CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG KẾ TOÁN PHẢI THU KHÁCH HÀNG, PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TW MEDIPHARCO - TENAMYD
2.1 Gi ới thiệu chung về công ty cổ phần dược TW
2.1.3 Các nguồn lực của công ty năm 2015
2.1.3.1 Tình hình lao động công ty năm 2015
Lao động là nguồn lực có ý nghĩa quan trọng đối với một doanh nghiệp, là yếu tố then chốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Quy mô lao động thể hiện quy mô của công ty và chất lượng lao động thể hiện tính hiệu quả của công việc. Trong điều kiện hiện nay, khi khoa học kỹ thuật đang phát triển mạnh mẽ, nhu cầu lao động có xu hướng giảm về số lượng nhưng yêu cầu về trình độ và chất lượng lao động thì không ngừng tăng lên. Doanh nghiệp khó có thể phát triển tốt nếu đội ngũ lao động có trình độ thấp kém, thiếu năng lực. Nhận biết được tầm quan trọng đó, Công ty Cổ phần Dược TW Medipharco - Tenamyd luôn chú trọng trong việc xây dựng đội ngũ lao động có trình độ cao, năng động, sáng tạo trong công việc, phẩm chất, nhân cách tốt.
Để thấy rõ việc sử dụng lao động có hợp lý hay không cần phân tích tình hình lao động của công ty qua trong năm 2015.
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC TỔNG HỢP
Các Chi nhánh
Bộ phận
kho
Phòng kinh doanh thị trường PHÓ TỔNG GIÁM
ĐỐC SẢN XUẤT
Phòng
Tổ chức – Tài chính Các xưởng
sản xuất
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty Cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd năm 2015
Đơn vị tính: Người
Chỉ tiêu Giá trị %
Tổng số lao động 215 100
I. Phân theo giới tính
1. Nam 97 45,12
2. Nữ 118 54,88
II. Phân theo trình độ chuyên môn
1. Trên Đại học 4 1,86
2. Đại học 74 34,42
3. Cao đẳng, Trung cấp 106 49,3
4. Công nhân 31 14,42
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ của Công ty CP Dược TW Medipharco – Tenamyd năm 2015)
Tổng số công nhân viên của công ty tại ngày 31/12/2015 là 215 người. Để có thể thấy rõ hơn về tình hình lao động của công ty, ta có thể xem xét qua các chỉ tiêu sau:
* Xét theo giới tính: Do tính chất công việc ở công ty là hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuốc và các sản phẩm y tế, đây là mặt hàng đặc biệt chú trọng đến các vấn đề như vệ sinh, an toàn, cẩn thận, chi tiết…cùng với việc bán hàng tại các hiệu thuốc thì phù hợp với Nữ giới nên tỉ lệ lao động Nữ lớn hơn tỉ lệ lao động Nam.
Cụ thể trong năm 2015 số lao động Nam là 97 người chiếm 45,12%, còn lao động nữ là 118 người chiếm tỷ trọng 54,88%.
* Xét theo trình độ văn hoá: Số lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chiếm tỷ trọng lớn, cho thấy lao động ở công ty có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng phù hợp với nhu cầu công việc. Năm 2015 số lao động có trình độ Đại học chiếm 34,42% tổng số lao động, số lao động trình độ Cao đẳng và Trung cấp chiếm 49,30%
tổng số lao động.
Như vậy, qua quá trình phân tích trên ta thấy công nhân có tay nghề và được đào tạo chiếm tỷ trọng lớn góp phần vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế đang ngày càng phát triển trong và ngoài nước, trình độ
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
chuyên môn của cán bộ công nhân viên của công ty còn chưa đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ mở cửa hội nhập, với số lao động trên đại học chiếm tỷ trọng quá nhỏ, chỉ dưới 2%. Một cơ cấu lao động như vậy sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho công ty trong việc thực hiện các chuẩn mực GPs và phát triển theo đường lối Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá ngành Dược.
2.1.3.2 Tình hình tài sản của công ty năm 2015
Tài sản luôn là yếu tố đầu vào quan trọng, tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quy mô của tài sản thể hiện khả năng, tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp.
