bệnh viện thu không đủ bù chi. Do thiếu nguồn đầu tƣ cho nên nhiều bệnh viện đã phải huy động từ nguồn xã hội hóa, từ đó dễ dẫn đến nguy cơ lạm dụng trong việc cấp thuốc, xét nghiệm và làm các kỹ thuật khác…

Đánh giá một cách thẳng thắn, thì hiện người thầy thuốc chưa được quan tâm đúng mức, chưa có chính sách đãi ngộ phù hợp, chế độ tiền lương không bảo đảm tái đầu tƣ sức lao động.

Bên cạnh đó, công tác truyền thông chƣa tốt làm cho một số ít cơ quan báo chí chƣa có đƣợc cái nhìn khách quan và đồng cảm với ngành Y tế. Sự quan tâm, nhìn nhận của xã hội về nhân cách, đạo đức của người thầy thuốc chưa đầy đủ cả hệ thống mà thường tập trung vào những cá nhân, sự việc tiêu cực trong khi ít có sự đánh giá các nỗ lực công hiến của hơn 400 nghìn lao động trong ngành Y tế. Cơ chế động viên, khuyến khích cho thầy thuốc còn hạn chế cũng là một thách thức không nhỏ, làm giảm sút mong muốn cống hiến.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)