M ột số chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Kế toán công nợ và phân tích khả năng thanh toán tại công ty cổ phần Dược TW Medipharco -Tenamyd (Trang 23 - 28)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG

1.3 Nội dung phân tích khả năng thanh toán

1.3.2 M ột số chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán

Để phân tích rõ nét tình hình khả năng thanh toán của doanh nghiệp cần nghiên cứu chi tiết các khoản phải thu, công nợ phải trả sẽ tác động đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp như thế nào, cần xác định số vốn chiếm dụng và bị chiếm dụng là bao nhiêu để thấy được khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp. Số vốn chiếm dụng là các khoản phải trả cho người bán, phải trả cho các đối tượng khác quá thời hạn chưa trả được gọi là vốn chiếm dụng. Số vốn bị chiếm dụng đó là các khoản phải thu của người mua, của các đối tượng khác quá hạn chưa thu được. Để phân tích tình hình thanh toán cần tính ra và so sánh giữa kỳ phân tích và kỳ gốc các chỉ tiêu phản ánh các khoản phải thu, phải trả của doanh nghiệp.

1.3.2.1 Chỉ tiêu phân tích các khoản phải thu

Việc phân tích tình hình các khoản phải thu không những phải so sánh giữa số dư đầu kỳ với số dư cuối để xác định số chênh lệch tăng hay giảm mà còn phải đi sâu phân tích tính chất và khả năng thu hồi cũng như nguyên nhân tác động để có những biện pháp hợp lý trong việc thu hồi công nợ. Để phân tích tình hình các khoản phải thu, ta tiến hành phân tích 3 chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả

Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ giữa các khoản phải thu so với nợ phải trả của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này thường phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, hình thức sở hữu vốn của doanh nghiệp.

Tổng số các khoản phải thu T =

Tổng số các khoản phải trả

Nếu T >1: Chứng tỏ vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều, sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp vì đối với các khoản phải thu lớn quá sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Do đó, doanh nghiệp phải có biện pháp thu hồi nợ, thúc đẩy quá trình thanh toán đúng hạn.

Nếu T 1: T có giá trị càng nhỏ càng chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi công nợ tốt và số vốn đi chiếm dụng càng được nhiều.

Thực tế cho thấy số đi chiếm dụng lớn hơn hay nhỏ hơn đều phản ánh tình hình tài chính không lành mạnh và đều ảnh hưởng đến uy tin, hiệu quả kinh doanh của DN.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Số vòng quay các khoản phải thu:

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thu hồi các khoản phải thu, nghĩa là khoản phải thu do nghiệp vụ bán chịu tạo ra thu được bao nhiều lần trong từng kỳ kế toán.

Doanh thu thuần Vòng quay các khoản phải thu =

Số dư bình quân các khoản phải thu

Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản thu và hiệu quả thu hồi nợ. Nếu số vòng quay lớn chứng tỏ mức độ thu hồi các khoản phải thu càng nhanh.

Điều này rất tốt cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên hệ số quá cao đồng nghĩa kỳ hạn thanh toán ngắn, không hấp dẫn khách hàng mua hàng.

KPThu đầu kỳ + KPThu cuối kỳ Các khoản phải thu bình quân =

2

Kỳ thu tiền bình quân (DOS)

Thời gian một kỳ phân tích Kỳ thu tiền bình quân (DOS) =

Số vòng quay các khoản phải thu Thời gian quay vòng các khoản phải thu càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu tiền càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn và ngược lại.

1.3.2.2 Chỉ tiêu phân tích các khoản phải trả

Để phân tích các khoản phải trả, có thể phân tích 3 chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ các khoản phải trả so với các khoản phải thu

Chỉ tiêu này phản ánh phần vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng được so với phần vốn mà doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng.

Tổng số các khoản phải trả L = Tổng số các khoản phải thu

Nếu L>1: vì số tiền phải thu giảm là tốt và tình hình tài chính của doanh nghiệp có xu hướng khá lên. Ngược lại, nếu L lớn do nợ phải trả tăng, doanh nghiệp chiếm dụng được nhiều vốn đồng thời khả năng thanh toán cũng kém đi.

Nếu L 1: vì các khoản phải thu tăng hoặc vì các khoản phải trả giảm, xét trên góc độ huy động vốn đều không tốt. Bởi vì nếu các khoản thu tăng nghĩa là doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều. Còn nếu các khoản phải trả giảm cũng có nghĩa là số

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng được ít. Cả hai trường hợp này đều làm hiệu quả sử dụng vốn giảm. Tuy nhiên các khoản phải trả giảm sẽ làm cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp tăng lên.