Cơ cấu tài sản là chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản của doanh nghiệp. Để phân tích cơ cấu và biến động tài sản của công ty chúng ta cùng nghiên cứu bảng số liệu và biểu đồ sau đây.
Biểu đồ 2.1 : Cơ cấu tài sản của công ty năm 2015
Cơ cấu tổng tài sản của công ty năm 2015 chủ yếu phụ thuộc vào tài sản ngắn hạn với mức giá trị 383.468.887.873 đồng, chiếm tỉ trọng 86,36%. Trong khi đó, tài sản dài hạn trong công ty chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số tài sản, chiếm 13,64%.
Nhìn vào bảng 2.2, ta thấy tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty, trong đó chiếm tỷ trọng cao trong nhóm tài sản ngắn hạn là chỉ tiêu Các khoản phải thu và Hàng tồn kho. Vì vậy mà sự biến động của tài sản ngắn hạn về mặt tuyệt đối chủ yếu chịu sự tác động của hai chỉ tiêu là hàng tồn kho và khoản phải thu, còn hai khoản mục còn lại là Tiền và tương đương tiền, Tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng khá nhỏ.
86%
14%
Năm 2015
TÀI SẢN NGẮN HẠN TÀI SẢN DÀI HẠN
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Bảng 2.2: Tình hình tài sản của Công ty Cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd năm 2015
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2015
GT %
TÀI SẢN
A. Tài sản ngắn hạn 383.468.887.873 86,36
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 12.822.441.628 3,34 II. Các khoản phải thu ngắn hạn 149.026.276.045 38,86
1. Phải thu khách hàng 147.489.632.715 98,97
2.Trả trước cho người bán 871.720.000 0,58
3.Các khoản phải thu khác 64.923.330 0,04
III. Hàng tồn kho 216.896.540.104 56,56
IV. TSNH khác 4.723.630.096 1,23
1. Thuế GTGT được khấu trừ 4.717.255.619 99,87
2.Thuế và các khoản phải thu Nhà Nước 6.374.477 0,13
3. TSNH khác 0 0,00
4. Chi phí trả trước ngắn hạn 0 0,00
B. Tài sản dài hạn 60.558.163.731 13,64
I. Tài sản cố định 24.455.522.105 40,38
1. TSCĐ hữu hình 24.455.522.105 100,00
2. TSCĐ vô hình 0 0,00
II. Các khoản đầu tư dài hạn 36.000.000.000 59,45
III. TSDH khác 102.641.626 0,17
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 444.027.051.604 100,00 (Nguồn: Bảng CĐKT Công ty CP Dược TW Medipharco – Tenamyd năm 2015)
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Vốn bằng tiền tại công ty năm 2015 là gần 13 tỷ, chiếm tỷ trọng 3,34%. Tiền và tương đương tiền chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản giúp công ty chủ động trong sản xuất kinh doanh, có khả năng thanh toán tốt hơn, nhưng nếu vốn bằng tiền quá lớn sẽ làm vòng quay của tài sản chậm, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Ngược lại, nếu dự trữ ít quá cũng sẽ không đảm bảo được khả năng thanh toán. Trong trường hợp của công ty, so với tổng tài sản thì vốn bằng tiền của công ty lại chiếm tỷ trọng không lớn, chứng tỏ công ty vẫn chưa đảm bảo khả năng thanh toán ở mức an toàn. Vì vậy để giải quyết vấn đề này chắc chắn công ty phải huy động vốn từ nguồn khác. Công ty cần xác định được lượng tiền dự trữ phù hợp, đảm bảo cho công ty thực hiện tốt việc thanh toán các khoản nợ tới hạn hay các khoản phải thanh toán tức thời nhằm giữ uy tín đối với bạn hàng.
