Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk (Trang 74 - 77)

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH Ở BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN TỈNH ĐẮK LẮK

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân khách quan

65

Thứ nhất, đây là những năm đầu tiên các bệnh viện chính thức thực hiện công tác chấm điểm chất lƣợng bệnh viện bằng bộ tiêu chí nên các bệnh viện vẫn chưa nắm rõ. Thông tư hướng dẫn việc triển khai thực hiện QLNN về chất lƣợng bệnh viện còn chƣa cao

Thứ hai, do bộ tiêu chí đánh giá chất lƣợng đang còn trong giai đoạn thí điểm nên có một số tiêu chí chƣa phù hợp, hoăc quá cao so với mặt bằng kinh tế - xã hội ở nước ta.

Thứ ba, do nguồn ngân sách hạn hẹp nên chƣa đáp ứng nhu cầu cải thiện điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị của các bệnh viện.

Thứ tư, Bộ Y tế và các cơ sở đào tạo chưa thường xuyên mở các lớp về quản lý bệnh viện và quản lý chất lƣợng bệnh viện.

Thứ năm, lƣợng bệnh nhân ngày càng tăng nhƣng nhân lực lại không đƣợc tăng thêm.

Về nguyên nhân chủ quan

Một là, nhận thức chung của cán bộ nhân viên ngành Y tế nói chung và của các lãnh đạo bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk về chất lƣợng bệnh viện còn chƣa cao, chƣa đƣợc quan tâm đúng mức so với vai trò vô cùng quan trọng của các công tác quản lý chất lƣợng bệnh viện. Dẫn đến các bệnh viện đều có triển khai hệ thống quản lý chất lƣợng nhƣng hiệu quả vẫn không cao, các phong trào chất lƣợng cũng chƣa tốt và chƣa xây dựng đƣợc văn hóa chất lƣợng.

Hai là, các bệnh viện chƣa tổ chức và thực hiện tốt kế hoạch để đảm bảo ổn định, phát triển nhân lực dẫn đến trình độ chung về chuyên môn ngành còn chƣa cao. Chƣa chú ý đến thực hiện đề án vị trí việc làm, chƣa đào tạo cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý về quản lý bệnh viện và quản lý chất lƣợng bệnh viện. Chƣa đào tạo tốt về kỹ năng ứng xử, giao tiếp cho cán bộ,

66

viên chức y tế. Chưa có các chuyên gia, hay người hiểu biết sâu về chất lƣợng bệnh viện, một số bệnh viện chƣa có nhân viên công nghệ thông tin.

Thứ ba, các bệnh viện còn chƣa quan tâm nhiều đến việc tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho người bệnh, chưa quan tâm nhiều đến việc tổ chức khảo sát, đánh giá sự hài lòng người bệnh và tiến hành các biện pháp can thiệp.

Tiểu kết chương 2

Hiện tại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 14 bệnh viện đa khoa tuyến huyện/thị xã/thành phố. Hoạt động của các cơ sở này đã đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Tuy vậy trong số 14 bệnh viện đa khoa tuyến huyện vẫn còn 2 bệnh viện thuộc 2 huyện (huyện Ea Súp, huyện Ea H’leo) cơ sở vật chất, trang thiết bị đã xuống cấp và thiếu, chất lƣợng NNL còn chƣa cao, chƣa có nhiều ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong hoạt động KCB, vấn đề xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng y tế vẫn còn nhiều bất cập, hoạt động của hệ thống QLNN tại các bệnh viện về chất lƣợng vãn chƣa đi vào nề nếp.

QLNN đối với dịch vụ KCB tại các bệnh viện tuyến huyện đƣợc Sở Y tế quan tâm triển khai và đạt đƣợc những kết quả nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế, triển khai các quy định của pháp luật chƣa triệt để, xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch chƣa đạt mục tiêu đề ra, thiếu chính sách hỗ trợ có hiệu quả, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật còn yếu, công tác kiểm tra chƣa đƣợc thực hiện theo quy định.

Từ thực trạng QLNN đối với dịch vụ KCB tại các bệnh viện tuyến huyện qua phân tích kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong QLNN đối với dịch vụ KCB của các bệnh viện là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp để tăng cường hiệu lực, hiệu quả QLNN về dịch vụ KCB đối với các bệnh viện tuyến huyện tỉnh trong thời gian tới.

67

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)