Số vòng luân chuyển các khoản phải trả

Doang thu thuần Số vòng luân chuyển các KPTrả =

Số dư bình quân các khoản phải trả

KP Trả đầu kỳ + KP Trả cuối kỳ Các khoản phải trả bình quân =

2

Thời gian quay vòng các khoản phải trả

Cho biết thời gian của một vòng quay các khoản phải trả.

Thời gian một kỳ phân tích Thời gian quay vòng khoản phải trả =

Số vòng luân chuyển KP Trả 1.3.2.3 Chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán tác động đến tình hình tài chính của công ty, đồng thời khả năng thanh toán cũng là cơ sở để đánh giá tình hình tài chính của công ty tốt hay xấu.

Để phân tích khả năng thanh toán của công ty, ta có thể sử dụng 5 chỉ tiêu sau:

Hệ số thanh toán tổng quát

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

Tổng giá trị tài sản Hệ số thanh toán tổng quát =

Nợ phải trả

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản để đảm bảo cho một đồng nợ. Tỷ lệ thanh toán hiện hành quá thấp sẽ trở thành nguyên nhân lo âu bởi vì các vấn đề về tiền mặt chắc chắn sẽ xuất hiện. Nhưng nếu tỷ lệ này quá cao có thể nói rằng đơn vị không quản lý được tài sản của mình.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Hệ số thanh toán hiện hành

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng TSNH đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn.

Tổng TSNH Hệ số thanh toán hiện hành =

Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên nếu giá trị của hệ số cao quá lại không tốt do doanh nghiệp đầu tư quá mức vào TSLĐ.

Tỷ số này lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán khả quan, công ty có thể trang trải hết công nợ (Trần Ngọc Thơ, 2005).

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Chỉ tiêu này cho biết công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi nhanh nhất để đảm bảo thanh toán ngay cho các khoản nợ ngắn hạn.

Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Khả năng thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn

Hệ số này nói lên tình trạng tài chính ngắn hạn của một DN có lành mạnh không.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Khả năng thanh toán nhanh là thước đo về khả năng trả nợ ngay của doanh nghiệp.

Tiền và các khoản tương đương tiền Khả năng thanh toán tức thời =

Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết khả năng về tiền mặt và các loại tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt một cách nhanh chóng (trong vòng 3 tháng) để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Thông thường hệ số thanh toán tức thời lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, nếu nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ. Tuy nhiên, nếu việc hệ số này quá cao lại phản ánh một tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay vốn chậm, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Hệ số nợ

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp vào các chủ nợ.

Tổng nợ phải trả Hệ số nợ =

Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng vốn kinh doanh thì có bao nhiêu đồng nợ phải trả hay nói cách khác dùng để xét tình hình tài sản của doanh nghiệp được huy động từ bên ngoài là chủ yếu hay từ nguồn vốn chủ sỡ hữu là chủ yếu. Nếu nguồn tài sản của doanh nghiệp chủ yếu là huy động từ bên ngoài sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro nhưng lại là bất lợi cho doanh nghiệp vì như vậy khả năng thanh toán tự chủ về tài chính của doanh nghiệp kém. Do vậy các doanh nghiệp luôn muốn duy trì hệ số nợ ở mức có thể hoạt động tốt.

Hệ số đảm bảo nợ

Cùng với chỉ tiêu hệ số nợ, chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức độ tự chủ về vốn doanh nghiệp.

VCSH Hệ số đảm bảo nợ =

Nợ phải trả

Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng nợ phải trả được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng VCSH. Hệ số đảm bảo nợ càng lớn chứng tỏ vốn tự có của doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp độc lập với các chủ nợ trong hoạt động kinh doanh.

Hệ số đảm bảo nợ nhỏ phản ánh vốn chủ sỡ hữu của doanh nghiệp không đảm bảo chắc chắn với các khoản nợ phải trả nhưng nằm trong khoảng 0,5 đến 1 thì vẫn có thể chấp nhận được, bởi khi xảy ra rủi ro thì nguồn VCSH vẫn có khả năng chi trả một phần nợ.

Tóm tắt chương 1

Trong chương 1, đã khái quát được một số khái niệm cơ bản và vai trò của kế toán công nợ; khái niệm, nguyên tắc và nhiệm vụ kế toán các khoản phải thu, phải trả, đặc biệt tập trung vào các khoản phải thu khách hàng, phải trả nhà cung cấp và cách thức hạch toán tài khoản. Đồng thời đưa ra những chỉ tiêu để phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp tạo cơ sở tiền đề để phân tích ở chương sau.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Kế toán công nợ và phân tích khả năng thanh toán tại công ty cổ phần Dược TW Medipharco -Tenamyd (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)