Các khoản phải thu là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn trong nhóm TSNH. Trong năm 2015, khoản mục này đạt giá trị 149 tỷ, chiếm tỷ trọng 38,86%. Khoản phải thu của công ty khá cao ảnh hưởng đến chính sách thu hồi nợ và tình trạng chiếm dụng vốn. Do vậy, công ty cần nâng cao chính sách thu hồi nợ, thắt chặt chính sách bán chịu và cải thiện tình trạng bị chiếm dụng vốn, đảm bảo cho tình hình tài chính, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Hàng tồn kho là tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong mục TSNH, trong năm nghiên cứu, khoản mục này đạt gần 217 tỷ, chiếm tỷ trọng 56,56%. Việc tích trữ quá nhiều hàng tồn kho có thể sẽ gây khó khăn cho công ty, làm cho lượng vốn bị ứ đọng, dẫn đến lãng phí vốn cho hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn và khả năng thanh toán của công ty. Bên cạnh đó, sản phẩm của công ty phần lớn là dược phẩm, nên quá trình bảo quản sẽ tốn kém chi phí lớn, rất dễ ảnh hưởng đến chất lượng và khó có thể tiêu thụ được khi tồn kho quá lâu, do đó công ty cần có chính sách hợp lý để nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm.
Năm 2015, giá trị TSDH là 61 tỷ chiếm 13,64% tổng giá trị tài sản và được cấu thành hoàn toàn từ tài sản cố định hữu hình. Các khoản phải thu dài hạn trong năm 2015 cũng không có, cho thấy chính sách bán chịu của công ty là chỉ trong ngắn hạn, công ty không bị các công ty khác chiếm dụng vốn trong dài hạn. Nhưng nếu chính sách bán chịu bị thắt chặt thì cũng ảnh hưởng phần nào đến doanh thu của doanh nghiệp
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Nhìn chung, trong tổng tài sản của công ty, TSNH chiếm tỷ trọng rất cao so với TSDH. Việc phân tích này cho thấy, tình hình phân bổ tài sản công ty còn có nhiều chênh lệch, khoản phải thu của công ty còn quá lớn, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn.
2.1.3.3 Tình hình nguồn vốn của công ty năm 2015
Bên cạnh việc phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản, nguồn vốn để đánh giá khả năng tự trả nợ về mặt tài chính công ty, xác định mức độ độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh hoặc những khó khăn mà công ty gặp phải trong việc khai thác nguồn vốn.
Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu nguồn vốn của công ty năm 2015
Cơ cấu nguồn vốn là chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp. Nguồn vốn hay nguồn hình thành, nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp bao gồm nhiều nguồn khác nhau. Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty năm 2015, chiếm tỷ trọng lớn là chỉ tiêu Nợ phải trả với 89,34%, Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chỉ chiếm 10,66%. Thường thì tỷ trọng của nợ phải trả luôn lớn hơn VCSH. Nhưng với trường hợp của công ty thì lớn hơn quá cao cho thấy công ty phải đối mặt với rủi ro tài chính cao, công ty có thể sử dụng đòn bẩy tài chính và lá chắn thuế để đem lại lợi nhuận cho cổ đông thường nhưng với mức độ rủi ro khá cao. Để thấy rõ hơn tình hình nguồn vốn của công ty, ta đi vào phân tích cụ thể từng nguồn vốn tài trợ cho tài sản của công ty:
89%
11%
Năm 2015
NỢ PHẢI TRẢ NGUỒN VCSH
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Bảng 2.3: Tình hình nguồn vốn của Công ty Cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd năm 2015
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2015
GT %
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ 396.696.272.091 89,34
I. Nợ ngắn hạn 382.538.358.911 96,43
1. Vay và nợ ngắn hạn 260.922.774.297 68,21
2. Phải trả người bán 111.398.779.889 29,12
3. Người mua trả tiền trước 4.553.136.751 1,19
4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 460.269.210 0,12
5.Phải trả người lao động 2.560.909.999 0,67
6. Chi phí phải trả 459256894 0,12
7. Các khoản phải trả, phải nộp khác 229.252.502 0,06
8. Quỹ khen thưởng phúc lợi 1.953.979.369 0,51
II. Nợ dài hạn 14.157.913.180 3,57
1. Vay và nợ dài hạn 14.157.913.180 100,00
B. NGUỒN VCSH 47.330.779.513 10,66
TỔNG CỘNG 444.027.051.604 100,00
(Nguồn: Bảng CĐKT Công ty CP Dược TW Medipharco – Tenamyd năm 2015)
Nợ phải trả
Bảng số liệu 2.3 cho thấy nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn, trong đó phần lớn là khoản mục Vay và nợ ngắn hạn, chiếm tỷ trọng 68,21%.
