Quan điểm của Đảng về CSSK và phát triển dịch vụ KCB cho nhân dân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk (Trang 77 - 80)

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH Ở BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN TỈNH ĐẮK LẮK

3.1. Quan điểm và định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về dịch vụ khám, chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk

3.1.1. Quan điểm của Đảng về CSSK và phát triển dịch vụ KCB cho nhân dân

Xuất phát từ vai trò con người là vốn quý và quan trọng nhất trong thực hiện mục tiêu phát triển quốc gia, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành nhiều nghị quyết, văn kiện quan trọng, chỉ đạo nhà nước tổ chức thực hiện tốt hơn nhiệm vụ CSSK nhân dân, phát triển ngành Y tế.

Nghị quyết số 04-NQ/HNTW của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VII, về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân đã xác định năm quan điểm cơ bản nhƣ sau:

- Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì vậy chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm CSSK.

- Việc CSSK và giải quyết các vấn đề về bệnh tật cần phải theo quan điểm dự phòng tích cực và chủ động, đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh, rèn luyện thân thể, đi đôi với nâng cao hiệu quả điều trị.

- Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc.

- Sự nghiệp CSSK là trách nhiệm của cộng đồng và mỗi người dân, là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng và chính quyền, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, trong đó ngành Y tế giữ vai trò nòng cốt.

68

- Thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", đa dạng hoá các hình thức tổ chức chăm sóc sức khoẻ (nhà nước, tập thể, nhân dân) trong đó y tế Nhà nước là chủ đạo, tận dụng mọi tiềm năng sẵn có trong nước và mở rộng hợp tác quốc tế.

Trước yêu cầu của tình hình mới, để củng cố và phát triển mạng lưới y tế cơ sở, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, ngày 22/01/2002, Ban Bí thƣ đã ban hành Chỉ thị số 06/CT-TW về củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, nội dung chỉ thị nhấn mạnh:

- Củng cố tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động của ban chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở cơ sở;

- Tăng cường phối hợp liên ngành, lồng ghép các chương trình, mục tiêu, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông - giáo dục sức khoẻ;

- Huy động cộng đồng tích cực tham gia các hoạt động vệ sinh, phòng bệnh, CSSK, rèn luyện thân thể, tạo ra phong trào toàn dân vì sức khoẻ.

Những quan điểm và định hướng trên của Đảng tiếp tục được khẳng định trong Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ chính trị ngày 23/2/2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới với các quan điểm:

- Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ với chất lƣợng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân, nhằm từng bước đạt tới công bằng trong CSSK, thực hiện sự chia sẻ giữa người khỏe với người ốm, người giàu với người nghèo, người trong độ tuổi lao động với trẻ em, người già, công bằng trong đãi ngộ đối với cán bộ y tế.

69

- Thực hiện CSSK toàn diện: gắn phòng bệnh với chữa bệnh, phục hồi chức năng và tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khoẻ. Phát triển đồng thời y tế phổ cập và y tế chuyên sâu, kết hợp Đông y và Tây y.

- Xã hội hóa các hoạt động CSSK gắn với tăng cường đầu tư của Nhà nước, thực hiện tốt việc trợ giúp cho các đối tượng chính sách và người nghèo trong chăm sóc và nâng cao sức khỏe.

- Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng, là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn và kỹ thuật. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển các dịch vụ chăm sóc và nâng cao sức khỏe.

- Nghề y là một nghề đặc biệt, cần đƣợc tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Mỗi cán bộ, nhân viên y tế phải không ngừng nâng cao đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn, xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X nhấn mạnh:

- Nâng cao chất lƣợng CSSK nhân dân và công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, chú ý nhiều hơn công tác y tế dự phòng và CSSK nhân dân.

- Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao năng lực của bệnh viện tuyến huyện và tuyến tỉnh, hiện đại hoá một số bệnh viện đầu ngành.

- Tăng đầu tư nhà nước đồng thời với đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động y tế

Quan điểm của Đảng đối với sự nghiệp y tế trong giai đoạn 2011 - 2020 là:

70

- Nâng cao chất lƣợng KCB và phục hồi chức năng ở tất cả các tuyến.

- Quan tâm chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phát triển hệ thống y tế dự phòng, chủ động phòng bệnh, không để xảy ra dịch bệnh lớn.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp khắc phục nhanh tình trạng quá tải bệnh viện.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển y tế ngoài công lập, thí điểm hình thành cơ sở KCB theo hình thức hợp tác công - tƣ và mô hình quản lý bệnh viện nhƣ doanh nghiệp công ích.

- Tăng cường quản lý thuốc chữa bệnh.

- Đẩy mạnh công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lƣợng cuộc sống, phấn đấu tuổi thọ trung bình đến năm 2020 đạt 74 - 75 tuổi.

Những quan điểm trên của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác bảo vệ và CSSK nhân dân có vai trò quan trọng trong phát triển sự nghiệp y tế nói chung và sự nghiệp CSSK nhân dân, là những định hướng quan trọng trong việc thực hiện và nâng cao chất lƣợng dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)