CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG KẾ TOÁN PHẢI THU KHÁCH HÀNG, PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TW MEDIPHARCO - TENAMYD
2.3 Phân tích khả năng thanh toán của công ty
2.3.1 Phân tích tình hình bi ến động và cơ cấu các khoản phải thu của công ty
Các khoản phải thu của công ty bao gồm: Phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, thuế GTGT được khấu trừ, chi phí trả trước ngắn hạn, phải thu khác…Các khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn.
Bảng số liệu 2.5 cho ta thấy, khoản phải thu của công ty qua 3 năm có sự biến động không ổn định, cụ thể: các khoản phải thu năm 2014 so với năm 2013 giảm 72 tỷ, tương ứng tốc độ giảm 33,49%. Năm 2015 chỉ tiêu này đạt 153 tỷ, tức đã tăng 10 tỷ so với năm 2014, tương ứng tốc độ tăng 7%. Sự biến động của mục khoản phải thu chịu sự ảnh hưởng của tất cả các chỉ tiêu khoản phải thu.
Khoản phải thu khách hàng của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản phải thu. Đây là những khoản tiền mà khách hàng mua hàng hóa của công ty còn nợ. Năm 2014 khoản phải thu khách hàng là 138 tỷ, chiếm tỷ trọng 96,50%, giảm 73 tỷ tương ứng tốc độ giảm 34,53% so với năm 2013. Các khoản phải thu năm 2014 giảm một lượng lớn như vậy chủ yếu là do sự giảm xuống của chỉ tiêu phải thu khách hàng. Đây là một biến động lớn về khoản phải thu tại công ty, thể hiện lượng khách hàng của công ty có sự giảm sút. Nhưng khoản phải thu giảm cũng có thể xem là một dấu hiệu tốt, điều này cho thấy chính sách thu hồi nợ của công ty tốt, chính sách bán chịu đã được thắt chặt, và tình trạng bị chiếm dụng vốn đã được cải thiện, đảm bảo cho tình hình tài chính, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Sang năm 2015 thì khoản phải thu khách hàng đạt giá trị 147 tỷ, chiếm tỷ trọng 98,97% và tăng 9 tỷ tương ứng tốc độ tăng 6,78% so với năm 2014. Các khoản phải thu năm 2015 tăng nhẹ cho thấy khả năng thu hồi nợ của công ty có chiều hướng xấu hơn năm 2014.
Khoản trả trước cho người bán là khoản tiền mà doanh nghiệp đặt cọc trước cho người bán nhằm đảm bảo với nhà cung cấp. Năm 2014 so với năm 2013 khoản này giảm gần 2 tỷ tương ứng tốc độ giảm 59,83%. Việc tăng khoản ứng trước cũng không phải là dấu hiệu tốt, dễ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn, công ty nên hạn chế lại.
Năm 2015 thì khoản này lại tiếp tục giảm hơn 200 triệu, tương ứng tốc độ giảm 21,31%. Việc giảm liên tục các khoản ứng trước cho thấy công ty có khả năng chiếm dụng vốn tốt, tình trạng này có xu hướng tiếp diễn có thể xem là dấu hiệu tốt.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Bảng 2.5: Tình hình các khoản phải thu của Công ty Cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd qua 3 năm (2013 - 2015)
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh
GT % GT % GT % Năm 2014/2013 Năm 2015/2014
+/- % +/- %
KHOẢN PHẢI THU
1. Phải thu khách hàng 210.959.576.396 98,03 138.124.457.628 96,50 147.489.632.715 98,97 (72.835.118.768) (34,53) 9.365.175.087 6,78 2.Trả trước cho người bán 2.757.646.102 1,28 1.107.765.920 0,77 871.720.000 0,58 (1.649.880.182) (59,83) (236.045.920) (21,31) 3. Các khoản phải thu khác 41.228.800 0,02 3.143.241 0,00 64.923.330 0,04 (38.085.559) (92,38) 61.780.089 1965,49 4. Thuế GTGT được khấu trừ 1.435.463.410 0,67 3.895.874.619 2,72 4.717.255.619 99,87 2.460.411.209 171,40 821.381.000 21,08
5. TSNH khác 463.474.777 0,22 169.244.948 0,12 0 0,00 (294.229.829) (63,48) (169.244.948) (100)
TỔNG CỘNG 215.193.914.708 100 143.131.241.408 100 153.143.531.664 199 (72.062.673.300) (33,49) 10.012.290.256 7,00
(Nguồn: Bảng CĐKT Công ty CP Dược TW Medipharco - Tenamyd qua 3 năm 2013 - 2015)
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Thuế GTGT là khoản thuế mà doanh nghiệp được khấu trừ. Tại công ty có các nghiệp vụ xuất khẩu hàng nhưng chủ yếu vẫn là sản xuất bán phục vụ trong nước, và thuế GTGT dành cho các sản phẩm của công ty là 5%. So với năm 2013, năm 2014 khoản thuế được khấu trừ này tăng mạnh, tăng 171,40%, năm 2015 tiếp tục tăng, đạt giá trị gần 5 tỷ ứng với tốc độ tăng 21,08% so với năm trước. Đây là những khoản thuế mà công ty chưa được hoàn lại. Nguyên nhân khoản thuế này vẫn còn là do lượng hàng hóa công ty mua vào nhiều nhưng lượng tồn kho còn nhiều, do đó khoản này công ty vẫn chưa thu hồi được.
Khoản TSNH khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong các khoản phải thu và có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể năm 2013 chỉ tiêu này đạt giá trị là 463 triệu chiếm tỷ trọng 0,22%, sang năm 2014 là 169 triệu chiếm 0,12% tức đã giảm 294 triệu tương ứng tốc độ giảm 63,48% , và đến năm 2015 giá trị này đã giảm hoàn toàn, đạt mức 0.
Bên cạnh đó, các khoản phải thu khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ, không đáng kể.
Năm 2014 giá trị này giảm so với năm 2013 là 38 triệu, tương ứng tốc độ giảm 92,38%. Việc giảm mạnh này cho thấy công ty thực hiện tốt ở khâu thu hồi và xử lý kịp thời tình hình ứ đọng vốn. Sang năm 2015 thì khoản này đã tăng thêm 61 triệu và đạt giá trị 65 triệu tương ứng tốc độ tăng rất cao 1965,49% so với năm trước đó.
Để phân tích rõ hơn tình hình thu hồi các khoản phải thu, ta tiến hành xem xét các chỉ tiêu sau qua bảng số liệu 2.6
Tỷ lệ khoản phải thu so với khoản phải trả
Tỷ lệ khoản phải thu so với khoản phải trả không có nhiều biến động qua 3 năm 2013 - 2105. Năm 2013, tỷ lệ này là 59,29%, năm 2014 chỉ tiêu này đạt giá trị 44,50%, và đến năm 2015 là 38,96%. Như vậy, qua 3 năm tỷ lệ phải thu so với khoản phải trả nhỏ hơn 1, chứng tỏ công ty đã thực hiện tốt công tác thu hồi nợ và đã chiếm dụng được vốn từ bên ngoài.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu đánh giá khoản phải thu
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014
(+/-) % (+/-) %
1. Các khoản phải thu VNĐ 213.758.451.298 139.235.366.789 149.026.276.045 (74.523.084.509) (34,86) 9.790.909.256 7,03 2. Các khoản phải trả VNĐ 360.522.524.347 312.890.979.018 382.538.358.911 (47.631.545.329) (13,21) 69.647.379.893 22,26 3. Doanh thu thuần VNĐ 601.816.541.282 710.942.058.379 796.865.711.775 109.125.517.097 18,13 85.923.653.396 12,09 4. Các khoản phải thu bình quân VNĐ 176.496.909.044 144.130.821.417 176.496.909.044 (32.366.087.627) (18,34)
5. Tỷ lệ KPThu so với KP Trả % 59,29 44,50 38,96 (14,79) (5,54)
6. Số vòng quay khoản phải thu Vòng 4,03 5,53 4,03 1,59
7. Kỳ thu tiền bình quân (DOS) Ngày 89,37 65,11 89,37 (24,26)
(Nguồn: Bảng CĐKT Công ty CP Dược TW Medipharco -Tenamyd qua 3 năm 2013 - 2015)
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Số vòng quay các khoản phải thu
Số vòng quay khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp, được xác định bằng mối quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu thuần và số dư bình quân các khoản phải thu. Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty. Nói chung, hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất và ngược lại.
Trong năm 2014, số vòng quay các khoản phải thu là 4,03 vòng, con số này nói lên rằng trong 4,03 đồng doanh thu tạo ra, công ty có 1 đồng phải thu khách hàng. Đến năm 2015, số vòng quay này tăng lên thành 5,53 vòng. Nguyên nhân là do năm 2015, doanh thu thuần của công ty tăng so với năm 2014 với tốc độ tăng trưởng 12,09%, bên cạnh đó, các khoản phải thu bình quân trong năm này lại giảm so với năm trước với tốc độ giảm 18,34%, cả hai yếu tố này đã làm cho vòng quay khoản phải thu năm 2015 nhanh hơn năm 2014 1,59 vòng. Số vòng quay khoản phải thu có xu hướng tăng vào năm 2015 chứng tỏ doanh nghiệp có tốc độ thu hồi nợ tốt hơn năm trước.
Tuy nhiên, nhìn chung tỷ lệ này vẫn còn khá thấp chứng tỏ công ty có tốc độ thu hồi vốn chậm, do đó công ty cần nâng cao hơn nữa khả năng thu hồi nợ của mình, thắt chặt tín dụng và chính sách bán chịu một cách phù hợp, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn.
Kỳ thu tiền bình quân (DOS)
Kỳ thu tiền bình quân cho biết để 1 vòng quay khoản phải thu chuyển thành tiền thì mất bao nhiêu ngày, giá trị này càng nhỏ chứng tỏ khả năng thu hồi nợ càng nhanh.
Chỉ tiêu này giai đoạn 2014 – 2015 biến động tỉ lệ nghịch với số vòng quay các khoản phải thu. Cụ thể, kỳ thu tiền bình quân của công ty giảm từ 89,37 ngày trong năm 2014 xuống còn 65,11 ngày vào năm 2015, có nghĩa là để thu hồi các khoản phải thu của mình, trong năm 2014 và 2015 công ty mất bình quân lần lượt là 89,37 ngày và 65,11 ngày. Hệ số này giảm mạnh là dấu hiệu rất tốt của công ty, nó chỉ ra rằng thời
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
gian số vốn công ty bị chiếm dụng năm 2015 ngắn hơn 24,26 ngày so với năm 2014, việc thu hồi nợ ở công ty đang diễn ra tương đối tốt.
Mặc dù có sự cải thiện trong năm 2015 nhưng hệ số kỳ thu tiền bình quân của công ty vẫn đang ở mức cao, có thể thấy tình hình thu hồi nợ của công ty có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt khá thấp, các khoản thu vẫn bị kéo dài khó thu hồi. Dù đã có biến động tích cực trong năm 2015 nhưng công ty vẫn cần có các biện pháp để rút ngắn hơn nữa thời gian thu hồi khoản phải thu để công ty chủ động hơn trong tài chính.