Khoản nợ vay này chủ yếu là từ các khoản nợ với các ngân hàng thương mại. Việc này cho thấy trong năm 2015, công ty đã phụ thuộc khá nhiều về tài chính vào các tổ chức tín dụng, đây có thể xem là một tín hiệu không tốt.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Khoản mục Phải trả người bán cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nợ phải trả với 29,12%. Chỉ tiêu này không quá cao chứng tỏ công ty giữ uy tín trên thị trường và khiến đối tác tin tưởng nhưng đây không hoàn toàn là tín hiệu tốt do công ty có thể gặp bất lợi trong vấn đề chiếm dụng vốn.
Nợ dài hạn của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng nguồn vốn, chỉ chiếm 3,57%, khoản nợ này hình thành từ khoản vay dài hạn Ngân hàng Ngoại thương – CN Huế với hơn 14 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu
Nguồn VCSH của công ty chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn, chỉ chiếm 10,66%, khá nhỏ so với Nợ phải trả, cho thấy công ty yếu trong khả năng tự chủ về mặt tài chính, bị chi phối nhiều từ các chủ nợ, nhà cung cấp…
Qua việc phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn ta thấy Nợ phải trả chiếm quá nhiều so với Nguồn VCSH cho thấy công ty đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, nên công ty có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ. Nợ phải trả quá nhiều có thể làm cho công ty trả nợ không đúng hạn làm giảm uy tín của công ty. Tuy nhiên, việc sử dụng nợ cũng có một ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, công ty cần phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất. Đồng thời, công ty cần xem xét điều chỉnh cơ cấu nợ phải trả và Nguồn VCSH trong tổng nguồn vốn sao cho hợp lý để nâng cao khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty.
2.1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2013 - 2015
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh của đơn vị qua một kỳ kế toán, nó phản ánh toàn bộ giá trị về sản phẩm, lao động mà đơn vị đã thực hiện được trong kỳ và phần chi phí tương xứng tạo ra để tạo nên kết quả đó. Kết quả kinh doanh của đơn vị là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh chịu sự tác động của nhiều nhân tố nên nó rất được quan tâm. Báo cáo còn được sử dụng như một bảng hướng dẫn để xem xét doanh nghiệp sẽ hoạt động thế nào trong tương lai.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Bảng 2.4: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược TW Medipharco–
Tenamyd qua 3 năm (2013 - 2015)
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
1. Doanh thu BH & CCDV 612.288.313.983 718.194.242.158 801.081.371.892 105.905.928.175 17,30 82.887.129.734 11,54 2. Các khoản giảm trừ 10.471.772.701 7.252.183.779 4.215.660.117 (3.219.588.922) (30,75) (3.036.523.662) (41,87) 3. Doanh thu thuần 601.816.541.282 710.942.058.379 796.865.711.775 109.125.517.097 18,13 85.923.653.396 12,09 4. Giá vốn hàng bán 527.137.602.775 637.229.982.579 735.229.802.484 110.092.379.804 20,88 97.999.819.905 15,38 5. Lợi nhuận gộp 74.678.938.507 73.712.075.782 61.635.909.291 (966.862.725) (1,29) (12.076.166.491) (16,38) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 787.258.525 669.696.852 236.559.356 (117.561.673) (14,93) (433.137.496) (64,68) 7. Chi phí tài chính 31.276.902.680 25.222.127.358 19.541.806.505 (6.054.775.322) (19,36) (5.680.320.853) (22,52) Trong đó: chi phí lãi vay 23.959.102.318 24.278.124.237 19 366 965 076 319.021.919 1,33 (4.911.159.161) (20,23) 8. Chi phí bán hàng 19.851.622.291 20.664.725.221 17.697.899.918 813.102.930 4,10 (2.966.825.303) (14,36) 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 17.640.332.671 24.249.141.423 19.192.602.622 6.608.808.752 37,46 (5.056.538.801) (20,85) 10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 6.697.339.390 4.245.778.632 5.440.159.602 (2.451.560.758) (36,60) 1.194.380.970 28,13 11. Thu nhập khác 2.400.000.000 4.936.303.217 181.359.840 2.536.303.217 105,68 (4.754.943.377) (96,33)
12. Chi phí khác 0 0 0 0 0,00 0 0,00
13. Lợi nhuận khác 2.400.000.000 4.936.303.217 181.359.840 2.536.303.217 105,68 (4.754.943.377) (96,33) 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 9.097.339.390 9.182.081.849 5.621.519.442 84.742.459 0,93 (3.560.562.407) (38,78) 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 1.631.998.734 1.426.058.007 1.240.228.992 (205.940.727) (12,62) (185.829.015) (13,03)
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 46.400.000 (46.400.000( (100) 0 0,00
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 7.418.940.656 7.756.023.842 4.381.290.450 337.083.186 4,54 (3.374.733.392) (43,51)
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 2.477 2.589 0 112 4,52 (2.589) (100)
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của Công ty CP Dược TW Medipharco – Tenamyd qua 3 năm 2013 - 2015)
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
a. Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần
Trong giai đoạn 2013 – 2015, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty không ngừng tăng lên. Cụ thể, năm 2014, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 718 tỷ đồng, tăng hơn 106 tỷ đồng so với năm 2013 tương ứng tăng 17,30%, tốc độ tăng trưởng vượt bậc cho thấy một năm ăn nên làm ra của công ty. Sang năm 2015, doanh thu có tiếp tục tăng trưởng khi đạt giá trị 801 tỷ đồng, tăng thêm 83 tỷ đồng ứng tốc độ tăng trưởng 11,54% so với năm 2014. Nguyên nhân làm cho chỉ tiêu này tăng là khối lượng sản phẩm sản xuất được tiêu thụ mạnh dẫn đến doanh thu bán hàng tăng kéo theo doanh thu thuần tăng. Mặt hàng công ty sản xuất là mặt hàng đặc thù quan trọng trong xã hội nên nhờ chính phủ có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước để bình ổn giá, thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa thuận tiện, doanh số trong bán ra trong năm đảm bảo. Bên cạnh đó các công ty Dược ngày càng nhiều, có sự cạnh tranh trong thị trường, sức bán giảm…nhưng nhờ công ty có những chính sách bán hàng kịp thời tùy vào từng thời điểm, theo thị trường, thị trường cần gì để đưa ra chính sách phù hợp như: chương trình khuyến mãi tăng kèm các mặt hàng thứ yếu khác, hay mua nhiều thì tặng thêm hàng, hoặc giảm giá tiền hàng, đưa ra chính sách tích lũy điểm để nhận quà hay tiền mặt,…nên doanh thu vẫn tăng.
Các khoản giảm trừ doanh thu của công ty năm 2013 là 610 tỷ. Năm 2014 thì con số này là 7,3 tỷ, giảm 3 tỷ tương ứng tốc độ giảm 30,75%. Đến năm 2015 chỉ tiêu này tiếp tục giảm mạnh xuống còn 4,2 tỷ tức đã giảm 41,87% so với năm 2014 . Khoản giảm trừ doanh thu phần lớn là do công ty phải nhận lại những lô hàng không đảm bảo chất lượng, biến động giảm liên tiếp qua các năm của khoản mục này chứng tỏ công tác bảo quản sản phẩm của công ty là đã được cải thiện, tránh được có những thiệt hại lớn ảnh hưởng đến doanh thu.
Do tổng doanh thu tăng nên doanh thu thuần của công ty cũng tăng qua các năm.
Năm 2013, doanh thu thuần của công ty là 602 tỷ đồng thì qua năm 2014, giá trị này đã đạt 711 tỷ đồng, đã tăng so với năm 2014 với giá trị tuyệt đối là 109 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng 18,13%. Trong năm 2015, khoản mục này tiếp tục tăng thêm 86 tỷ đồng ứng với số tương đối tăng 12,09% và đạt giá trị 797 tỷ đồng. Sự tăng mạnh của doanh thu cũng như biến động giảm đáng kể của các khoản giảm trừ là nguyên nhân
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế